Đỗ Gia Khánh

Đỗ Gia Khánh

Gia tăng các dự án lấn biển tiềm ẩn hiểm hoạ với môi trường

Hoạt động lấn biển có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, chủ yếu phục vụ mục đích phát triển đô thị, cảng biển, du lịch,… Các chuyên gia cảnh báo, lấn biển có thể làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan, chế độ thủy động lực học của khu vực, đe dọa sinh thái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học. Trong khi đó, công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án lấn biển trên thực tế còn nhiều bất cập.

Hoạt động lấn biển nhằm nhằm mở rộng không gian sống cho các hoạt động xây dựng nhà ở, phát triển đô thị, khu vui chơi, giải trí, sản xuất công nghiệp, thương mại và phát triển nông nghiệp; bảo vệ bờ biển, xây dựng hệ thống phòng thủ, ứng phó biến đổi khí hậu… Trên thế giới hay ở Việt Nam hoạt động lấn biển có xu hướng gia tăng trong thập kỷ gần đây.

Theo số liệu tại Báo cáo đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định quy định về lấn biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tính đến cuối năm 2017, ở Việt Nam có 71 khu lấn biển tại 19 tỉnh thành ven biển.

Việt Nam có đường bở biển dài hơn 3.260 km (không kể bờ các đảo), trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và diện tích vùng biển hơn 1 triệu km2, trải dài 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam. Do đó có nhiều tiềm năng và lợi thế để mở rộng không gian phát triển ra biển và đại dương.

Các dự án lấn biển tiêu biểu có thể kể tới: Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp - cảng biển - phi thuế quan Nam Đình Vũ (Hải Phòng) rộng 1.329 ha; Khu đô thị du lịch Hùng Thắng (Bãi Cháy - Quảng Ninh) rộng 224 ha; Khu đô thị mới Hạ Long Marina (Hạ Long - Quảng Ninh) rộng 230 ha; Khu đô thị quốc tế Đa Phước (Đà Nẵng) rộng 210 ha; Khu đô thị sinh thái biển Phương Trang New Town (Đà Nẵng) rộng 117 ha; Khu đô thị mới Rạch Giá (Kiên Giang) rộng 420 ha; Dự án Saigon Sunbay (Cần Giờ, TP.HCM) rộng 2.870 ha.

Hoạt động lấn biển gia tăng ở Việt Nam nhiều năm nay, đặt ra yêu cầu phải tăng cường quản lý, kiểm soát. (Ảnh minh hoạ)
Hoạt động lấn biển gia tăng ở Việt Nam nhiều năm nay, đặt ra yêu cầu phải tăng cường quản lý, kiểm soát. (Ảnh minh hoạ)
 

Trên thực tế, hoạt động lấn biển xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển với quy mô khác nhau, khiến nảy sinh nhiều bất cập đối với môi trường và cộng đồng ven biển, theo Bộ TN&MT đánh giá. Có thể kể tới một số tác động như sau:

Thứ nhất, các công trình, hoạt động lấn biển có thể làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; ảnh hưởng, làm thay đổi chế độ thủy động lực của khu vực, làm thay đổi dòng chảy ven bờ, gây bồi lắng, sạt lở ở khu vực lân cận và gây xói lở bờ, làm mất an toàn cho chính các công trình. Hoạt động lấn biển cũng có thể gây ra tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các nguồn lợi, tác động tới đời sống của người dân ven biển.

Dải ven biển là một địa hệ tự nhiên kỹ thuật mang tính đa dạng, nhạy cảm cao và luôn biến đổi. Theo số liệu thống kê, vùng biển ven bờ Việt Nam có 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý vùng bờ từ Bắc vào Nam, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái ngày càng nghiêm trọng.

Thứ hai, việc quai đê, lấn biển phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở các vùng cửa sông lớn giàu phù sa và đào hút cát nuôi tôm trong vùng đất cát phục vụ phát triển thủy sản đã và đang tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường ven biển. Việc mở rộng đầm tự phát, làm cho nhiều loài thủy sinh, động vật ven biển, cửa sông giảm đáng kể.

Thứ ba, tại các khu vực lấn biển, chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư và các chất thải khác của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm trên diện rộng, làm suy thoái môi trường và các hệ sinh thái biển ở các khu vực lân cận.

Thứ tư, nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hoạt động lấn biển có thể dẫn tới tình trạng khai thác đất, cát bừa bãi, trái phép, ảnh hưởng, hủy hoại môi trường nơi khác như tình trạng “cát tặc” thời gian vừa qua.

Khai thác cát bừa bãi là vấn nạn gây nhức nhối dư luận nhiều năm nay. (Ảnh minh hoạ, nguồn: TTXVN)
Khai thác cát bừa bãi là vấn nạn gây nhức nhối dư luận nhiều năm nay. (Ảnh minh hoạ, nguồn: TTXVN)
 

Thứ năm, các dự án có hoạt động lấn biển gây những tác động, ảnh hưởng đến sinh kế, việc làm, chỗ ở của người dân khu vực lấn biển; phá vỡ quy hoạch về hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục. Thực tế cho thấy, có những dự án có hoạt động lấn biển mà chủ yếu là các dự án bất động sản đã “quây” mặt biển và đường ra biển như là “của riêng”, cản trở quyền tiếp cận của người dân với biển, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nơi đây, hạn chế tiềm năng du lịch biển.

