Van Thuan Gogh

Van Thuan Gogh

Gamuda Land phản hồi việc đo đạc diện tích xây dựng dự án

Công ty Gamuda Land Việt Nam vừa có văn bản gửi khách hàng về việc đo đạc diện tích sàn xây dựng thực tế để bàn giao nhà tại công trình ST5.

Gamuda Land phản hồi việc đo đạc diện tích xây dựng dự án - 1

Chủ tịch Gamuda Land Việt Nam Tan Khai Lock cho biết, việc đo đạc diện tích sàn xây dựng thực tế để bàn giao căn nhà được thực hiện đồng loạt một lần bởi một đơn vị đo đạc độc lập, kết quả của việc đo đạc sẽ được sở Tài Nguyên và môi trường Hà Nội kiểm tra, đối chiếu với hiện trạng trước khi phát hành Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho cư dân.

Do đó, công tác đo đạc được thực hiện độc lập, khách quan bởi bên thứ ba có chức năng đo đạc theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tổng diện tích sàn xây dựng của Căn được Chủ đầu tư xác định trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, theo phương pháp được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016, quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Tổng diện tích sàn nhà/công trình là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum. Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói. Chúng tôi khẳng định không có việc thiếu diện tích sàn xây dựng theo phản ánh của cư dân.

“Chúng tôi xin một lần nữa được khẳng định các vấn đề khách hàng kiến nghị chỉ là bất đồng, tranh chấp dân sự thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở giữa Công ty và khách hàng (“HĐMB”). Việc này luôn được Công ty xem xét giải quyết trên tinh thần thiện chí, hợp tác. Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản và tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp để làm rõ và giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng. Trong quá trình này chúng tôi luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng hợp lý, chính đáng của khách hàng trong phạm vi pháp luật cho phép, trên tinh thần tôn trọng các thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật hiện hành” – văn bản nêu rõ.
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến phí quản lý vận hành, phí cải tạo, hạ tầng được thực hiện như sau:

Về việc phí quản lý vận hành

Phí quản lý vận hành cho các khu nhà ở từ trước được thu hàng tháng theo HĐMB và Nội quy quản lý và sử dụng nhà ở gắn liền với đất tại C2 – Gamuda Gardens (“Nội quy”). Tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 31/03/20 và các sửa đổi về việc cách ly trong vòng 22 ngày kể từ ngày 1/4/2020 đến ngày 22/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, Công ty tạm thời đóng cửa văn phòng từ ngày 1/4/2020 đến ngày 22/4/2020, việc thu, ra thông báo cho cư dân gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, Công ty cũng đã áp dụng các chính sách giãn thời hạn thu, chiết khấu, hỗ trợ cư dân do bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid-19. Việc này được cư dân đánh giá cao, chúng tôi đều nhận được sự hợp tác, không gặp khó khăn hay phản đối gì.

Gamuda Land phản hồi việc đo đạc diện tích xây dựng dự án - Ảnh 1

Riêng đối với các căn nhà ở khu Dahlia Homes (ST5), là các căn đang trong giai đoạn bàn giao, lần đầu tiên được yêu cầu đóng loại phí này. Theo quy định tại Điều 9.5(b) của HĐMBđã ký, Công ty gửi tới người mua một thông báo bằng văn bản (Thông Báo Bàn Giao) kèm với Thông báo phí cho đợt Bàn giao nêu rõ khoản tiền cần thanh toán trước khi bàn giao, trong đó có bao gồm tiền tạm ứng bằng với tổng số tiền Phí Quản Lý Vận Hành trong 12 tháng được Công ty dự tính.

Việc thu trước phí cho 12 tháng theo cách “tạm ứng”, do Công ty dự tính ở đây đã được dự liệu và thống nhất trong HĐMB.Khoản tiền này sẽ được Công ty khấu trừ dần vào khoản phí quản lý vận hành hàng tháng mà khách hàng phải nộp theo quy định tại Nội quy đính kèm tại Phụ lục 8 của HĐMB.

