D.B.Cooper

D.B.Cooper

Dự án tỷ đô thế chấp ngân hàng và nghi vấn chuyển khoản nợ 'khủng' từ Sacombank sang LienVietPostBank

Dự án KĐT Sài Gòn - Bình An “đắp chiếu” 20 năm được Sacombank nhận thế chấp vào năm 2016 với giá trị tài sản đảm bảo được định giá gần 20.000 tỷ đồng. Dự án chậm triển khai khiến nhà băng này “chôn vốn” tại đây trong gần 5 năm. Mới đây, KĐT Sài Gòn - Bình An đang rục rịch triển khai và khoản nợ “khủng” từ Sacombank cũng đã được chuyển sang LienVietPostBank.

Dự án tỷ đô thế chấp ngân hàng và nghi vấn chuyển khoản nợ 'khủng' từ Sacombank sang LienVietPostBank - 1

Sacombank chuyển khoản nợ “khủng” sang LienVietPostBank?

Năm 2016, Dự án KĐT Sài Gòn - Bình An rộng 117 ha nằm tại Quận 2, TP.HCM được định giá gần 20.000 tỷ đồng khi thế chấp tại các chi nhánh của Sacombank đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận và thị trường.

Cụ thể, các thông tin đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm cho thấy toàn bộ lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh, khai thác Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An đã được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp), chủ đầu tư dự án thế chấp tại Sacombank với mức định giá gần 20 nghìn tỷ đồng.

Thông thường, các khoản vay bất động sản được các nhà băng cho vay với giá trị 70-90% tài sản đảm bảo, nghĩa là số tiền Sacombank giải ngân vào dự án này có thể lên hơn chục nghìn tỷ đồng.

Thông tin trên tờ The Leader cho biết, để thực hiện giao dịch này, 8 chi nhánh của Sacombank đã cùng tham gia bao gồm các chi nhánh Trung tâm, Sài Gòn, Bến Thành, Gò Vấp, Quận 12, Chợ Lớn, Củ Chi và Quận 8.

Vị trí dự án KĐT Sài Gòn - Bình An.
Vị trí dự án KĐT Sài Gòn - Bình An.

Theo tìm hiểu, dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An tiền thân là dự án Dự án Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (tên thương mại là Saigon Golf, Country Club and Residences – SGCCR) ra đời từ năm 2001.

Thời điểm Khu đô thị Sài Gòn Bình An được đem thế chấp tại ngân hàng Sacombank, dự án mới chỉ là một khu đất trống, cỏ um tùm, thậm chí là tình trạng pháp lý không rõ ràng. Điều này khiến giới đầu tư không khỏi thắc mắc, tại sao Sacombank lại rót số tiền “khổng lồ” vào một dự án "trên giấy"?

Bởi vào cuối năm 2016, báo cáo tài chính riêng ngân hàng mẹ Sacombank cho biết, nhà băng này có tổng tài sản hơn 320.000 tỷ đồng, với vốn chủ sở hữu hơn 18.800 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2016 cũng chỉ hơn 190.000 tỷ đồng. Giả định giá trị giải ngân chỉ chiếm 70% giá trị tài sản đảm bảo dự án thì Sacombank thời điểm đó có thể đã chi tới hơn 13.600 tỷ đồng, tương đương 72% vốn chủ sở hữu.

Trong khi đó, cuộc khủng hoàng Trầm Bê khiến ngân hàng đang phải “gồng mình” xử lý hậu quả. Vì vậy, khoản nợ đến gần tỷ đô tại một dư án "trên giấy" đã khiến nhiều nhà đầu tư khá bất ngờ.

Sau 2 năm thế chấp tại Sacombank, SDI Corp đã thực hiện rút bớt một phần tài sản thế chấp gồm các khu đất có tổng diện tích khoảng 65 nghìn m2 trong quy hoạch của dự án Dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An. Giá trị khối tài sản bảo đảm sau đó được điều chỉnh giảm xuống còn 16.540 tỷ đồng.