Như vậy, có thể thấy lấn biển là công việc phức tạp và hoạt động lấn biển cần phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng tác động về mọi mặt.

Về tác động với môi trường, đơn cử như điều kiện tự nhiên, địa hình; mức độ, tốc độ xói lở, bồi tụ bờ biển; quá trình, yếu tố động lực vùng bờ, dòng chảy; xu thế biến đổi bờ biển, địa hình đáy biển khu vực lấn biển; các vấn đề về tài nguyên và môi trường; các tác động đến bờ biển, đến dân sinh, kinh tế, môi trường; giải pháp phòng, chống xói lở, bồi tụ bờ biển quanh khu vực lấn biển; các biện pháp thiết kế, thi công để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường, bảo đảm sự an toàn của công trình…

Về tác động với cộng đồng ven biển, mỗi dự án có hoạt động lấn biển đều cần phải tính toán đến sự hài hòa về lợi ích giữa địa phương, nhà đầu tư và người dân. Việc điều tra, đánh giá, xác định các khu vực lấn biển cần phải được tiến hành toàn diện, nghiêm túc, chặt chẽ với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và phải được tính toán, xây dựng phương án tổng thể về hạ tầng, giao thông kết nối, hạ tầng dịch vụ thiết yếu (điện, nước, y tế, giáo dục...), dân cư, vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Trên thực tế, theo phản ánh của báo chí và các cơ quan chức năng, một số dự án lấn biển đã gây tác động ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, gây xói lở bờ biển. Trong đó có dự án phải ngừng triển khai do chưa tính toán kỹ càng về kỹ thuật, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; có dự án phải xem xét lại do ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; có dự án đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương khi triển khai.

Tình trạng san lấp, lấn biển tràn lan, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch; lợi dụng, biến tướng các dự án được phê duyệt để tiến hành lấn biển trái phép; việc buông lỏng quản lý, không kiểm soát chặt chẽ hoạt động lấn biển diễn ra phức tạp ở một số địa phương như Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả), Hải Phòng (Cát Bà), Thanh Hóa (Sầm Sơn), Khánh Hòa (Nha Trang), Đà Nẵng, Quảng Nam (Hội An), Hồ Chí Minh (Cần Giờ),...

Các chuyên gia cảnh báo, tốc độ suy thoái môi trường biển bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam đang ngày càng đáng báo động. (Ảnh minh hoạ)
Các chuyên gia cảnh báo, tốc độ suy thoái môi trường biển bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam đang ngày càng đáng báo động. (Ảnh minh hoạ)
 

Đáng nói, “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng cuộc sống của người dân” là quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính phủ. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xem xét kỹ lưỡng, có trách nhiệm đối với các đề xuất lấn biển ở bất cứ địa phương nào. Mọi hoạt động gây mất cân bằng sinh thái đều phải được tính toán, để không gây thiệt hại nặng về kinh tế, xã hội, môi trường.

Đồng thời cần có sự nhìn nhận nghiêm túc trên cơ sở khoa học, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai... các dự án lấn biển phải được xem xét thận trọng trên ba trụ cột cốt lõi là kinh tế, xã hội, môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Thông qua nhiều phiên hội thảo, góp ý chính sách, thảo luận, đối thoại... các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp cần phải được tiến hành kịp thời để phát triển các dự án lấn biển hiệu quả và hợp lý.

Có thể tóm gọn như sau: Trước hết, mỗi dự án lấn biển đều cần tính toán kỹ lưỡng đến sự thành công về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Yếu tố quan trọng là phải hài hoà với lợi ích kinh tế - xã hội tại địa phương, phải có sự góp ý và đồng thuận của người dân bởi họ là những người bị ảnh hưởng bởi những dự án này.

Tiếp theo là phải chú trọng vấn đề thủy động lực học, bảo vệ cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái biển. Từ bài học của các nước trên thế giới, thông tin dự án cần công khai, minh bạch, phải được thanh kiểm tra thường xuyên, có sự giám sát của cộng đồng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là phải sớm hoàn thiện chính sách pháp luật quy định về hoạt động lấn biển.

Sẽ có quy định cụ thể về hoạt động lấn biển

Hiện nay, hoạt động lấn biển được quy định rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật với những góc độ pháp lý khác nhau.

