Giá bất động sản ở Hamptons phá kỷ lục khi giới nhà giàu ở thành phố New York chạy ra bãi biển
"Sự gia tăng ở Hamptons xảy ra khi hàng trăm nghìn người New York chạy khỏi thành phố trong đại dịch coronavirus và tìm kiếm những ngôi nhà có nhiều không gian hơn bên ngoài thành phố.
Mặc dù không rõ có bao nhiêu người New York sẽ quay trở lại thành phố và chuyến bay của những người giàu có sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế New York lâu dài hơn, nhưng đại dịch đã vẽ lại cảnh quan bất động sản đô thị một cách đáng kể.
Thung lũng Hudson, phía tây Connecticut và Hamptons đều có doanh số tăng vọt trong quý 3, trong khi Manhattan giảm 46% doanh thu .
Jonathan Miller, Giám đốc điều hành của Miller Samuel, cho biết một xu hướng lâu dài của đại dịch sẽ là sự gia tăng của “ngôi nhà thứ 2”, nơi các gia đình dành thời gian bình đẳng ở thành phố và ở nông thôn hoặc nhà nghỉ dưỡng của họ, vì giờ đây họ có thể làm việc thậm chí đi học từ xa.
Trong khi Hamptons từ lâu đã là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần giá cao cho những người giàu có ở New York, nó đã nhanh chóng trở thành hầm trú ẩn quanh năm cho giới thượng lưu New York trong thời kỳ Covid. Thông thường, các nhà hàng và cửa hàng vắng khách vào Ngày Lao động. Nhưng các nhà hàng và quán bar vẫn chật kín chỗ và nhiều gia đình không chắc khi nào hoặc liệu họ sẽ quay lại thành phố"
Người có thu nhập cao có thể sẽ rời bỏ thành phố lớn nhất Việt Nam, vì sao vậy?
Tôi giống như bao người khách đến thành phố phồn hoa này 10 năm trước để học hành và tìm kiếm sự nghiệp. Tôi sẽ vẫn ở đây khi không có đại dịch Covid19, nhưng giờ thì khác có thể nếu đủ khả năng thì tôi ở đâu đó gầnSài Gòn, giao thông thuận tiện vẫn đảm bảo công việc được nhưng tôi được gần với thiên nhiên, có,cây, hóa, lá, biển, núi, sông, hồ...
Thu nhập có thể thấp đi nhưng bù lại chất lượng sống cao hơn và chi phí sinh hoạt cũng giảm đi rất nhiều. Covid 19 cho tôi thấy chúng ta có thể áp dụng hàng loạt công việc từ xa và hạn chế bớt nhiều lợi thế của cuộc sống đô thị mà chúng ta đang lầm tưởng là chúng ta không thể thiếu chúng, đại dịch đã làm tăng tốc độ di cư từ những nơi có chi phí cao, mật độ cao đến các nơi có chi phí thấp hơn.
Tôi đã nghĩ về khu vực loanh quanh suối tiên nơi có trạm Metro số 1, tôi đã nghĩ ở Phú Mỹ hoặc Lagi, Long Thành, Bình Chánh, Long An... khi các cao tốc dần hoàn thiện...tôi đã nghĩ mình không cần bắt buộc phải sống trong thành phố. “Điều đó không có nghĩa là tôi không yêu thành phố. Đó là một nơi tuyệt vời, nhưng với vị thế và tư cách là một gia đình, tôi không chắc đó có phải là nơi phù hợp với chúng tôi vào lúc này hay không?”
Thực tế là chúng ta buộc phải học cách sống chung với đại dịch và chiến tranh lạnh trước mắt. Tôi không lo xa đâu, nó ngay trước mắt chúng ta chỉ vì chúng ta cố tình lờ đi và không chịu chấp nhận hiện thực.
Nếu tư tưởng này của tôi là đúng và đại trà thì nó sẽ là đòn chí mạng vào giá BĐS nội đô bây giờ, nhu cầu thuê sẽ giảm bớt và giá nhà cũng sẽ theo đó mà hạ nhiệt. Chắc chắn các vùng ngoại ô thành phố HCM là nơi hưởng lợi nhiều nhất khi đáp ứng được ngôi nhà thứ 2 hoặc luồng di cư của dân.
Ra ngoại ô...tôi sẽ không phải chịu kẹt xe và ngập lụt nữa, không gian sống nhiều hơn, sạch hơn...và thật tuyệt nếu tôi dc sở hữu 1 loại hình BĐS cao cấp nào đó dạng sinh thái ở ngoại ô.
Tác giả: Vương Nguyên