Khi ra mắt, Vạn Phúc City (tọa lạc tại Thủ Đức, TP.HCM) được quảng bá là một khu đô thị kiểu mẫu với hệ thống tiện ích khủng như công viên ven sông, bến du thuyền, trung tâm thương mại, vị trí đắc địa gần trung tâm dễ kết nối dễ dàng với các quận nội thành…
Tuy nhiên sau nhiều năm phát triển, kỳ vọng lớn nhưng thực tế phũ phàng. Nhà phố, biệt thự xây xong nhưng không có người ở. Hàng quán vắng vẻ, thiếu sức sống, nhiều nơi bỏ trống.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là nhà có giá bán quá cao, không phù hợp nhu cầu thực tế. Giá nhà phố tại đây dao động từ chục đến trăm triệu/m², biệt thự có thể lên đến hơn chục tỷ đồng/căn. Mức giá này vượt quá tầm tay của số đông người mua để ở, trong khi khách hàng giàu có lại có nhiều lựa chọn khác hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, chủ yếu người mua là dân đầu tư, không phải người mua để ở, dẫn đến tình trạng “xây để đó”, “mua để chờ tăng giá” thay vì đưa vào sử dụng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh kịch bản “thành phố ma” kéo dài, khu đô thị này cần có những bước thay đổi lớn, đẩy mạnh phát triển hạ tầng và tiện ích, điều chỉnh giá cả hợp lý hơn. Nếu giá nhà tiếp tục ở mức quá cao, khó có thể thu hút được cư dân thực sự.
Vạn Phúc City được xem là một ví dụ điển hình của kỳ vọng phát triển bất động sản chưa “trùng khớp” với nhu cầu thực tế. Nếu không tạo ra một “môi trường sống” thực sự thì những khu đô thị kiểu này sẽ khó thoát khỏi cảnh “đô thị ch,ớt”, “thành phố ma” và những căn nhà trăm triệu/m² sẽ chỉ nằm đó như một giấc mơ dang dở.