Có thể kể tới một số lĩnh vực như quyền tài phán quốc gia đối với đảo nhân tạo - một loại hình lấn biển (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển), hạn chế hoạt động lấn biển trong hành lang bảo vệ bờ biển (pháp luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo), khuyến khích khai hoang lấn biển (pháp luật đất đai), đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án lấn biển có quy mô lớn (pháp luật bảo vệ môi trường), hoạt động lấn biển thuộc một loại hình khai thác, sử dụng tài nguyên biển (pháp luật giao khu vực biển),…

Các quy định pháp luật về hoạt động lấn biển đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động này theo hướng hài hoà với bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng ven biển. (Ảnh minh hoạ)
Các quy định pháp luật về hoạt động lấn biển đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động này theo hướng hài hoà với bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng ven biển. (Ảnh minh hoạ)
 

Bên cạnh đó, các công trình lấn biển phục vụ phát triển kinh tế đều có liên quan đến quy hoạch khai thác sử dụng đất, mặt nước và các tài nguyên vùng bờ Việt Nam, quy hoạch môi trường và đa dạng sinh học. Do đó hoạt động này cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản,… và các văn bản khác về chính sách môi trường, kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Đáng nói, ngày 19/4/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3606/VPCP-NN về việc đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ về lấn biển, trong đó, chỉ đạo Bộ TN&MT tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng Nghị định theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, Bộ TN&MT vẫn đang chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề để hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định lấn biển. Việc có một Nghị định cụ thể hướng dẫn về hoạt động lấn biển sẽ là một nguồn tham chiếu quan trọng để quản lý hoạt động này trong thời gian tới.

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, pháp luật hiện hành vẫn cần có các quy định cụ thể hơn về các nguyên tắc và yêu cầu bảo vệ môi trường biển đối với hoạt động lấn biển, quy định các khu vực lấn biển, và quy định cụ thể về việc xây dựng phương ấn lấn biển.

Nhìn chung, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ đối với hoạt động lấn biển không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà còn bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và hải đảo. Tuy nhiên, bên cạnh thách thức về hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động lấn biển, bài toán nan giải hơn chính là phải tìm ra các giải pháp, cơ chế đảm bảo thực thi đúng theo quy định pháp luật tại các địa phương.

Điểm danh những dự án đô thị lấn biển tại Việt Nam

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nhiều dự án lấn biển phát triển đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn môi trường do quy hoạch được nghiên cứu kỹ, ranh giới lấn biển được xác định rõ (không ảnh hưởng tới các vùng cảnh quan liền kề), thực hiện quy hoạch nghiêm túc, hiệu quả. Việc lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị, khu vực ven biển, khẳng định một hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Đây không chỉ là giải pháp để mở rộng quỹ đất, phát triển kinh tế - xã hội mà còn là giải pháp để chủ động ứng phó với tình trạng xói lở bờ biển và nước biển dâng.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do chưa giải quyết tốt các yêu cầu về quy hoạch và đánh giá tác động môi trường nên một số dự án có hoạt động lấn biển đã gây tác động, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, gây xói lở bờ biển; có dự án phải ngừng triển khai do chưa tính toán kỹ về kỹ thuật, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án vấp phải sự phản đối của dư luận, các tổ chức và các nhà khoa học. Ngoài ra, nhiều khu vực lấn biển ban đầu chưa được nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng hay quy hoạch để phù hợp với chế độ thủy văn, hải văn, động lực biển, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng bền vững các khu vực lấn biển và giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường.

Ví dụ, sau cơn bão số 9 năm 2009 gây thiệt hại nặng nề cho tuyến đường Nguyễn Tất Thành dọc vịnh Đà Nẵng, đã có nhiều ý kiến cho rằng việc lấn vịnh làm khu đô thị quốc tế Đa Phước khiến thiệt hại thêm nặng nề. Đà Nẵng thừa nhận khi mở đường Nguyễn Tất Thành đã không lưu ý đến cửa sông Phú Lộc. Vị trí dòng chảy đổ ra vịnh Đà Nẵng không cố định, việc nắn dòng đổ ra cầu Phú Lộc nên hằng năm đều bị bồi lấp. Đến nay Đà Nẵng đang phải chi hàng trăm tỉ đồng để khắc phục hậu quả lấn biển của khu đô thị Đa Phước, The Sunrise Bay. Tại Quảng Ninh, hiện có 43 dự án lấn biển với tổng số diện tích quy hoạch trên 7.600 ha, trong đó diện tích quy hoạch lấn biển khoảng trên 7.300 ha. Tại đảo Tuần Châu, vươn biển tới vài km, làm hẹp cửa ngõ Vịnh Hạ Long nối với tuyến đường biển ra vùng vịnh Cát Bà và Quảng Yên, ảnh hưởng tới dòng chảy của các con sông từ Cửa Lục đổ ra biển, gây bồi lắng và làm suy giảm chất lượng nước Vịnh Hạ Long. UNESCO cũng đã nhiều lần cảnh báo Vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ di sản trước tác động của các dự án lấn biển.

Dự án khu đô thị Halong Marina của BIM Group có tổng diện tích 248ha, nằm giữa Bãi Cháy - Tuần Châu và tuyến đường huyết mạch Hoàng Quốc Việt (Hạ Long, Quảng Ninh) trải dài gần 4 km đường biển, bao gồm 3 bán đảo và hai hồ cảnh quan lớn được định hướng trở thành trung tâm du lịch, giải trí chính của toàn thành phố, hội tụ các thương hiệu nghỉ dưỡng quốc tế cao cấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích dự án này được hình thành từ năm 2000 bằng việc san lấp.

