Chính vì vậy, nhà nước, các ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách tích cực hỗ trợ, hạn chế những chính sách thắt chặt hay kiểm soát tín dụng quá đà.
Nếu sử dụng chính sách không phù hợp sẽ dễ dàng bóp nghẹt những doanh nghiệp này. Hàng triệu tỷ đồng tín dụng đã chảy vào thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án vẫn đói vốn và chưa thể tiếp cận được dòng vốn này. Tuy nhiên, những dự án thuộc phân khúc cao cấp có giá bán cao lại rất dễ dàng tiếp cận vốn, sau đó những sản phẩm này được tung ra thị trường điều này khiến cán cân lệch pha sản phẩm cao cấp.
Điều này tôi thật sự không khuyến khích và đề nghị Nhà nước và Ngân hàng cần nhanh chóng đưa ra giải pháp tích cực. Dẫn chứng, doanh nghiệp có hàng nghìn căn hộ đang hoàn thiện và chờ bàn giao nhưng vào thời điểm này họ lại thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng khiến những sản phẩm này "đóng băng" chờ vốn. Không tung ra thị trường được khiến hàng tồn kho tăng mạnh.
Điều này cho thấy chính sách giữa doanh nghiệp và Ngân hàng đang có rất nhiều nút thắt chưa gỡ được. Như tôi đã nói, tín dụng trên thị trường bất động sản chiếm hơn 50% cho thấy xuất hiện nhiều rủi ro. Phải lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là điều rất nguy hiểm. Chúng ra đang cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như: trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…
Những quỹ này trên thực tế đã được đưa ra bàn bạc cách đây đến 10 năm, thậm chí đã được thí điểm nhưng do các quy định pháp luật vẫn là rào cản nên đề xuất này khó được triển khai.
Tin vui trong thời gian tới, thủ tướng chính phủ có thể sẽ tạo ra nhiều quỹ hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Từ đó thúc đẩy nguồn cung nhà ở được tung ra thị trường nhiều hơn.