Đến đầu năm 2020, cả dự án và khoản đảm bảo đã có những diễn biến mới sau nhiều năm “bất động”. Theo đó, vào tháng 4/2020, truyền thông và dư luận ồn ào câu chuyện về dự án này vừa được phê duyệt 1/500, các sản phẩm bất động sản tại đây sắp được bán ra thị trường, giá chào bán dự kiến 230 triệu/m2.

Đáng chú ý, khoản tài sản đảm bảo gắn liền với dự án này cũng đồng thời được chuyển từ Sacombank sang LienVietPostBank.

Thông tin tên Tạp chí Bất Động sản Việt Nam gần đây cho biết: Ngày 23/9/2019, 15/1/2020, 17/6/2020, 23-26-29/6/2020 và 14/8/2020, các nội dung liên quan đến giao dịch đảm bảo của Công ty SDI được thay đổi. Theo đó, đơn vị nhận cầm cố dự án liên quan đến doanh nghiệp này được thay đổi sang LienVietPostBank.

Điều này đã khiến nhiều người thắc mắc, vì sao Sacombank chấp nhận “chôn vốn” tại dự án khi Khu đô thị Sài Gòn Bình An “đắp chiếu” trong nhiều năm. Nhưng đến lúc dự án chuẩn bị triển khai, “miếng ngon” lại về tay LienVietPostBank? Giữa SDI - Sacombank và LienVietPostBank có mối quan hệ như thế nào? Và hiện tại ai là chủ nhân thực sự của dự án này?

“Đắp chiếu” 20 năm, chủ sở hữu KĐT Sài Gòn Bình An hiện là ai?

Theo giới thiệu, dự án đó là Khu đô thị Sài Gòn Bình An do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) làm chủ đầu tư. Dự án giáp đường Đỗ Xuân Hợp phía Đông, phía Tây giáp dự án Sài Gòn Sports City do Keppel Land (Singapore) và Chiap Hua (Hồng Kông), phía Nam giáp đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Khu đô thị này có diện tích lên tới 1.174.221 m2 (117ha). Có thể nói đây là một con số đáng mơ ước của nhiều nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Đối với những thành phố lớn, quỹ đất ngày càng khan hiếm như TP HCM thì 117ha thực sự là một con số “khủng”. Tuy nhiên, đáng buồn là dù được quy hoạch đã 20 năm nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất trống.

Qúa trình hình thành dự án Khu đô thị Sài Gòn - Bình An bắt đầu từ năm 2001 khi Chính phủ có quyết định cho phép Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (Saigon Golf, Country Club and Residences) tại phường An Phú quận 2 TP HCM.

Dự án Saigon Golf Country Club and Residences rộng 120 ha và có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Theo quy hoạch chi tiết 1/500 năm 2010 thì dự án được phép xây dựng các hạng mục gồm: 01 sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, khu dân cư sang trọng với 193 biệt thự, 132 căn hộ cao cấp, một khách sạn - căn hộ cho thuê và câu lâc bộ thể thao hiện đại.

Dự án "đắp chiết" suốt 20 năm.
Dự án "đắp chiết" suốt 20 năm.

Tháng 10/2010, dự án Saigon Golf Country Club and Residences đã được chủ đầu tư SDI tổ chức lễ khởi công chính thức. Thời điểm khởi công, chủ đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành khu vực sân golf vào cuối năm 2012 và toàn bộ dự án vào cuối năm 2013.

Tuy nhiên tiến độ triển khai dự án không như kế hoạch đề ra và đến cuối năm 2014, UBND TP HCM đã đề nghị đưa sân golf này ra khỏi danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 của Thành phố. Đề xuất này được Thủ tưởng Chính phủ chấp thuận.