Dự án Halong Marina gồm các loại hình bất động sản an cư - nghỉ dưỡng với nhiều mức giá từ trung cấp đến cao cấp: Tổ hợp chung cư Green Bay Village, Nhà liền kề Coral Bay - San Hô, Khu căn hộ đầu tư Citadines Marina Halong, Nhà phố du lịch Little Vietnam, Nhà liền kề nghỉ dưỡng Royal Lotus, Biệt thự Pearl Villas, Nhà liền kề Harbor Bay, Nhà liền kề Halong Marina Square…

Hiện tại,tại dự án khu đô thị Halong Marina có hàng loạt công trình tiền tỷ đang mọc lên, mang lại lợi nhuận "khủng" cho chủ đầu tư sau khi đi vào kinh doanh.

Dự án nghỉ dưỡng Tuần Châu Hạ Long có vị trí tại bờ biển Đông Nam của Đảo Tuần Châu, thuộc phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) cũng có quy mô lên tới hơn 1.000ha.

Theo thông tin từ website vivaland.com, Viva Land có thêm một dự án mới là Đảo Tuần Châu tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại dự án này, Viva Land sẽ làm các sản phẩm biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouses, căn hộ, condotel, bán lẻ...

Được biết, Viva Land là doanh nghiệp được thành lập vào tháng 5/2019 với tên gọi ban đầu là CTCP Cirius Power với vốn điều lệ đăng ký 2.000 tỷ đồng, do 3 cổ đông sáng lập là cá nhân đăng ký góp 75% vốn. Đến tháng 2/2020, Cirius Power đổi tên thành CTCP Đầu tư và Phát triển Viva Land.

Chủ tịch HĐQT Viva Land hiện là ông Chen Lian Pang - nguyên Tổng Giám đốc CapitaLand Việt Nam, còn ông Eddie Lim CEO cũng từng có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand.

Dù mới xuất hiện gần đây, nhưng đơn vị này liên tiếp tham gia vào nhiều dự án bất động sản quy mô lớn như: dự án Saigon One Tower trên đất vàng quận 1, Tp.HCM với tên mới là IFC One Saigon. Trước đó, Viva Land cũng chi 550 triệu USD mua lại dự án văn phòng Capital Place, Hà Nội từ tay tập đoàn CapitaLand.

Dự án Khu đô thị Phương Đông là dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở giáp biển có quy mô lớn tại huyện Vân Đồn với diện tích 178ha do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phương Đông (Công ty Phương Đông) làm chủ đầu tư.

Đáng chú ý, Khu đô thị Phương Đông là một trong những dự án bất động sản “hot” nhất Vân Đồn, Quảng Ninh. Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, lợi dụng thành phố căng mình chống dịch Covid-19, chủ đầu tư Khu đô thị Phương Đông đã đổ trộm đất đá xuống vịnh Bái Tử Long. Các hoạt động đổ đất đá để lấp biển đều được Công ty Phương Đông thực hiện trong đêm. Chỉ trong 2 ngày 28 và 29/1, công ty này đã lấn ra hơn 10m so với bờ kè khu đô thị và trải dài hàng trăm mét dọc theo bờ biển với diện tích lấn chiếm khoảng 16.000m2.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Vân Đồn đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Phương Đông 100 triệu đồng vì hành vi lấn, chiếm, san lấp mặt bằng trên diện tích đất nằm ngoài ranh giới đã được giao đất của Công ty này.

Sau đó, hàng loạt cán bộ xã Đông Xá, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) bị xem xét kỷ luật do để xảy ra sai phạm trong quản lý tài nguyên, đất đai, lơ là trong việc kiểm tra, giám sát cán bộ để xảy ra việc doanh nghiệp đổ lấn hơn 16.000m2 ra vịnh Bái Tử Long.

Được biết, Khu đô thị Phương Đông sẽ cung cấp ra thị trường các sản phẩm đất nền có diện tích từ 87,5m2 tới 1.000m2 với mức giá từ 29 triệu đồng/m2 tới 70 triệu đồng/m2. Như vậy, để sở hữu một sản phẩm ở đây, khách hàng phải chi trả từ 2,5 tỷ đồng tới 50 tỷ đồng.

Dự án khu đô thị lịch lấn biển Cần Giờ (TP HCM): Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, được khởi công năm 2007 với quy mô 600ha. Năm 2019 được điều chỉnh, mở rộng với diện tích 2.870 ha. Dự án này có một biển hồ nhân tạo rộng khoảng 757 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, công trình vẫn không có dấu hiệu thi công.

Dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, TP Phan Thiết” có tổng diện tích 122,9 ha được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải (gọi tắt Trường Phúc Hải) vào ngày 7/4/2017.

Mục tiêu của dự án nhằm tạo quỹ đất để sắp xếp dân cư và chỉnh trang đô thị; khai thác quỹ đất và kinh doanh bất động sản, nhà ở cho thuê và để bán; xây dựng khu du lịch để khai thác, kinh doanh, nhằm tạo điểm nhấn cho phía Nam TP Phan Thiết.

Tuy nhiên, sau khi được cấp chủ trương đầu tư dự án, Công ty Trường Phúc Hải đã cho bơm cát san lấp vào khu biển lở (rộng gần 27 ha), tạo thành bãi đất bằng phẳng để chia lô bán nền. Dù chưa đủ pháp lý, nhưng Trường Phúc Hải đã ký hợp đồng với đơn vị môi giới (tại Đà Nẵng) rao bán, giữ chỗ, đặt chỗ tràn lan khiến cho Sở Xây dựng Bình Thuận, phải lên tiếng (ngày 31/3/2020).

