Blue Sapphire Resort Vũng Tàu là một trong những dự án nổi bật ở thành phố biển Vũng Tàu. Blue Sapphire Resort được giới thiệu là là dự án bất động sản nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên ở Vũng Tàu cách TP.HCM 2 giờ đi xe.
Dự án tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích đất 76.905,3m2, trong đó diện tích xây dựng là 18.310 m2 với hai chức năng chính là hệ thống dịch vụ cho resort quốc tế 5 sao và hệ thống các công trình nghỉ dưỡng. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
Dự án cung cấp ra thị trường 150 phòng khách sạn, 36 biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp hướng biển có hồ bơi và 2 block căn hộ với 390 căn hộ biển. Trong nhiều bài giới thiệu trên mạng xã hội, giá căn hộ Blue Sapphire Resort Vũng Tàu khoảng 21-22 triệu đồng/m2, còn biệt thự thì lên tới triệu đô.
Blue Sapphire Resort Vũng Tàu có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Du lịch Đầu tư Xây dựng Châu Á (Cotec Asia). Hiện tại, Cotec Asia đang là “điểm nóng” của thị trường bất động sản khi vừa khiến danh sách các công ty không thanh toán nổi trái phiếu đến hạn dài ra trông thấy.
Từ đây, những bất ổn của Cotec Asia cũng như đợt phát hành lô trái phiếu 600 tỷ đồng của Cotec Asia được hé lộ.
Thứ nhất: Chậm thanh toán trái phiếu
Tuần trước, HNX đã công bố công văn của Cotec Asia đề cập đến lô trái phiếu CTACH2123001 do Cotec Asia phát hành trong ngày 31/3/2021. Với kỳ hạn 2 năm, 31/3/2023 là thời hạn mà Cotec Asia phải thanh toán cả vốn lẫn lãi. Tuy nhiên, công ty chỉ trả được lãi, còn nợ gốc 600 tỷ đồng thì không thanh toán hết, vẫn nợ gần 467 tỷ đồng.
Cotec Asia chỉ giải thích lý do của việc chậm trễ là “Tổ chức phát hành chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán”. Cotec Asia không nhắc đến việc công ty và trái chủ có đàm phán với nhau và thời hạn thanh toán là như thế nào.
Thứ hai: Cotec Asia âm vốn mà sao TVSI và VCB vẫn tham gia thu xếp vốn. Giờ Cotec Asia chậm thanh toán, hai bác này có trách nhiệm gì không?
Có bác nào hiểu rõ về các quy định phát hành trái phiếu, cũng như các bên liên quan hay không? Chắc phải có chứ. Vì rõ rang trong lô trái phiếu này, sức khỏe của Cotec Asia đã lộ rõ ngay từ thời điểm trước khi lô trái phiếu phát hành công ty.
Cụ thể là, trong lô trái phiếu này, Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đóng vai trò Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán và Đại lý phát hành; Đại lý đăng ký lưu ký và đại lý thanh toán. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Tân Định đóng vai trò Tổ chức quản lý tài sản đảm bảo và Tổ chức quản lý tài khoản.
Hay nói nôm na, TVSI và VCB cùng tham gia quá trình thu xếp vốn cho Cotec Asia. Và em tin chắc rằng cả hai đều nắm rõ bức tranh tài chính siêu u ám của Cotec Asia. Không hiểu vì sao cả hai vẫn gật đầu giúp đỡ để thương vụ phát hành diễn ra suôn sẻ, mang về cho Cotec Asia tận 600 tỷ đồng dù tại ngày 31/12/2020, Cotec Asia âm vốn chủ sở hữu tới 297 tỷ đồng.
Thứ ba: Bức trai tài chính Cotec Asia siêu u ám
Để làm rõ hơn bức tranh tài chính siêu u ám của Cotec Asia trước thềm phát hành trái phiếu, em nêu một số con số.
Từ năm 2017 đến năm 2020, công ty chứng kiến doanh thu liên tục trượt dốc, từ 93,1 tỷ đồng (năm 2017) xuống 38,7 tỷ đồng (năm 2018), 6,2 tỷ đồng (năm 2019) và 4 tỷ đồng (năm 2020).
Kết quả là công ty lần lượt thua lỗ 59,6 tỷ đồng (năm 2017), 36,1 tỷ đồng (năm 2018), 22,8 tỷ đồng (năm 2019) và 31,3 tỷ đồng (năm 2020). Tại ngày 31/12/2020, Cotec Asia âm vốn chủ sở hữu 297 tỷ đồng.
Thua lỗ, âm vốn nhưng Cotec Asia lại có nợ nần siêu to khổng lồ.
Hồi cuối năm 2017, nợ phải trả của công ty lên đến 470 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu là 103 tỷ đồng. Như vậy, nợ cao gấp 4,6 lần vốn. 4,6 là mức chênh lệch rất cao nhưng càng về sau, mức chênh này càng được “thổi” lên mạnh hơn.
Sau năm 2017, vốn thụt lùi nhưng nợ phải trả lại tăng, lần lượt đạt 525 tỷ đồng (năm 2018), 986 tỷ đồng (năm 2019). Nghĩa là chưa cần phải tính tới lô trái phiếu 600 tỷ đồng, nợ tại Cotec Asia đã cao gấp 13 lần vốn.
Tới năm 2020, công ty âm vốn nên không so sánh được, chỉ biết rằng nợ phải trả tăng tiếp lên 1.061 tỷ đồng (năm 2020) và 1.986 tỷ đồng (năm 2021).