Đến năm 2015, theo một quyết định điều chỉnh quy hoạch, sân liên hợp sân golf này được chuyển đổi thành dự án khu đô thị., điều chỉnh từ dự án Saigon Golf Country Club and Residences thành Khu đô thị Sài Gòn - Bình An. Tính chất là khu đô thị mới quy hoạch xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại.

Đi kèm với đó là việc thay đổi chủ sở hữu dự án sau đó 1 năm với sự xuất hiện của Tập đoàn Him Lam.

Theo thông tin trên Báo Đất Việt, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) – chủ sở hữu dự án được thành lập từ năm 1999 do 1 pháp nhân và 6 cá nhân góp vốn sáng lập, bao gồm Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Sản xuất Thiên Hải (giờ là Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải) và các ông/bà: Lê Thu Hà, Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Việt Chi, Phùng Thị Quỳnh Yến, Trần Thị Ý Chi, Vũ Thị Ngọc Anh.

Đến năm 2016, 7 cái tên sáng lập vẫn còn duy trì cổ phần tại SDI, song khối lượng hết sức hạn chế, với tổng tỷ lệ sở hữu chỉ là 2,7%. Tháng 6/2016, SDI tăng mạnh vốn điều lệ từ mức 845 tỷ đồng lên thành 3.845 tỷ đồng, với hầu hết cổ phần (308.788.000 trong tổng số 384.500.000 cổ phần) thuộc sở hữu của Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land).

Sau đó, Him Lam Land đã đem toàn bộ 308.788.000 cổ phiếu SDI làm tài sản bảo đảm tại Sacombank – Chi nhánh Trung tâm. Tổng trị giá của lô tài sản bảo đảm này được hai bên xác định theo thị giá là 5.558,184 tỷ đồng. Him Lam Land là doanh nghiệp được sở hữu bởi Tập đoàn Him Lam.

Tập đoàn Him Lam gắn liền với tên tuổi ông Dương Công Minh, người hiện là Chủ tịch của Sacombank, ngân hàng nhận thế chấp siêu dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An.

Giữa năm 2017, ông Minh đã rời bỏ LienVietPostBank để ứng cử vào Sacombank và trở thành Chủ tịch ngân hàng này gần 2 năm qua. Sau đó, để đáp ứng các quy định của pháp luật về ngân hàng, ông Minh cũng từ nhiệm các chức vụ tại Tập đoàn Him Lam.

DIC Corp từ chối hợp tác với Him Lam tại dự án hơn 10.000 tỷ đồng

DIC Corp vừa công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án hợp tác đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu tại phường 12, TP Vũng Tàu với Tập đoàn Him Lam.

Kết quả cho thấy, trong gần 9.000 phiếu phát đi, đơn vị này chỉ thu về 149 phiếu; trong đó có 145 phiếu hợp lệ và chỉ có 33,07% ý kiến đồng ý; 26,57% không đồng ý và 20,31% không có ý kiến. Theo kết quả này, phương án hợp tác với Him Lam không được thông qua

Trước đó, do khó huy động vốn và lo ngại về tiến độ dự án, cuối tháng 8 vừa qua, DIC Corp đã gửi đến cổ đông tờ trình về việc hợp tác tại dự án. Theo đó, chủ trương công ty là hợp tác với công ty con do Công ty CP Him Lam chỉ định để thực hiện đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.

Phía Him Lam giao toàn quyền quyết định đầu tư cho DIC Corp và không tham gia vào các vấn đề đầu tư liên quan đến dự án. Tuy nhiên, lợi ích sẽ phải chia theo tỷ lệ vốn góp, dự kiến dự án sẽ mang lại nguồn thu từ 2021-2026; quý II/2021 sẽ bắt đầu bán hàng.

