Ngoài dự tính, cú đám bồi Covid đã knock out thị trường, quét đi một phần, tất cả thậm chí khoét sâu vào vốn chủ sở hữu hầu hết mọi thành phần kinh tế trong đó nặng nề nhất phải kể tới là các chủ đầu tư BĐS với con số đóng cửa, những kinh doanh lên tới 94,1%, số sàn, công ty môi giới đóng cửa lên tới 80% (Báo cáo của Hiệp hội hội BĐS Việt Nam do ông Nguyễn Trần Nam- Chủ tịch trình bày tại Hội thảo “ Giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu Covid 19 ngày 16/6 tại Hà Nội ). Giao dịch đóng băng, hàng tồn kho chất đống… đóng cửa, ngủ đông là những giải pháp được coi là an toàn trong giai đoạn đầu. Tiếc thay, doanh nghiệp dù có ngủ đông, dự án dù đắp chiếu … thì núi nợ vẫn cứ sinh sôi ngày đêm. Mặc dù, BĐS là lĩnh vực được đưa vào diện được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ…. theo tinh thần của Thông tư số 01/2020/TT ngày 13/03/2020 và dù thông tư được kéo dài thời hạn tới hết năm nay. Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi các qui định “lỏng lẻo” của Nghị định 163/2018/NĐ-CP đã chặn “cửa sinh” trong trận đồ bát quái về vốn cho doanh nghiệp BĐS, như vậy có lẽ đường thoát khả thi nhất là thoái vốn, bán một phần hoặc toàn bộ dự án, hay đơn thuần là nhả, là buông những dự án không còn cơ chế đặc biệt như BT, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng….
Một số doanh nghiệp “đàng hoàng” tuyên bố với báo giới, thông báo với chính quyền sự buông bỏ của mình như: Vingroup dừng không tiếp tục nghiên cứu quy hoạch và rút khỏi dự án Tổ hợp sân golf, khách sạn 5 sao, khu biệt thự cao cấp tại khu vực hồ Khe Chè, thị xã Đông Triều; dừng nghiên cứu lập quy hoạch dự án khu đô thị mới 3.490 ha tại xã Bình Đức và xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, Long An và gần đây nhất tiếp tục buông việc nghiên cứu 2 dự án 500 ha ở Thạch Thất, Hà Nội.
Một số doanh nghiệp lẳng lặng thoái vốn, làm đẹp sổ sách khi báo lãi khủng như Vinaconex khi Quý 3 báo lãi gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2019 …. Nhờ bán cổ phần tại dự án Bắc An Khánh (Splendora). Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Vinaconex giảm 39% còn hơn 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi trước thuế vẫn hơn gấp đôi năm trước, đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đóng góp chính vẫn là lãi từ thoái vốn, ghi nhận hơn 2.800 tỷ đồng. Giá cổ phiếu là phản ảnh sự kỳ vọng ở thời tương lai…trong khi tương lai doanh nghiệp mờ mịt vì dự án án sương sống đã bị bán, vậy niềm vui của Fo liệu có tày gang
Với Novaland, Quý 3/2020, doanh thu thuần tăng 42% lên 2.140 tỉ đồng, lãi ròng gần 2.121 tỉ đồng, gấp hơn 7 lần so với cùng kì năm ngoái. Sự “ tốt đột xuất” của lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 3.344 tỉ đồng tăng tới 3 lần so với cùng kỳ 2019 trong khi doanh thu chỉ đạt 3.803 tỉ đồng giảm tới 60%. Thì ra, đó là kết quả của việc mải miết thoái vốn từ các công ty con mang về khoản “lãi” gần 2.561 tỉ đồng. Dù lãi to tới vậy, nhưng tương lai đối với tập đoàn này đang là một câu hỏi lớn khi các dự án đang triển khai hoặc khai thác chủ yếu là các đại dự án động sản nghỉ dưỡng (Nova World Phan Thiết, Nova World Hồ Chàm, Naova Hills Mũi Né, Nova Beach Cam Ranh, Anatara Mũi Né….) - lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất bởi Covid
Quách tỉnh như đại gia Đất Xanh khi quyết định “chạy làng” khỏi 5 công ty trong nhiều lĩnh vực (Dầu khi Thăng Long, Saigon Riverside, In Nông nghiệp, Đất Viễn Đông…vv theo cách “bán từ tay phải sang tay trái” và thu về cả ngàn tỷ nghìn tỷ đồng và khoảng giữa năm 2019, ấy vậy sang năm 2020 Đất xanh lĩnh đủ khi lãi quý 1 giảm 78%, hoạt động môi giới trong quý 2 giảm 63%. Quý 3/2020, mảng môi giới bất động sản giảm 46% và là một trong những nguyên nhân chính kéo lãi ròng giảm 71%, còn hơn 100 tỷ đồng. Tính chung 3 quý, doanh thu DXG giảm hơn 50%, phản ánh sự suy yếu ở các hoạt động kinh doanh chính. Thêm vào đó, nghiệp vụ lỗ do thoái vốn tại CTCP Đầu tư LDG (LDG) khiến DXG chịu lỗ hơn 388 tỷ đồng sau 9 tháng.
Vài ví dụ điển hình nêu trên minh chứng một thực tế rằng số liệu của nhiều công ty đẹp nhưng tương lại chưa chắc đã tươi sáng; thị trường BĐS nói chúng đang rất khó khăn và những thông tin, nhận định thị trường khởi sắc cần được thẩm định lại. Thời hạn 31/12/2020 của Thông tư số 01/2020/TT ngày 13/03/2020 đã cận kề, trong khi nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng đã tăng 30% trong 9 tháng đầu năm 2020, trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 70% báo hiệu rằng sắp tới làn sóng bán tháo, thoát vốn sẽ mạnh mẽ hơn để vừa giải quyết khó khăn về tài chính vừa tránh sự áp đặt giải chấp đầy thua thiệt từ các ngân hàng.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân tác giả, chia sẻ độc quyền trên Diễn đàn Người Mua Nhà