Kinh nghiệm từ thế giới

Để giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến lấn biển, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành những quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh hoạt động này theo hướng đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, nhưng phải đảm bảo an toàn môi trường và cuộc sống người dân.

Hà Lan đã ban hành Luật Đê, đập và lấn biển từ năm 1904; Luật về an toàn đê đã được ban hành năm 1978; trước những thách thức của biến đổi khí hậu, Luật mới về an toàn đê đã được Nghị viện Hà Lan thông qua năm 1996. Theo đó, mỗi con đê và giồng cát, đặc biệt ở ven biển, phải được khảo sát 5 năm một lần theo các tiêu chuẩn được Chính phủ ban hành.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định về quản lý hoạt động lấn biển trong khuôn khổ quy định chung về quản lý hoạt động khai hoang, cải tạo đất vào năm 2011. Sau đó, tiếp tục ban hành Thông tri về các giải pháp thực hiện quy định này vào năm 2012 và đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2019. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Thông tri về việc tăng cường bảo vệ các vùng đất ngập nước ven biển, kiểm soát chặt chẽ hoạt động lấn biển vào năm 2018, trong đó có chế tài xử lý, bao gồm biện pháp dừng/ hủy việc thực hiện các dự án lấn biển, nếu làm mất cân bằng sinh thái vùng đất ngập nước ven biển.Tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Đại dương và Thủy sản lập quy hoạch tổng thể cải tạo vùng nước công cộng 10 năm một lần, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển và Quy hoạch quản lý đô thị.

Sân bay quốc tế Kansai tại vịnh Osaka là một công trình lấn biển ở Nhật Bản.
Sân bay quốc tế Kansai tại vịnh Osaka là một công trình lấn biển ở Nhật Bản.

Kế hoạch lấn biển cho từng vùng đất được xác định trước và được lập trong thời hạn 5 năm.Singapore ban hành Luật Đường bờ lần đầu tiên năm 1872 quy định về lấn biển và việc sử dụng các vùng đất ngập nước và bãi bồi ven biển.Tuvalu ban hành Luật Lấn biển và bãi bồi ven biển từ năm 1969. Bermuda ban hành Luật Lấn biển từ năm 1964. Nhật Bản ban hành Luật Lấn biển các vùng nước công...

Linh Vũ/Sở hữu trí tuệ

 

0

Bình luận

Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung

Đảo Châu Âu, Eco Central Park sở hữu cảnh quan đặc biệt với 10/33ha là mặt nước mềm mại chảy quanh, 90% biệt thự có tầm “view” mặt nước, 100% biệt thự khép kín được bảo vệ nghiệm ngặt bởi nhiều vòng an ninh... Xem thêm
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung - 1

Đổi mới quản trị - nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Xem thêm
Đổi mới quản trị - nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình - 1

Tìm nhà mình trên Google Maps thành 'trend' ở Việt Nam

Thời gian gần đây, TikTok, Facebook và Threads bùng nổ các clip hiển thị ảnh quá khứ từ Google Maps – khung cảnh trường cũ, nhà xưa, và đặc biệt là những người thân đã mất . Xem thêm
Tìm nhà mình trên Google Maps thành 'trend' ở Việt Nam - 1

Viettel làm dự án BĐS tại Đà Nẵng!

🚀 Viettel chính thức "xuống tiền" 3.000 tỷ xây dựng tổ hợp công nghệ tại Đà Nẵng – Bắt đầu hành trình biến thành phố này thành trung tâm số của miền Trung! Xem thêm
Viettel làm dự án BĐS tại Đà Nẵng!   - 1

Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư cũng chùn tay

Từ cuối năm 2024 đến nay, giá bán chung cư và đất nền tại Hà Nội tăng mạnh, vượt xa giá trị thực, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại “đu đỉnh” nếu xuống tiền lúc này. Xem thêm

📌 DIỄN BIẾN GIÁ BÁN

- Chung cư Pandora (Thanh Xuân): tăng từ 57 lên hơn 70 triệu đồng/m² chỉ trong vài tháng.

- Doanh nhân Tower (Hà Đông): chưa có sổ hồng, giá vẫn tăng từ 38 lên 50 triệu đồng/m².

- Đất nền Đông Anh: từng “sốt” đầu năm, nay bắt đầu đi ngang hoặc giảm nhẹ.

📌 TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ

- Nhiều người e ngại rủi ro, chọn quan sát thị trường thay vì xuống tiền.

- Mức độ quan tâm đất nền Hà Nội giảm 15% trong tháng 5/2025.

- Phân khúc dưới 3 tỷ đồng giảm mạnh, trong khi loại 3–5 tỷ đồng tăng từ 26% lên 40%.

📌 CÁC BIẾN SỐ ẢNH HƯỞNG

- Bất ổn địa chính trị, chính sách thuế quan Mỹ, biến động kinh tế vĩ mô.

- Đề xuất đánh thuế BĐS bỏ hoang, thu thuế chênh lệch giao dịch khiến giới đầu tư thêm thận trọng.

