Trong bài đầu tiên trong giáo trình nhập môn bất động sản của môi giới có bài :"Nghề môi giới bất động sản là nghề của 9 nghề". Bán được nhà phải biết làm báo, nói chuyện như MC, hiểu luật, rành tài chính, giỏi phong thủy, rành công nghệ, biết tâm lý, có mắt thẩm mỹ… Các cụ có câu: “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Nhưng với nghề môi giới bất động sản:
ĐỂ CHÍN ĐƯỢC NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN – PHẢI BIẾT 9 NGHỀ!
Tại sao ở Việt Nam gọi môi giới bất động sản là “cò”, mà không gọi là “hổ, báo, cáo chồn”!? Bởi công việc (nhất là ở thời kỳ mới hình thành) có mang nhiều đặc tính của loài Cò.
Do cấu tạo của chiếc mỏ, cò chỉ gắp được từng miếng Bỏ vào miệng, nuốt xong, rồi mới tiếp tục đi gắp miếng khác. Thêm nữa, loài cò thường đi ăn đơn lẻ một mình ở những nơi quãng vắng, rất là đơn độc – giống cách làm việc đơn lẻ, manh mún, chụp giật miếng nay không lo miếng mai của nhiều môi giới thời kỳ đầu.
Từ đó, hình ảnh “cò đất” ra đời, kèm theo biết bao định kiến tiêu cực. Nhưng nếu hiểu sâu hơn, cò cũng là biểu tượng của sự chăm chỉ, bền bỉ và bám trụ. Ai từng tiếp xúc với anh chị em môi giới bất động sản sẽ thấy rõ: họ là những người tận tâm, yêu nghề, sẵn sàng lăn xả, ăn ngủ ngoài công trình, sập bụng vì khách, cháy máy vì cuộc gọi , chưa kể còn phải hiến máu nhân đạo – chỉ để mang lại giá trị tốt nhất cho người mua, người đầu tư.
Vậy mà đến giờ vẫn có người gọi nghề này là “không có chất xám”? Xin lỗi, đó là hành động của một Animal muốn kéo một nghề cao quý thụt lùi về thời sơ khởi.
Nghề này hot là dễ hiểu. Việt Nam là nước đang phát triển nên Bất động sản là ngành mũi nhọn mà ở đó bất động sản nhà ở có vai trò quan trọng. Ngành mũi nhọn tạo ra nghề nghiệp hot thì thu hút được lực lượng lớn tham gia là chuyện dễ hiểu. Giao dịch toàn tiền tỷ. Hoa hồng dù chỉ 1–2% cũng đủ lo cho cả nhà.Người Việt còn giữ niềm tin: “Tấc đất, tấc vàng". Ngành nghề đòi hỏi chữ tín và lòng tin cao nên khi mua bán nhà đất, khách hàng có xu thế tìm đến những người họ tin,người thân tín.Thế nên, đôi khi một bà bán nước, một chú xe ôm – nếu biết đất, biết người – cũng có thể chỉ trỏ thành môi giới. Có gì sai?
Nhưng đừng quên, để khách hàng chịu rút ví hàng tỷ chỉ qua những câu nói – thì: NGƯỜI ĐÓ LÀ AI? LÀ “CÒ”? HAY LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG ĐỈNH CAO!? Nghề “buôn nước bọt” – là nghệ thuật thuyết phục, không dành cho người yếu kỹ năng, thiếu kiên trì hay thiếu chính trực.
Còn mấy chú khách mắng “cò đểu” lừa đảo thì cũng mắng này: “Tiền trong túi ông, não trong đầu ông, không ai bóp cổ ông ọi tiền ra được. Ngu và tham thì chết, chứ bệnh tật gì?”. Lãi thì im, lỗ thì quay ra đổ tại môi giới. Không đẹp tí nào!
Với các bạn Cò liều, làm láo thì làm ăn không đàng hoàng thì cái giá phải trả là rất đắt.
Vì vậy, người có danh tiếng – thì khi nói năng nên nghĩ đến hàng trăm ngàn con người đang sống tử tế bằng nghề này. Bán niềm tin – sống bằng chữ tín. Mất niềm tin là mất tất cả. Là Shark thì nói cho đúng vị Cá Mập ĐỪNG BIẾN THÀNH XÁC TANH để rồi bị mắng: ‘Đã ngu lại tỏ ra nguy hiểm". Mai có nhà muốn bán, muốn mua cò vạc quây lại cho “mua đắt, bán non” thì ô mai nhục
Con sâu làm rầu nồi canh.
Cò : có cò tốt - có cò xấu.
Cá : có cá mập - có cá ươn.