 

Nguồn : Hải Lan (Tổng hợp)/SHTT

0

Bình luận

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế

Từ một cái tên còn ít được biết đến trên thị trường bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long (MST: 0109534553) đang dần gây chú ý không chỉ bởi chiến lược mở rộng táo bạo mà còn vì những dấu hiệu cảnh báo về khả năng kiểm soát dòng tiền, mới nhất là quyết định cưỡng chế thuế do Chi cục Thuế cơ sở số 8 TP Hà Nội ban hành. Xem thêm
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế  - 1

Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?

Một câu đùa cợt đầy chua chát, nhưng là sự thật đau lòng đang định hình lại toàn bộ thị trường nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội. Xem thêm
Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?  - 1

Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà

Khi đọc bài này, tôi liên tưởng đến câu "người giàu cũng khóc". Thì ra không chỉ người nghèo mới luẩn quẩn trong vòng xoáy mua nhà. Xem thêm
Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà - 1

Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM

Giá chung cư tại Hà Nội đang leo thang với tốc độ khiến không ít người mua nhà “hụt hơi”, còn giới đầu tư thì bắt đầu gật gù thừa nhận: “Thị trường Thủ đô bây giờ không còn là vùng trũng giá bất động sản nữa”. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM - 1

Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực"

Trong suốt nhiều năm vừa qua, thị trường BĐS Tp.HCM vẫn vận hành theo cấu trúc “đơn cực" với trung tâm CBD truyền thống là các quận 1,3,5 nơi tập trung các cơ quan hành chính, tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp và các khu dân cư lâu đời. Xem thêm
Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực" - 1

Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn

Là dự án có sức hút đặc biệt tại Đà Nẵng năm 2025, The Legend Danang kế bên cầu Rồng đang tạo ra “làn sóng” săn tìm không gian sống mang tính biểu tượng với chính sách Early Bird hấp dẫn. Xem thêm
Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn - 1

Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence

Thức dậy đón ánh nắng sớm mai bên khung cửa view sông Hàn, tận hưởng bầu khí quyển trong lành, luyện tập thể thao từ phòng gym cho đến bể bơi vô cực trong tòa tháp, trải nghiệm dịch vụ, mua sắm ngay khối đế... Không cần phải đi xa, tòa tháp Sun Solar Residence mang đến không gian sống chuẩn VVIP, đầy đủ tiện ích mà giới tinh hoa luôn khao khát, ngay giữa lõi trung tâm thành phố Đà Nẵng. Xem thêm
Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence - 1

Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng?

Gần đây, các ngân hàng rầm rộ tung ra gói vay mua nhà dành cho người trẻ, lãi suất ưu đãi và thời hạn vay lên đến... 40 năm. Nghe thì hấp dẫn, nhưng không ít người lại chùn bước, nhất là khi tính ra có thể “cõng nợ” đến tận tuổi về hưu. Xem thêm
Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng? - 1

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm Xem thêm
Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm - 1

Dạo này các dự án chung cư mới ở Hà Nội toàn thuộc phân khúc cao cấp, giá trên 100 triệu/m² là chuyện quá bình thường hay sao?

Dạo này lướt qua các dự án mới mở bán ở Hà Nội, thấy giá chung cư cứ như lên đồng, toàn trên 100 triệu/m², có dự án còn chạm mốc 160 triệu/m². Xem thêm
Dạo này các dự án chung cư mới ở Hà Nội toàn thuộc phân khúc cao cấp, giá trên 100 triệu/m² là chuyện quá bình thường hay sao? - 1

🏫 Mua nhà gần trường: Một quyết định đáng giá hơn bạn nghĩ

Khi tôi và chồng quyết định mua nhà, tiêu chí đầu tiên chúng tôi nghĩ tới không phải là gần trung tâm, gần chợ hay sát bên bệnh viện, mà là: nhà có gần trường học không? Lúc đó, nhiều người còn bảo "con mới học mẫu giáo, lo xa thế", nhưng thật lòng, nếu không có sự lo xa ấy, tôi nghĩ cuộc sống của chúng tôi bây giờ đã khác, tất nhiên là… bận rộn, mệt mỏi hơn rất nhiều. Xem thêm
🏫 Mua nhà gần trường: Một quyết định đáng giá hơn bạn nghĩ - 1