📌 XU HƯỚNG LỰA CHỌN MỚI

- Ưu tiên sản phẩm tạo dòng tiền, pháp lý rõ ràng, giá vừa phải.

- Đất công nghiệp tại cụm KCN nhỏ được đánh giá là phân khúc tiềm năng.

- Tác động tích cực từ cải cách hành chính sẽ rõ hơn từ năm 2026.

Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư cũng chùn tay - 1

Cải tạo nhà cũ làm villa, khách sạn – Đừng tưởng dễ ăn!

Gần đây nhiều ace liên hệ hỏi mình về việc cải tạo lại nhà cũ để làm villa, homestay hay khách sạn cho thuê lưu trú. Nghe thì hợp lý, vì tận dụng được tài sản có sẵn, tiết kiệm đất, vị trí cũng thường nằm ở khu dân cư hoặc trung tâm. Xem thêm
Cải tạo nhà cũ làm villa, khách sạn – Đừng tưởng dễ ăn! - 1

Tâm điểm kết nối và trung tâm nghỉ dưỡng: tòa tháp Blanca định nghĩa lại vị trí “kim cương” đô thị biển Vũng Tàu

Tọa lạc trên cung đường 3/2 huyết mạch, bên thềm biển Bãi Sau, các tòa tháp Blanca thuộc “thành phố trắng” Blanca City đang định nghĩa lại vị trí “kim cương” của bất động sản Vũng Tàu, TPHCM. Xem thêm
Tâm điểm kết nối và trung tâm nghỉ dưỡng: tòa tháp Blanca định nghĩa lại vị trí “kim cương” đô thị biển Vũng Tàu - 1

😅 Tối qua đọc được một post về chủ đề: “Có nên mua nhà từng có người mất hay không”

Tưởng sẽ rùng rợn, ai dè lại là một chuỗi comment cười ra nước mắt, mà càng đọc càng thấy... có lý ghê! Xem thêm
😅 Tối qua đọc được một post về chủ đề: “Có nên mua nhà từng có người mất hay không” - 1

🎉 5,9%/năm: Có thể không phải mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử, nhưng là lần đầu tiên mình cảm thấy chính sách nhà ở thật sự… có chỗ cho mình.

Là một người trẻ dưới 35 tuổi, mình không đầu tư, không lướt sóng. Mình chỉ là một người đi làm, tích cóp từng đồng với hy vọng một ngày nào đó có thể “chạm tay vào mái nhà của chính mình”, ở chính thành phố mình đang sống và làm việc. Xem thêm
🎉 5,9%/năm: Có thể không phải mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử, nhưng là lần đầu tiên mình cảm thấy chính sách nhà ở thật sự… có chỗ cho mình.  - 1

Hầm để xe chung cư: Mua nhà được tặng… “Trò chơi may rủi” mỗi tối

Nhiều cư dân ở Hà Nội mua nhà chung cư với hi vọng “thoát cảnh đi thuê”, nào ngờ lại bước vào một chuỗi drama không hồi kết. Xem thêm
Hầm để xe chung cư: Mua nhà được tặng… “Trò chơi may rủi” mỗi tối - 1

💸 Vay tiền đầu tư bất động sản: Làm giàu cho mình hay… cho ngân hàng?

Nhiều người đang có trong tay tầm 1 tỷ, thu nhập khoảng 40–50 triệu/tháng. Nghe lời khuyên “dùng tiền người khác để làm giàu”, họ vay thêm 3–4 tỷ, ôm vài lô đất, căn hộ, hoặc shophouse với ước mơ đổi đời. Xem thêm
💸 Vay tiền đầu tư bất động sản: Làm giàu cho mình hay… cho ngân hàng?  - 1

Vinhomes Green City - Chuẩn mực sống “hợp gu” thế hệ thịnh vượng mới

Không chỉ là tài sản, bất động sản ngày nay còn là nền tảng cho một lối sống toàn diện, cân bằng giữa công việc, gia đình và phát triển bản thân. Đây chính là tiêu chí sống đang được thế hệ thành đạt mới - những người trẻ, năng động và có tư duy đầu tư hiện đại - ưu tiên hàng đầu. Xem thêm
Vinhomes Green City - Chuẩn mực sống “hợp gu” thế hệ thịnh vượng mới - 1

Có hợp đồng thuê nhà, chưa chắc dòng tiền thuê sẽ ổn định

Mình nhớ mình có xem 1 căn ở quận trung tâm, nằm trên trục đường kết nối giữa 2 chợ nổi tiếng, nằm sát lõi thương mại lâu đời. Xem thêm
Có hợp đồng thuê nhà, chưa chắc dòng tiền thuê sẽ ổn định - 1

Đừng bao giờ đi xem nhà một mình (ít nhất phải đi 2 người)

Mình đã từng suýt chốt một căn siêu ngon ở Phú Nhuận nếu không nhờ đi cùng bạn thân. Đó là một căn góc 3 mặt tiền trong hẻm lớn, vừa xây mới hoàn toàn, chuẩn bài để vận hành căn hộ dịch vụ. Xem thêm
Đừng bao giờ đi xem nhà một mình (ít nhất phải đi 2 người) - 1

