Nhiều nhà đầu tư ráo riết “đi trước đón đầu”, kỳ vọng giá đất sẽ tăng mạnh sau sáp nhập. Tuy nhiên, theo ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, việc giá đất tăng hay không còn phụ thuộc vào hạ tầng và kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần là trụ sở hành chính được đặt ở đâu.
Quan niệm sai lầm về giá đất gần trụ sở hành chính
Ông Quyết cho rằng nhiều nhà đầu tư đang mắc sai lầm khi cho rằng “gần trụ sở hành chính thì giá đất sẽ tăng”. Trên thực tế, khu vực hành chính thường phục vụ công chức, không tạo ra sức hút lớn về dân số hay hoạt động kinh tế. Những khu vực có giao thông thuận lợi, hạ tầng phát triển, thu hút dân cư và doanh nghiệp mới có tiềm năng tăng giá mạnh.
Bài học từ sáp nhập Hà Tây, Mê Linh vào Hà Nội năm 2008
Không biết còn bác nào nhớ trường hợp Hà Tây và Mê Linh sáp nhập vào Hà Nội năm 2008. Thời điểm đó, nhiều người kỳ vọng giá đất ở Hà Đông, Sơn Tây hay Mê Linh sẽ “cất cánh” ngay sau khi sáp nhập. Tuy nhiên, thực tế phải mất 10 - 15 năm để khu vực này phát triển thực sự nhờ các dự án hạ tầng lớn.
Khi đó, giá đất tại thị xã Hà Đông chỉ khoảng 12-15 triệu đồng/m², nhưng sau khi sáp nhập và với sự phát triển của các tuyến đường như Lê Văn Lương kéo dài và tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, giá đất tại đây đã tăng mạnh. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng có sự bứt phá như vậy. Tại một số địa bàn như huyện Chương Mỹ, giá đất chỉ tăng nhẹ rồi chững lại.
Điều này cho thấy sáp nhập hành chính không phải là yếu tố quyết định ngay lập tức đến giá đất.
=> Lịch sử chứng minh sáp nhập tỉnh thành không tạo nên cơn địa chấn về giá đất, bởi bản chất sáp nhập chỉ mở rộng không gian phát triển, không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế.
Lời khuyên cho nhà đầu tư
• Không nên kỳ vọng quá cao vào việc giá đất sẽ tăng mạnh chỉ vì sáp nhập. Giá bất động sản phụ thuộc vào kinh tế và hạ tầng, chứ không phải trung tâm hành chính.
• Cần nắm bắt thông tin về mặt vĩ mô, chính trị, kinh tế, và đặc biệt là theo dõi sát sao thông tin quy hoạch từ các cơ quan Nhà nước. Đầu tư bất động sản cần dựa trên tiềm năng phát triển thực tế của khu vực, đặc biệt là hạ tầng giao thông và các dự án công cộng, thay vì chạy theo xu hướng thị trường ngắn hạn.
= >Cân nhắc lựa chọn đầu tư vào những khu vực đã có nền tảng kinh tế, hạ tầng tốt.
Kết luận
Sáp nhập tỉnh có thể mở rộng không gian phát triển, nhưng không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế ngay lập tức. Giá bất động sản chỉ bứt phá khi có sự phát triển thực tế về hạ tầng và kinh tế, chứ không đơn thuần chỉ vì yếu tố hành chính. Nhà đầu tư cần thận trọng, tránh chạy theo tâm lý đám đông mà rót vốn vào những khu vực chưa có nền tảng phát triển vững chắc