Cụ thể, Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 140.300 tỉ đồng, đạt 38% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Mặc dù trung bình mỗi ngày TP thu được gần 1.800 tỉ đồng, cao hơn 121% mức trung bình phải thu trong năm nhưng mới chỉ đạt 38% dự toán, thấp hơn cả nước.
Điều này cũng không có gì ngạc nhiên. Trước hết vẫn khen Sài Gòn luôn là thành phố năng động về ứng biến kinh doanh. Trong muôn trùng khó khăn từ dịch covid gây ra mà trong 4 tháng đầu năm 2021 vẫn thu được tới 140 ngàn tỷ đồng, để nộp cho Trung Ương trên 110 ngàn tỷ đồng !
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với TPHCM. Ảnh: VGP
Nhưng vì sao chỉ đạt 38% kế hoạch ?
Đơn giản vì kế hoạch được xây dựng trong Q4.2020, lúc đó chỉ số GDP liên tục tăng lại từ Q2 thấp nhất vọt lên hơn 4% vào Q4.2020 tạo ra tâm lý lạc quan dịch sẽ qua và 2021 kinh tế phất lên. Tuy nhiên, Covid chỉ tạm yên vào cuối năm 2020 rồi bùng lại liên tục khiến cơ hội mới chưa đến, mà khó khăn cũ lại trổi dậy...
Nguồn thu hụt nhất là mảng du lịch và dịch vụ từ du khách nước ngoài. Do vẫn chưa mở cửa lại du khách nước ngoài, nên Tp.HCM là nơi thiệt hại nhất vì là nơi đón du khách nhiều nhất, kéo theo hàng loạt hoạt động thương mại - dịch vụ không đúng dự toán.
Mảng thứ hai là giao dịch BĐS. Mặc dù báo chí truyền thông vẩn đưa tin các cơn sốt BĐS với giá tăng chứ không giảm. Nhưng công bố của Bộ Xây dựng thì giao dịch BĐS quý 1.2021 giảm mạnh so với 2020 nên nguồn thu NS cũng giảm mạnh.
Dự báo hệ quả tiếp theo :
- Kịch bản 1 (góc độ TP) : Êm !
Theo kịch bản này, Thành phố tìm cách giảm chi các hoạt động chưa cần thiết, không có giá trị lan tỏa tạo ra việc làm và tiêu dùng nhiều, thí dụ chi 50 tỷ để lót vỉa hè Công viên Hồ Con rùa (còn đẹp chán). Với việc giảm chi các hoạt động có thể dời lại 2, 3 năm sau này (khi kinh tế đã ngon), thì Thành phố sẽ cân bằng ngân sách, và vẫn đủ nguồn để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kinh tế, doanh nghiệp.
Đặc biệt là chưa nghĩ đến những nguồn thu mới, dù hợp lý nhưng chưa hợp tình cảnh lúc này như thu thuế cho thuê căn hộ thí điểm Q11. Điều này cho phép người dân vẫn có tiền để chi sài, và duy trì sức mua, là một hoạt động quan trọng số 1 trong những lúc khó khăn kinh tế diện rộng.
- Kịch bản 2 (góc độ TP) : Mệt !
Theo kịch bản này, Thành phố sẽ tìm cách tăng nguồn thu bằng các giải pháp thu mới để bảo đảm đúng kế hoạch nộp Trung ương và cho mọi nguồn chi kế hoạch đã duyệt (như chi 50 tỷ để lót vĩa hè Công Hồ Con rùa..).
Theo kịch bản này, doanh nghiệp và người dân Sài Gòn sẽ nổ lực thêm chút để đóng góp cho Thành phố. Chỉ mệt thôi chứ không đến nổi chết, vì doanh nghiệp và người dân Sài Gòn có truyền thống vượt khó từ 40 năm nay nên vẩn chống đở được
- Kịch bản 3 (góc độ Trung Ương) : Bung và cơ hội đầu tư !?
Theo kịch bản này, không chỉ Sài Gòn mà nhiều nơi cũng không đạt nguồn thu, và do vậy ngân sách của Trung ương sẽ thiếu hụt nguồn thu để thực hiện các khoảng chi theo kế hoạch. Theo đó Chính phủ sẽ thực hiện cung tiền ngắn hạn để đảm bảo nguồn chi; và theo đó khả năng lạm phát cao ngắn hạn sẽ xuất hiện....
Với nhà đầu tư BĐS trong trường hợp này sẽ có 2 tình huống nghịch chiều nhau tùy theo cách cung tiền chi đầu tư của CP :
1. Nếu Chính phủ cung tiền nhưng vẩn kiểm soát chặt, thì người đang có BĐS lớn từ vốn vay, nhiều khả năng sẽ gặp lãi suất vay tăng do lạm phát cao ngắn hạn xuất hiện. Điều này khiến nhóm đầu tư này sẽ gặp khó khăn lớn. Đây chính là tình cảnh của giới đầu tư BĐS gặp phải vào năm 2011 - 2012.
2. Nếu Chính phủ cung tiền mạnh để hổ trơ nền kinh tế vào doanh nghiệp (như 2009)
Trong trường hợp này thì tiền sẽ tràn ngập nhiều nơi, và khi chưa kịp đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ chuyển qua đầu tư - đầu cơ BĐS. Khi đó trong ngắn hạn sẽ giúp BĐS tăng thanh khoản và giá. Đây là cơ hột tốt cho nhiều người mua trước đó "chốt lời - thoát hàng", rồi sau đó tính sau...
Kết luận: Dù Kịch bản nào, và dù tình huống đối với nhà đầu tư BĐS như thế nào; thì giai đoạn sắp tới sẽ là giai đoạn "rất hay" cho giới đầu tư BĐS.
Việc nhận định đúng trước một nhịp và ra tay đúng lúc (bán thoát hàng - hoặc mua tích lũy) sẽ rất quan trọng đối với nhà đầu tư.
Nguồn: TS Hien Dinh