Hãy mạnh dạn bắt chuyện với hàng xóm và những hàng quán nhỏ xung quanh khi đi mua nhà

Lưu ý là hàng xóm và những hàng quán nhỏ nhé. Vì hàng quán nhỏ thì bạn mới dễ bắt chuyện với chủ hoặc nhân viên để hỏi thăm về căn nhà gần đó mà bạn đang xem xét. Nhờ điều này mà mình đã tiết kiệm được thời gian khi đi xem 1 căn nhà phố tưởng chừng rất đẹp nhưng thực ra lại có nhiều vấn đề. Xem thêm
Hãy mạnh dạn bắt chuyện với hàng xóm và những hàng quán nhỏ xung quanh khi đi mua nhà - 1

Đừng đợi đến khi có nhiều tiền mới đi xem nhà - vì lúc đó bạn dễ “mua bằng cảm xúc”

Nghe có vẻ ngược đời ha? Nhưng thật lòng mà nói, thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu đi xem nhà, là khi bạn... chưa có tiền. Xem thêm

Lý do đơn giản lắm: Vì lúc chưa có tiền, bạn tỉnh táo. Bạn đi xem vì tò mò, vì muốn học, muốn hiểu. Bạn không bị áp lực "phải mua", nên không dễ bị cuốn theo lời môi giới, hay mấy cái deal tưởng như “ngon ăn”.

Ngược lại, khi bạn đã có một cục tiền trong tay, đặc biệt là lần đầu cầm tiền tỷ để chuẩn bị mua nhà, bạn rất dễ rơi vào trạng thái nôn nóng phải chốt. Và vì còn thiếu kiến thức và trải nghiệm thực tế nên bạn cũng cực kỳ dễ FOMO. Và lúc đó, chỉ cần một môi giới nói khéo, một căn nhà “coi được” mà gợi ý là sắp có người đặt cọc... là bạn có thể xuống tiền trong vòng vài ngày, mà chưa kịp kiểm tra kỹ.

Nhiều người mình quen biết cũng bị vấn đề này. Nôn nóng mua xong mới phát hiện vị trí khó bán lại, khu dân cư không ổn, sổ đỏ bị vướng phần lưu không, hoặc cho thuê mãi không có ai thuê. Mà vốn ban đầu thì chưa mạnh, ôm hàng hoài không thoát được dù rõ ràng ban đầu chỉ định mua để lướt nhanh.

Nguồn: Anh Tran

Đừng đợi đến khi có nhiều tiền mới đi xem nhà - vì lúc đó bạn dễ “mua bằng cảm xúc” - 1

Bất động sản không có cửa giảm giá trong 2 năm tới?

Trong một bối cảnh thị trường nhiều biến động, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng – đã đưa ra nhận định đầy sức nặng: Bất động sản sẽ không giảm giá trong ít nhất 2 năm tới. Xem thêm
Bất động sản không có cửa giảm giá trong 2 năm tới? - 1

Đánh thuế bất động sản thứ hai có tác động đến giá nhà?

Có lẽ nhiều người kỳ vọng rằng đánh thuế bđs thứ 2 là cây đũa thần giúp bđs giảm giá. Nên khi có tin đánh thuế bđs thứ 2 chưa được áp dụng thời điểm này khiến nhiều người hụt hẫng. Riêng mình thấy có đánh thuế bđs thứ 2 thì cũng không tác động nhiều đến giá nhà, lý do là: Xem thêm
Đánh thuế bất động sản thứ hai có tác động đến giá nhà? - 1

Sun Group tái xuất thị trường địa ốc Thủ đô với dự án Sun Feliza Suites

Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.   Xem thêm
Sun Group tái xuất thị trường địa ốc Thủ đô với dự án Sun Feliza Suites - 1

Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển

Khi Hà Nội đang chìm trong lớp khói bụi dày đặc và cái nóng hầm hập, gia đình chị Hải Yến thu xếp hành lý rời khỏi Thủ đô bắt đầu một cuộc sống mới bên biển xanh, nắng vàng tại thành phố Nha Trang. Xem thêm
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 1
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 2
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 3

TS NGUYỄN VĂN ĐÍNH: GIÁ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI QUÁ THẤP

P/s : Vậy bao nhiu thì đúng giá đối với thu nhập bình quân of những đối tượng đc mua NOXH Xem thêm
TS NGUYỄN VĂN ĐÍNH: GIÁ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI QUÁ THẤP  - 1

BA VÌ: MỘT NGƯỜI DÂN ĐÃ HOÀN TẤT THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HƠN 210M2 ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM THÀNH ĐẤT Ở, NHƯNG SỐ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI ĐÓNG QUÁ "KHỔNG LỒ" NÊN ĐÃ "QUAY XE" 🥺

Đó là trường hợp của ông Đ.C.P ở xã Minh Quang, huyện Ba Vì (nay là xã Ba Vì) khi xin chuyển mục đích sử dụng hơn 210m2 đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Xem thêm

Theo quy định tại Nghị định 103, tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng được tính theo công thức: Giá đất ở trong bảng giá đất trừ đi giá đất trồng cây lâu năm trong cùng bảng giá.