Lotte Eco Smart City chính thức “chốt đơn” đất vàng Thủ Thiêm, được duyệt giá đất 16.190 tỉ đồng và phép thử thực sự của đô thị lõi Thủ Thiêm

Sau gần một thập kỷ kể từ ngày đầu công bố, đại dự án Lotte Eco Smart City vừa chính thức “mở khoá” pháp lý quan trọng: được TP.HCM phê duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng, tạo cơ sở để hoàn thiện nghĩa vụ tài chính, xin cấp sổ đỏ và triển khai xây dựng. Đây không chỉ là tín hiệu cho thấy thị trường đang có sự khởi động trở lại, mà còn là phép thử lớn cho tầm nhìn phát triển đô thị lõi Thủ Thiêm, nơi từng mang tham vọng trở thành trung tâm tài chính mới của Đông Nam Á. Xem thêm
Lotte Eco Smart City chính thức “chốt đơn” đất vàng Thủ Thiêm, được duyệt giá đất 16.190 tỉ đồng và phép thử thực sự của đô thị lõi Thủ Thiêm - 1

Bất động sản Việt Nam chưa thể “chết” - Phần 3: Sau đỉnh núi cao thường là thung lũng/vực thẳm – Lịch sử liệu có lặp lại?

Lịch sử BĐS Việt Nam từng chứng kiến những chu kỳ "đỉnh núi – thung lũng" (ví dụ: các "cơn sốt" năm 2007-2008, 2010-2011, và 2018-2022 đều cho thấy quy luật bong bóng vỡ khi giá bị đẩy lên quá cao). Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại cho thấy sự khác biệt cốt lõi, hướng tới một giai đoạn điều chỉnh để trưởng thành thay vì lao xuống "vực thẳm". Xem thêm
Bất động sản Việt Nam chưa thể “chết” - Phần 3: Sau đỉnh núi cao thường là thung lũng/vực thẳm – Lịch sử liệu có lặp lại? - 1

“Sống chất” tại căn hộ Sun Group cận kề 4 đại công viên hàng đầu khu Nam Hà Nội

Sở hữu vị trí hiếm có giữa lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, tổ hợp căn hộ cao tầng Park Residence nổi lên như một lựa chọn an cư, đầu tư hấp dẫn khi trở thành tâm điểm của hệ tiện ích thuộc 4 đại công viên lần đầu tiên xuất hiện tại đô thị cửa ngõ Nam Hà Nội. Xem thêm
“Sống chất” tại căn hộ Sun Group cận kề 4 đại công viên hàng đầu khu Nam Hà Nội - 1

Hà Nội vào mùa… “giá trọ leo thang”! Có nơi nhảy vọt 15%

Không chỉ nắng nóng ngoài trời, mà cả bảng giá thuê trọ cũng đang âm thầm tăng nhiệt. Mỗi mùa nhập học, khi mà tân sinh viên chưa kịp quen đường đã phải quen luôn với cụm từ “phòng trọ full rồi em ơi”. Người thuê thì thở dài, chủ nhà thì… mỉm cười, còn môi giới thì “cháy máy”. Xem thêm

Vậy giá thuê trọ đang tăng thế nào? Người thuê ứng phó ra sao? Cùng dạo một vòng “bản đồ nhà trọ” Hà Nội mùa cao điểm!

Từ tháng 3 đến nay, giá thuê phòng trọ tại Hà Nội tăng mạnh, nhất là ở các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Mức tăng phổ biến từ 10-15%, cả với phòng trọ giá rẻ và chung cư mini.

