Chi cho sự “bình yên vô hình” – bảo vệ và an ninh 24/7
Ở các chung cư, bộ phận bảo vệ có thể không đội mũ, không gác súng, nhưng lại giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Họ là người: Kiểm soát người ra vào, đặc biệt là các “shipper không rõ nguồn gốc”; Hỗ trợ cư dân khi có sự cố khẩn cấp (mất điện, cháy nổ, ngập nước…); Làm “giám sát viên” bất đắc dĩ khi cư dân đánh rơi điện thoại... mất dép trong thang máy.
Mức phí dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/hộ tùy quy mô và tiêu chuẩn tòa nhà. Chung cư càng cao cấp, phí an ninh càng “nặng đô”.
Dọn vệ sinh: giữ cho chung cư không biến thành… trạm dừng xe khách
Nếu bạn từng ngửi thấy mùi rác lúc 8 giờ sáng trong thang máy, bạn sẽ hiểu giá trị của việc có một đội vệ sinh chuyên nghiệp. Khoản phí này chi cho: Dọn rác, quét dọn hành lang, sảnh, khu vực công cộng; Lau kính mặt ngoài (với các chung cư cao tầng, đây là “nhiệm vụ cảm tử”); Khử mùi thang máy, nhà rác, và những nơi “nhạy cảm”.
Dv này khoảng 50.000 – 200.000 đồng/tháng, tùy diện tích sàn và tần suất dọn.
Chi cho “thang máy không rơi”: bảo trì kỹ thuật định kỳ
Không ai muốn bị “kẹt” trong thang máy với người lạ và… con mèo hàng xóm. Khoản này thường chi cho: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thang máy (vệ sinh, thay dầu, kiểm tra vận hành); Sửa chữa thiết bị khi có sự cố; Đăng kiểm định kỳ theo quy định của nhà nước.
Dv này khoảng 50.000 – 150.000 đồng/tháng. Tòa nhà càng nhiều thang máy thì tổng phí càng “đậm đà”.
Chi cho điện nước khu vực công cộng
Khoản phí này bao gồm: Điện chiếu sáng hành lang, hầm để xe, sảnh, thang máy; Nước tưới cây, vệ sinh khu công cộng; Một phần chi cho hệ thống chiếu sáng cảnh quan (đèn sân vườn, đài phun nước nếu có).
Tùy vào mức độ tiêu thụ và thiết kế tòa nhà, thường khoảng 30.000 – 100.000 đồng/tháng.
Chi cho bộ máy quản lý: “người cầm lái vô hình” của cả tòa nhà
Đây là khoản phí hay bị… chửi nhất nhưng cũng quan trọng bậc nhất. Dùng để: Trả lương cho ban quản lý, kỹ thuật viên, kế toán, nhân sự hỗ trợ cư dân; Chi cho phần mềm vận hành, ứng dụng nội bộ (nếu có); In ấn, thông báo, tổ chức họp cư dân, xử lý khiếu nại, sự cố.
Tùy chung cư, dv này từ 200.000 đến 500.000 đồng/hộ, hoặc tính theo m² (khoảng 5.000 – 16.000 đồng/m²/tháng).
Các quỹ “ẩn hình” khác: bảo trì, sửa chữa, thậm chí là… cây cảnh
Một số nơi còn có: Quỹ bảo trì (2% giá trị căn hộ) – chỉ đóng 1 lần khi mua, nhưng lại… dùng cả đời; Chi phí cây xanh, trang trí lễ Tết, bảo vệ môi trường – nghe mơ hồ nhưng lại được trích từ khoản chung; Phí sửa chữa phát sinh – nếu máy bơm nước hỏng, vỡ ống cấp gas tầng hầm...
Vậy người đóng có quyền gì?
Yêu cầu minh bạch: Đề nghị ban quản lý công khai chi tiết hạng mục chi tiêu mỗi tháng; Kiểm tra chất lượng dịch vụ: Dọn vệ sinh có đúng giờ? Thang máy có được bảo trì định kỳ?; Tham gia họp cư dân: Góp ý, bầu ban quản trị có tâm, kiểm soát quỹ hiệu quả.
P/s: Phí dịch vụ không phải là “khoản đóng cho có”, mà là phần bạn đầu tư cho sự tiện nghi và an toàn của chính nơi mình sống. Hãy là cư dân thông minh, hiểu, kiểm soát, và lên tiếng đúng lúc.