Cụ thể, tại khu vực của ông Đ.C.P, giá đất ở là 4,4 triệu đồng/m2 và giá đất trồng cây lâu năm là 63.000 đồng/m2. Như vậy, mức chênh lệch để tính tiền sử dụng đất là 4.337.000 đồng/m2.

Nếu chuyển đổi 210,2m2 đất, ông Đ.C.P sẽ phải nộp hơn 911 triệu đồng tiền sử dụng đất và một khoản tiền lệ phí trước bạ theo quy định.

Với người dân ở nông thôn, số tiền này quá lớn, ông Đ.C.P không đủ khả năng để đóng. Do đó, dù đã ra quyết định cho phép ông Đ.C.P chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng UBND huyện Ba Vì (nay là UBND xã Ba Vì) phải thu hồi và hủy quyết định này.

Trường hợp của ông Đ.C.P không phải là hiếm gặp. VietNamNet cũng đã phản ánh việc 1 người dân ở Nghệ An muốn chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở đã phải "khóc ròng" khi số tiền phải nộp lên tới 4,5 tỷ đồng.

Cần sửa quy định để giảm ‘cú sốc’ cho người dân?

Nguồn: Vietnamnet

BA VÌ: MỘT NGƯỜI DÂN ĐÃ HOÀN TẤT THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HƠN 210M2 ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM THÀNH ĐẤT Ở, NHƯNG SỐ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI ĐÓNG QUÁ "KHỔNG LỒ" NÊN ĐÃ "QUAY XE" 🥺  - 1

👉 Mua hay thuê? 5 kịch bản tài chính ai cũng nên tự kiểm tra trước khi "xuống tiền"

Các bác đã đọc chia sẻ: "🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là ngu dốt? Vậy xã hội này muốn bạn "chết" kiểu gì?" của em chưa ạ? Xem thêm
👉 Mua hay thuê? 5 kịch bản tài chính ai cũng nên tự kiểm tra trước khi "xuống tiền"  - 1

🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là dại? Vậy xã hội này muốn gì ở bạn?

Người ta chê bạn ở nhà thuê là không ổn định. Họ bảo bạn sống kiểu nay đây mai đó, không có gốc rễ, chẳng khác gì một sinh viên mãi không chịu trưởng thành. Nhưng rồi khi bạn quyết tâm vay tiền tỷ để mua nhà, họ lại bĩu môi: “Ủa lương bao nhiêu mà dám ôm nợ dài hạn?”. Trớ trêu thay, xã hội có vẻ chẳng cần bạn ổn định thật sự, họ chỉ cần một phiên bản của bạn… mà họ thấy dễ chấp nhận. Xem thêm
🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là dại? Vậy xã hội này muốn gì ở bạn?  - 1

✍️ Mất tiền cọc không phải vì thiếu tiền mà vì thiếu hiểu hợp đồng

Rất nhiều người đi mua đất, mua nhà và ký hợp đồng đặt cọc với tâm lý "chắc chẳng sao đâu", chỉ vài trang A4, nhìn qua thấy cũng rõ ràng: bên A đặt cọc, bên B nhận tiền, rồi hẹn ngày ký hợp đồng mua bán. Nhưng chính sự "đơn giản" đó lại là cái bẫy khiến không ít người mất trắng, mà vẫn không biết mình sai ở đâu. Xem thêm
✍️ Mất tiền cọc không phải vì thiếu tiền mà vì thiếu hiểu hợp đồng - 1

🏠 Tôi đang tìm mua nhà ở xã hội và đây là dự án vừa lọt vào "radar" của tôi, chia sẻ cùng mọi người đang quan tâm nhé!

Mấy năm gần đây, giấc mơ an cư tại Hà Nội với thu nhập tầm trung không hề dễ dàng. Giá nhà thương mại cứ tăng dần đều, còn nhà ở xã hội thì vừa ít, vừa phải canh đúng lúc để nộp hồ sơ. Vậy nên khi đọc được thông tin về dự án nhà ở xã hội Newlife tại Hoài Đức, tôi thấy khá hy vọng, không chỉ vì số lượng căn mở bán mà còn vì đơn vị phát triển dự án là HUD, một tên tuổi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Xem thêm
🏠 Tôi đang tìm mua nhà ở xã hội và đây là dự án vừa lọt vào "radar" của tôi, chia sẻ cùng mọi người đang quan tâm nhé! - 1

Khai trương VinWonders Vũ Yên - Tâm điểm vui chơi giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc

Công ty Cổ phần Vinpearl chính thức khai trương VinWonders Vũ Yên - Công viên giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc. Xem thêm
Khai trương VinWonders Vũ Yên - Tâm điểm vui chơi giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc - 1

TP.HCM 168 xã phường và những “chiếc top 10” đáng chú ý

Hôm nay, TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động với mô hình chính quyền 2 cấp, sau khi thực hiện sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở này, thành phố được phân chia lại thành 168 xã, phường mới, mở ra một bức tranh phát triển đô thị và công nghiệp nhiều tiềm năng. Hãy cùng điểm qua một số “chiếc top” đáng chú ý theo các chỉ số nổi bật nhất. Xem thêm
TP.HCM 168 xã phường và những “chiếc top 10” đáng chú ý - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết