Chờ đợi cú đột phá
Nhìn lại lịch sử các chu kì mỗi lẫn thay đổi, sửa đổi bổ sung thị trường luôn có cú đột phá về tăng trưởng, như giai đoạn 2006-2008, giai đoạn 2014 - 2020, và hiện tại là 2024 khi 3 bộ luật vừa được áp dụng. Tuy nhiên, Luật mới thường sẽ mất 1 thời gian để hướng dẫn thi hành và để thị trường thẩm thấu.
Luật mới sẽ giúp thị trường minh bạch hoá hơn, không còn các chủ đầu tư yếu kém làm thị trường lũng đoạn như vừa rồi, trong đó áp dụng bảng giá đất mới là một đột phá giúp tháo gỡ hàng loạt dự án vướng thuế giá đất vừa qua. Từ đó nguồn cung sẽ đa dạng hơn, người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn và tâm lý cởi mở hơn bây giờ.
Trong giai đoạn 2021–2030, Việt Nam sẽ đổ vào hạ tầng hơn 3 triệu tỷ đồng. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội, cải thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là bất động sản được hưởng lợi rất lớn.
Đặt biệt là 2025 sẽ bắt một chu kì mới cho thị trường bất động sản, khi Luật Đất đai mới được thông qua tạo điều kiện thông thoáng pháp lý đẩy mạnh giải tỏa đền bù hơn cho việc làm hạ tầng. Trong năm 2025, các hạ tầng trọng điểm Quốc Gia sẽ đồng loạt được đầu tư triển khai, qua đó sẽ thúc đẩy được sự kết nối liền mạch, lẫn phát triển logictis từ đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.
Các dự án hạ tầng trọng điểm đang được triển khai mới sẽ có tác động rất lớn đến niềm tin của thị trường bất động sản. Cụ thể, Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Với tổng vốn đầu tư dự kiến 336.630 tỷ đồng, dự án này được chia thành hai giai đoạn (2021–2025 và 2026–2030), thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam.
Đường vành đai 3 Tp.HCM: Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 38.396 tỷ đồng, thực hiện trong hai giai đoạn (2021–2025 và 2026–2030), nhằm giảm ùn tắc giao thông và kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm.
Đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 20.473 tỷ đồng, thực hiện trong hai giai đoạn (2021–2025 và 2026–2030), nhằm kết nối vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch.
Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội: Với tổng vốn đầu tư dự kiến 19.312 tỷ đồng, dự án này được thực hiện trong hai giai đoạn (2021–2025 và 2026–2030), nhằm cải thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Thủ đô.
Đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài: Với tổng vốn đầu tư dự kiến 21.171 tỷ đồng, dự án này được thực hiện trong hai giai đoạn (2021–2025 và 2026–2030), nhằm kết nối Tp.HCM với cửa khẩu Mộc Bài, thúc đẩy thương mại và giao thương với Campuchia.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 1.334.243 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026–2030 và sau năm 2030, nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giảm thời gian di chuyển và thúc đẩy phát triển kinh tế
Diễn biến thị trường trong thời gian vừa qua đã minh chứng cho sự phục hồi của thị trường gắn liền với các bộ luật bất động sản có hiệu lực. Cụ thể, các dự án đồng loạt ra mắt và được đón nhận khá tốt, nguồn cung tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, thanh khoản cũng mạnh mẽ hơn.
Năm 2025 được kỳ vọng sẽ là năm khởi sắc cho thị trường bất động sản Việt Nam, với sự hỗ trợ từ chính sách pháp luật, kinh tế vĩ mô ổn định, hạ tầng phát triển, niềm tin nhà đầu tư vào thị trường.
Cơ hội đầu tư và rủi ro
Đến bây giờ chúng ta đã chắc chắn rằng, đáy và giai đoạn khủng hoảng nhất của bất động sản đã qua. Nhìn lại các cột mốc trong quá khứ, tôi dự đoán, thời điểm này bắt đầu cho một chu kì mới rất rõ. Điển hình như Luật Đất đai, Luật kinh doanh, Luật Nhà ở thông qua, giá đất mới, các hạ tầng đồng loạt triển khai, các chính sách nhà ở như gói 120 ngàn tỷ cũng được chú trọng giải ngân, và hàng loạt các thông tư nghị định 68, 98, 100 ra đời.
Năm 2025 là bước đệm để áp dụng, thi hành các luật định mới. Khi ổn định và hệ thống luật đã “chạy” thì thị trường sẽ cảm được và giá bất động sản sẽ bắt đầu “nhảy” theo.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của thị trường hiện nay vẫn là nguồn cung hạn hẹp. Khi thiếu cung giá thành sẽ tăng cao, hạn chế khả năng sở hữu của nhiều người. Từ đó, rủi ro với nhà đầu tư là thanh khoản. Nhiều người lạm dụng đòn bẩy tài chính, khi hết hỗ trợ nhưng chưa có thanh khoản, hết nguồn vốn sẽ trở thành gánh nặng. Ngoài ra, pháp lý cũng là vấn đề lo ngại khi các dự án chưa đủ điều kiện bán hàng.