Ở Nam Từ Liêm, phòng trọ 20-25m2 không nội thất tại Mỹ Đình tăng từ 2,4-3 triệu lên 2,8-3,4 triệu đồng/tháng. Chung cư mini tại Mỹ Đình và Mễ Trì cũ đều tăng lên mức 5,5-6 triệu/tháng. Các khu như Phú Đô, Tân Mỹ, Nhân Mỹ cũng có mức tăng tương tự.

Cầu Giấy ghi nhận phòng khép kín 20-30m2 tăng từ 2,5-3,5 triệu lên 2,8-4 triệu đồng/tháng, còn căn hộ mini dao động từ 4,7 đến 6,5 triệu/tháng.

Thanh Xuân và Hà Đông cũng trong xu hướng tăng, giá thuê phòng khép kín đầy đủ nội thất phổ biến 4-5 triệu đồng, căn hộ mini lên đến 5,2 triệu/tháng.

Các bác thuê trọ khu nào, giá có tăng không? Các tân sinh viên chuẩn bị tinh thần nhé!

Hà Nội vào mùa… “giá trọ leo thang”! Có nơi nhảy vọt 15% - 1

Bất động sản chưa thế “chết” - Phần 2: Những yếu tố tạo đà tăng trưởng cho BĐS Việt Nam

Trong phần 1, chúng ta đã khẳng định thị trường bất động sản không thể “chết” nhờ ý chí chủ quan của Nhà điều hành và vai trò quan trọng của BĐS đối với nền kinh tế. Tiếp nối, phần 2 sẽ chỉ ra rằng BĐS không những không "chết", mà đang được "bơm máu hồi sức" một cách mạnh mẽ nhờ những yếu tố then chốt sau: Xem thêm
Bất động sản chưa thế “chết” - Phần 2: Những yếu tố tạo đà tăng trưởng cho BĐS Việt Nam  - 1

🏡 Chàng rể nhà người ta: Mua đất, xây nhà tiết kiệm điện tặng mẹ vợ ở Đà Nẵng 💚

Anh Bình, một chàng rể sống tại phường Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) đã mua một mảnh đất nhỏ ở phường Điện Bàn Đông, rồi thuê kiến trúc sư thiết kế căn nhà 1 tầng xinh xắn, đầy đủ tiện nghi. Xem thêm
🏡 Chàng rể nhà người ta: Mua đất, xây nhà tiết kiệm điện tặng mẹ vợ ở Đà Nẵng 💚  - 1

Chi phí xây dựng leo thang: Bất động sản Việt Nam đang bước vào “tam áp lực”

Trong bối cảnh thị trường bất động sản toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, một thách thức mới đang âm thầm định hình lại cuộc chơi: chi phí xây dựng tăng vọt nhanh hơn cả tốc độ lạm phát tại nhiều quốc gia phát triển, theo báo cáo mới nhất từ Savills: Việt Nam, dù không phải trung tâm của cơn bão này, nhưng cũng đang cảm nhận rõ sức ép từ ba tầng chi phí chồng lấn: vật liệu – tài chính – lao động. Xem thêm
Chi phí xây dựng leo thang: Bất động sản Việt Nam đang bước vào “tam áp lực”  - 1

Lương hơn 20 triệu, sau 4 năm cưới mình đã mua được nhà!

Hôm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm, mình đi chợ và mua một đống hoa quả không cần ngó trước bảng giá. Chôm chôm, cóc, xoài, vài quả mận hết 50 nghìn. Xem thêm
Lương hơn 20 triệu, sau 4 năm cưới mình đã mua được nhà! - 1

Trăm lối sinh lời với shoptel Isla Bella tại Vinhomes Royal Island

Khi dòng khách đổ về đảo Vũ Yên (Hải Phòng) ngày càng đông nhờ các cú hích hạ tầng và du lịch, giới đầu tư nhanh nhạy đang tập trung vào shoptel Isla Bella - sản phẩm shop và hotel phong cách Địa Trung Hải duy nhất tại đại đô thị nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island. Xem thêm
Trăm lối sinh lời với shoptel Isla Bella tại Vinhomes Royal Island - 1