Liên quan đến mức phí, Công ty đã tính toán, dự toán và xác định mức Phí Quản Lý Vận Hành mới được áp dụng đồng bộ cho các khu nhà thấp tầng tại Khu đô thị mới C2 kể từ ngày 1/4/2020là 10.000 đồng/m2 (chưa bao gồm thuế GTGT), thay cho mức phí cũ (được tính toán, áp dụng dựa trên mức giá cả, chi phí cũ, từ nhiều năm trước) hiện không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Việc tính và xác định mức Phí Quản Lý Vận Hành mới được Công ty thực hiện hoàn toàn công khai, minh bạch, nhằm mục đích duy trì môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp, lịch sự và làm gia tăng giá trị bất động sản tại Khu đô thị mới C2. Phí quản lý vận hành được tính bắt đầu từ 1/6/2020.

Việc khách mua nhà phản ánh một số người đã được gửi thông báo tính phí cho 12,5 tháng là có thật do nhân viên của chúng tôi đã đặt sai mốc thu trọn tháng dương lịch. Khách hàng thanh toán tiền phí vận hành đủ 12 tháng có quyền nhận nhà. Theo thông tin được ghi nhận, rất nhiều khách nộp đủ 12 tháng và thỏa mãn các nghĩa vụ khác của HĐMB đã thực hiện bàn giao theo đúng quy định. Đối với những người nộp dư do những thông báo trên, chúng tôi đã trả lời họ là họ có thể liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng để chúng tôi chuyển trả 0,5 tháng tiền phí nộp dư hoặc lựa chọn để 0,5 tháng tiền phí này lại vàkhấu trừ vào kì thanh toán tiếp theo.

Về vấn đề chi phí đặt cọc cải tạo nhà

Theo quy định tại Điều 12.3.2 (a) Nội quy, khách hàng sẽ đặt cọc một khoản Đặt cọc Sửa chữa được hoàn lại cho Ban Quản trị là 20.000.000 đồng hoặc 50.000.000 đồng (trước khi tiến hành việc sửa chữa), tùy vào thời điểm ký hợp đồng.

Việc này là do trong quá trình thực hiện quản lý, vận hành Khu đô thị mới C2, đã phát sinh nhiều hoạt động thi công, sửa chữa nhà ở do công nhân thực hiện một cách bất cẩn, thiếu giám sát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường, trật tự an ninh và cảnh quan của các khu vực chung cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khách hàng lân cận. Công ty đã phải khẩn trương khắc phục hậu quả từ việc thi công, sửa chữa nhà ở của khách hàng, và trong một số trường hợp chi phí khắc phục đã vượt quá khoản Đặt cọc Sửa chữa quy định tại Nội quy.

Trên thực tế, đối với một số trường hợp, khoản đặt cọc sửa chữa 20.000.000 đồng là quá thấp (không đủ khắc phục hậu quả), không thống nhất với chính sách và thời giá hiện tại, đại diện Ban quản trị đã cân nhắc áp dụng mức Đặt cọc Sửa chữa mới là 50.000.000 đồng từ tháng 03/2019. Mặc dù pháp luật cho phép, mong muốn nâng mức đặt cọc này lại không được lòng một số cư dân vừa nhận nhà, trong trường hợp như vậy, chúng tôi sẽ áp dụng hai mức đặt cọc 20.000.000 đồng hoặc 50.000.000 đồng tùy vào quy định cụ thể của HĐMB đã ký cụ thể với khách hàng.

Để Quý báo có thêm thông tin, các mức đặt cọc/ký quỹ cải tạo sửa chữa đối với nhà thấp tầng này thuộc loại thấp nhất trong số các khu đô thị mà chúng tôi khảo sát. Đặc biệt có khu đô thị hiện đang áp dụng mức đặt cọc/kỹ quỹ cải tạo, sửa chữa là 200.000.000 đồng.

Chúng tôi làm rõ, mọi khoản Tiền đặt cọc cải tạo được hạch toán riêng;Công ty không được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ các khoản tiền này. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả cho khách hàng theo đúng quy định tại Nội quy ngay sau khi khách hàng hoàn thành công việc cải tạo, sửa chữa.

