Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 13 là tuyến đường chạy qua tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh. Quốc lộ 13 là tuyến quốc lộ theo hướng Bắc Nam bắt đầu từ tượng đài liệt sĩ TP Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư giáp biên giới Việt Nam – Campuchia.
Bài viết dưới đây của Hải Đường Villas sẽ giới thiệu chi tiết về quy hoạch tuyến Quốc Lộ 13, độ dài…
Tổng quan về quốc lộ 13
- Tên: Quốc lộ 13 (QL 13)
- Tổng chiều dài : 140.5 km
- Mặt đường rộng: 20 – 30m
- Thiết kế quy hoạch (2021 – 2025): rộng 63m (8 làn đường)
- Điểm đầu: cầu Bình Triệu – TP Hồ Chí Minh
- Điểm cuối: tỉnh Bình Phước
- Mặt đường rộng từ 5 m đến 7 m; Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Bến Cát đã được mở rộng từ 4 – 6 làn xe; chiều rộng từ 16 – 24 m.
- Trải bê tông nhựa 99,6 km, đá nhựa 14 km và đường đất 28,57 km;
- Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn.
Thiết kế quốc lộ 13
QL 13 có tổng chiều dài 140,5km, Quốc lộ 13 bắt đầu (km 0) từ ngã 5 Đài Liệt sĩ (Thành phố Hồ Chí Minh) qua quận Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) (km 140 + 500)
Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Quốc lộ 13 khi vào vùng đô thị của tỉnh Bình Dương còn có tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.
Chiều dài một số đoạn
Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: dài 10 km
Đoạn qua tỉnh Bình Dương: dài 68,5 km
Đoạn qua tỉnh Bình Phước: dài 62 km
Quốc lộ 13: tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội TPHCM, Bình Dương, Bình Phước
Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa của nước ta với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nước khu vực Đông Nam Á. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, không chỉ vậy nó còn đem đến sự thành công cho các KCN VSIP, Mỹ Phước 1, 2, 3, Bàu Bàng,… với hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tuyến Quốc lộ 13, còn như chiếc đòn bẩy giúp nâng cao vị thế của tỉnh Bình Dương. Từ một tỉnh nghèo vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về các phương diện phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư. Tuyến đường này còn được coi là trục giao thông xương sống của tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Quốc lộ 13 còn là nơi hội tụ những đầu mối giao thông quan trọng như: Bến xe Miền Đông; đại lộ Bình Dương rẽ đường 30-4 sẽ đến bến xe Bình Dương; hoặc rẽ ngược lại, theo đường Phú Lợi sẽ về Biên Hòa. Quốc lộ 13 còn thừa hưởng hàng loạt những tiện ích, từ địa điểm vui chơi: Becamex, Siêu thị Big C, Aeon Mall, Điện máy Xanh,… Đến chuỗi các ngân hàng, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng,…
Quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng nhiều lần trong những năm qua. Tuy nhiên, do sự phát triển và tiềm năng to lớn của khu vực trọng điểm phía Nam nên lượng dân nhập cư ngày càng trở nên đông đúc, đây lại còn là tuyến đường quan trọng kết nối với các cung đường khác nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, một số đoạn còn xảy ra hiện tượng ngập úng khi mưa bão lớn. Chính vì vậy, tuyến Quốc lộ 13 cần phải được đẩy mạnh nâng cấp, tu sửa sơm, để thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.
Quy hoạch mở rộng quốc lộ 13 giai đoạn (2021 – 2025)
TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng Quốc lộ 13 (QL13) từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5 km, dự kiến thực hiện trước năm 2025.
Mới đây, TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng Quốc lộ 13 (QL13) từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5 km, dự kiến thực hiện trước năm 2025. Dự án với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng. Trước đó, cuối tháng 1-2021, Bình Dương cũng đã điều chỉnh cục bộ kế hoạch đầu tư công, tăng vốn đầu tư để giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong.
Ngày 9-4, Sở GTVT TP.HCM cho biết dự án nâng cấp, mở rộng QL13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu đang được lập kế hoạch đầu tư và sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Đây được xem là dự án trọng điểm ở cửa ngõ TP.HCM đến các tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều lần được nghiên cứu để giải quyết tình trạng giao thông ùn tắc do “thắt cổ chai”.
Bỏ qua các yếu tố khách quan, việc QL13 qua Bình Dương được mở rộng nhanh chóng hơn do đây là trục thông thương huyết mạch, giao thoa nhiều tuyến đường quan trọng khác. Theo Quyết định số 4291/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua QL13 bao gồm các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển, bến kỹ thuật được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh (BRT),…
Trước đó, tại Quyết định 1071/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đã quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh. Từ trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị phụ trợ.
Có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đô thị hóa và thực hiện dự án “Vùng đổi mới sáng tạo” của Bình Dương, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định để thúc đẩy tiến trình hoàn thiện QL13 như Quyết định 3897/QĐ-UBND, Quyết định 283/QĐ-UBND. Theo các quyết định này, vốn đầu tư cho dự án giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong sẽ được tăng thêm hơn 211 tỉ đồng và chuyển từ danh mục Chuẩn bị đầu tư sang Thực hiện dự án. Các đoạn QL13 từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị,… cũng được lên kế hoạch đầu tư. Hiện QL13 là khu vực “đóng đô” của nhiều tiện ích quốc tế, các khu công nghiệp lớn thu hút hàng chục nghìn chuyên gia trong và ngoài nước.
Tham khảo: wiki media, Báo Pháp luật và đời sống