🎥 "Luxury 0 đồng" giữa lòng phố thị: Một câu chuyện cảnh tỉnh về an ninh không gian sống

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những hình ảnh từ camera an ninh ghi lại cảnh một người phụ nữ "cắm trại" trọn vẹn hai đêm tại căn hộ hạng sang của một gia đình nào đó. Nhưng điều gây sốc hơn là: chị không phải khách thuê, cũng chẳng được mời. Chị… tự đến. Xem thêm
🎥 "Luxury 0 đồng" giữa lòng phố thị: Một câu chuyện cảnh tỉnh về an ninh không gian sống  - 1

Đảo Châu Âu, Eco Central Park: Nơi giới siêu giàu không chọn mua nhà, chọn “mua” tuổi thọ

Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ “tam giác trị liệu”: sống thư thái từ tác dụng của mặt nước đem lại; trị liệu từ các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà; đặc biệt là chăm sóc sức khỏe chủ động, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse được chủ đầu tư Ecopark thiết kế để phục vụ nhu cầu cư dân 24/7. Xem thêm
Đảo Châu Âu, Eco Central Park: Nơi giới siêu giàu không chọn mua nhà, chọn “mua” tuổi thọ - 1

Sun Group tiếp tục “gây bão” thị trường bất động sản với “siêu phẩm” The RiO cận kề Cầu Rồng Đà Nẵng

Nằm ngay bên sông Hàn, cận kề Cầu Rồng biểu tượng, phân khu thấp tầng The RiO thuộc tổ hợp cao cấp đa giá trị Sun Ponte Residence chính thức được Sun Property (thành viên Sun Group) - nhà phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam giới thiệu ra thị trường tháng 7/2025. Sở hữu vị trí đắc địa hiếm có, tâm điểm của kết nối giao thương, du lịch, dịch vụ, The RiO hứa hẹn sẽ là “ngôi sao mới” của bất động sản Đà thành. Xem thêm
Sun Group tiếp tục “gây bão” thị trường bất động sản với “siêu phẩm” The RiO cận kề Cầu Rồng Đà Nẵng - 1

Liệu có thể thao túng được giá bất động sản không?

Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Cen Group nhận định, không ai có thể thao túng được giá bất động sản. Cơ chế thị trường và chính sách Nhà nước đang quyết định tất cả, đó là chủ trương phát triển kinh tế của Việt Nam. Xem thêm
Liệu có thể thao túng được giá bất động sản không? - 1

Hai tháng gian truân mua nhà ở xã hội của tôi

Từ chỗ háo hức chen chân xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội, sau hai tháng tôi nhận ra những nỗ lực của mình đều vô vọng. Xem thêm
Hai tháng gian truân mua nhà ở xã hội của tôi  - 1

THỦ TỤC CẤP SỔ ĐỎ THỰC TẾ LIỆU CÓ DỄ NHƯ CHÉM TRÊN MẠNG?

Thấy nhiều bạn làm luật, làm môi giới bất động sản...đăng bài, lên video nói cấp sổ đỏ cho giấy tay từ 01/7/2025 dễ lắm, đơn giản lắm như đúng rồi, nào là: nộp ở nơi nào cấp nào cũng được, nào là chỉ 3 ngày, nào là giấy tờ đơn giản....Đến nỗi hôm rồi về nhà mình cũng nghe mẹ mình nói nghe nói từ 1/7/2025 thủ tục đất đai nghe nói đơn giản, dễ làm. Mình nói chắc mẹ lại nghe mấy video của mấy ông trên mạng chứ gì. Xem thêm
THỦ TỤC CẤP SỔ ĐỎ THỰC TẾ LIỆU CÓ DỄ NHƯ CHÉM TRÊN MẠNG?  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết