Quan điểm cá nhân của mình sau sự việc này :
- Chung cư hoặc nhà phố thì điều có ưu và nhược điểm riêng tuỳ vào mục đích và nhu cầu sở thích sử dụng của người mua
- Động đất là yếu tố mang tính chất mẹ thiên nhiên là yếu tố mà dù bạn có ở chung cư hay nhà phố thì bạn cũng chết - hãy nhớ lại Vụ cháy rừng lịch sử tại Palisade phía tây Los Angeles của Mỹ cuối năm 2024 đã tiêu huỷ hơn 10.000 căn nhà sơ tán gần 50.000 người thì bạn thấy rằng ở khu Palisade họ hoàn toàn không ở chung cư mà chỉ ở nhà phố.Thì lúc này chắc bạn đang suy nghĩ rằng ước gì mình lại ở khu căn hộ chung cư ở trong 1 nơi nào đó mà đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tốt thì sẽ không phải chịu cảnh ở nhà phố mà lại cháy rừng lớn thế này.
Nhưng rõ ràng một thực tế rằng trận động đất Myanmar là một lời cảnh báo rõ ràng rằng kháng chấn không thể là lựa chọn - mà phải là tiêu chuẩn sống còn trong thiết kế đô thị hiện đại.
Do Việt Nam chưa từng trải qua động đất mạnh (trên cấp 7), nhiều công trình chỉ áp dụng các biện pháp kháng chấn ở mức cơ bản, chưa đầy đủ và chi tiết. Nhưng nếu chờ đến khi điều đó xảy ra rồi mới hành động thì sẽ là quá muộn. Bài học từ Myanmar cần được chuyển hóa thành hành động cụ thể - từ quy hoạch, thiết kế đến giám sát thi công - để đảm bảo rằng các chung cư cao tầng không trở thành mối nguy khi thiên tai ập đến.
Điều 91 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã có quy định về việc đảm bảo an toàn công trình. Theo đó, các công trình xây dựng phải được thiết kế và thi công đảm bảo khả năng chịu lực, tính ổn định và tính bền vững trong điều kiện động đất. Đặc biệt, đối với những khu vực có nguy cơ động đất cao, công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế chống động đất theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện thiết kế công trình chống động đất, các chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế cần tuân theo các bước từ đánh giá nguy cơ động đất; tính toán tải trọng động đất có thể tác động lên công trình có kể đến các yếu tố như độ cứng của đất, cấu trúc địa chất, và độ cao của công trình.
Thiết kế cấu trúc của công trình phải đảm bảo khả năng chống chịu được động đất. Cấu trúc này bao gồm các hệ thống khung chịu lực, tường cứng, lõi cứng và các giải pháp kỹ thuật khác nhằm tăng cường độ bền vững của công trình.
Sau khi hoàn thành thiết kế, chủ đầu tư cần nộp hồ sơ để cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Quá trình này đảm bảo rằng thiết kế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
Trong quá trình thi công, cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế chống động đất để đảm bảo chất lượng công trình.
Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác từ cấp II trở lên thuộc danh mục công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nên phải chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh hoặc của Bộ Xây dựng.