Việc sát nhập này là chính sách lớn của nhà nước mà theo bác Tô nói nó có lợi ích cả trăm năm. Nhìn bình thường thì là khắc nhập khắc xuất, nhưng cái tác động nhanh chóng là nhân sự chắc sẽ giảm, xưa có 63 bí thư tỉnh thì nay còn phân nửa, tinh gọn bộ máy là điều chúng ta hằng mong muốn còn gì. Mấy cái xa xa thì chưa biết chứ cái gần là vậy, khi tinh gọn bộ máy, ngân sách dôi dư sẽ có tiền tái đầu tư cho các mục tiêu như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, hạ tầng… Ngoài ra với mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình thì GDP mấy năm tới phải tăng vượt bậc. Đó là mục tiêu lớn cho cả quốc gia.
Đương nhiên việc sát nhập này cũng ảnh hưởng đến ngành bđs, cụ thể.
1. Ảnh hưởng nhanh gọn lẹ
Đây là cơ hội không thể tốt hơn để bơm thổi. Bđs Việt Nam chúng ta biết rồi đấy, cứ có 1 cái thông tin nào đó tích cực là bơm thổi đi kèm ngay, mà vừa hay thị trường cũng thích bơm thổi, thế là chúng ta cùng lên, ai thoát dc thì thoát, ai ôm thì ôm. Đại khái đây là đợt phân phối tài sản. Trúng thì giàu lên, trật thì nghèo đi, kết quả sau vài năm nữa sẽ rõ.
2. Ảnh hưởng xa xa
Suy cho cùng việc sát nhập này ko thay đổi bản chất BĐS mấy, Vũng Tàu, Bình Dương có thành SG thì cái nhà ở VT hay BD nó cũng ko mọc chân mà chạy dc, đại khái nó vẫn ở đó.
Sự thay đổi nếu có ở đây chính là chính sách về kinh tế cho khu vực nào đó có thay đổi, khi VT, BD thành SG thì tốc độ đô thị hoá có thể sẽ nhanh hơn, và nó khiến bđs tăng nhanh. Nhưng cái này diễn ra từ từ, chỉ là dân ta thích cầm đèn chạy trước oto, nên có trường hợp sẽ bị oto đụng.
3. Sự phát triển chung của đất nước
Nta bảo bđs tăng giá ngang tốc độ tăng GDP là phù hợp. Nước ta vì mục tiêu tăng trưởng nên đang dự báo GDP tăng nhanh, thậm chí tăng 2 con số. Trong các địa phương sẽ có địa phương tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình cả nước, và những địa phương “trùm” có xu hướng dẫn dắt cái này.
Cùng với tâm lý giữ tài sản, nên có thể tốc độ tăng giá bđs còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Nên tính ra nếu đất nc phát triển thì bđs mấy địa phương trùm có khả năng tăng nhanh chút.
4. Quy hoạch
Theo mình tìm hiểu thì qhsdd đến 2030, lượng đất ở tăng thêm gần 70% so với hiện tại. Thế thì mình nghĩ cũng đã ổn và khó tăng thêm. Nên về qh đất ở chắc sẽ ít biến động, qh nói chung cũng dần ổn định.
5. Chính sách thuế
Theo thằng Grok nó nói thì thu ngân sách của Việt Nam thì khoảng 20% đến từ đất đai. Cái này chắc nhà nước sẽ ưu tiên nên từ nay đến 2030 tiền sử dụng đất chắc sẽ “chát”.
Còn các loại thuế khác thì mình nghĩ là cũng ko có gì thay đổi nhiều. Vì thuế nó thường mang tính phổ quát thay vì tập trung vào nhóm nhỏ. Nhìn vậy chứ ở Việt Nam người có nhà thì nhiều chứ người tham gia giao dịch bđs thì lại ít. Mình có khủng hoảng nợ xấu bđs này kia thì đa số là của doanh nghiệp chứ dân cũng ít và ngại vay.
Tóm lại: Đây là cơ hội cơ cấu lại danh mục tài sản cũng như thoát hàng.
Cre: Duc Le