Trong khi đó, TP.HCM lại rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá bất động sản tăng cao nên nhiều nhà đầu tư phía Bắc và phía Nam đã có xu hướng đưa dòng tiền tham gia thị trường này.
Ngoài nhóm nhà đầu tư với mục đích đầu tư kinh doanh thì nhóm khách hàng vào Bình Dương (cũ) có phần nhiều là các công nhân, chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong các khu công nghiệp ở khu vực này.
Có thể nói, Bình Dương (cũ) là một thị trường ngách của TP.HCM. Tuy nhiên, dù ngách nhưng tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, mức giá ở khu vực này hiện tại còn khá mềm, tầm 40 - 50 triệu đồng/m2. Nhưng sau khi sáp nhập vào TP.HCM thì chắc chắn rằng mức giá này sẽ không còn trong tương lai gần. Bởi sau khi sáp nhập, sẽ có sự thay đổi đặc biệt về hạ tầng theo hướng hoàn thiện, có tính kết nối cao, giúp việc di chuyển từ Bình Dưỡng (cũ) vào TP.HCM dễ dàng hơn.
Đô thị tại Bình Dương sẽ trở thành một đô thị của TP.HCM, điều này sẽ làm giá trị bất động sản tăng lên, tương đương giá của các dự án trong lòng TP.HCM. Không chỉ giá, mà chất lượng của dự án cũng sẽ được nâng cấp, bởi lúc này dự án tại Bình Dương sẽ phải phục vụ đa dạng nhóm đối tượng chứ không chỉ là 2 nhóm đối tượng như trước.