Về vấn đề hoàn thiện hạ tầng

Liên quan đến hệ thống hạ tầng của Dự án, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, Chủ đầu tư khẳng địnhđã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng theo đúng chủ trương đầu tư đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 1222/QĐ-UBND ngày 15/03/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới C2 – tỷ lệ 1/500 và các quyết định liên quan, đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực xung quanh, và đáp ứng điều kiện để khách hàng có thể sinh hoạt bình thường sau khi hoàn tất thủ tục nhận bàn giao nhà với Chủ đầu tư.

Riêng đối với tuyến đường phía Bắc rộng 30m và mương Trần Phú, đường quy hoạch phía Tây Nam rộng 40m, tuyến đường nối từ mương Trần Phú đến đường 40m phía Tây khu vực nghiên cứu quy hoạch và đường nối từ đường vành đai 3 đến tuyến đường trên, tuyến cống hộp thoát nước mưa liên vùng, Chủ đầu tư chỉ tham gia công tác giải phóng mặt bằng. Sau khi giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho thành phố để thành phố tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy định. Nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 1.11 Quyết định số 2574/QĐ-UBND ngày 12/06/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị mới C2.

Cụ thể, theo Điều 1.11 – Quyết định 2574/QĐ-UBND ngày 12/06/2012 của UBND Thành phố Hà Nội, Chủ đầu tư: “Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng công trình trong diện tích nghiên cứu quy hoạch bao gồm: tuyến đường phía Bắc rộng 30m và mương Trần Phú; đường quy hoạch phía Tây Nam rộng 40m; tuyến đường nối từ mương Trần Phú đến đường 40m phía Tây khu vực nghiên cứu và đường nối từ đường Vành đai 3 đến tuyến đường trên, tuyến cống hộp thoát nước mưa liên vùng; Sau khi giải phóng mặt bằng chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho Thành phố để triển khai thực hiện dự án theo quy định, kinh phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp”.

Tất cả các nghĩa vụ mà Chủ đầu tư cần phải thực hiện liên quan đến hạ tầng theo các văn bản nêu trên đều đã được hoàn tất và hiện đang chờ Thành phố tiếp nhận để triển khai các dự án liên quan.

Nguồn: Kinh tế & Đô thị

0

Bình luận

Sửa điều kiện hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa, bổ sung quy định về điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội để tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức đi làm xa sau sáp nhập. Xem thêm
Sửa điều kiện hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội - 1

[TIN MỚI] Sắp có Trung tâm giao dịch BĐS một cửa: Người mua nhà được lợi gì?

Khi nghe tin Nhà nước sắp thí điểm Trung tâm giao dịch bất động sản một cửa, người ta cứ nói về môi giới bất động sản sẽ ra sao? Sẽ “hết đất sống” hay sẽ chuyển mình mạnh mẽ? Nhưng tôi thì chỉ nghĩ đến người mua nhà sẽ được lợi ra sao? Xem thêm
[TIN MỚI] Sắp có Trung tâm giao dịch BĐS một cửa: Người mua nhà được lợi gì? - 1

Không ai trồng được cây trên đất mượn

Không hiểu từ khi nào, việc thuê nhà cả đời lại được coi như một lựa chọn “thông minh”, thậm chí còn được gắn mác “tự do tài chính” – nghe thật kêu, nhưng nếu ngồi lại mà gạn đục khơi trong, mới thấy phần lớn chỉ là lớp sơn phủ mỏng cho một lối sống… không dám neo đậu. Xem thêm
Không ai trồng được cây trên đất mượn  - 1

Bán chung cư để mua nhà đất: Giấc mơ an cư hay canh bạc tất tay?

Có một chị bạn chia sẻ câu chuyện mà nghe xong cứ day dứt mãi. Hai vợ chồng ngoài ba mươi, có hai con nhỏ, đang sống trong một căn chung cư ở Hà Nội. Căn hộ rộng hơn 80m², mua từ vài năm trước giá chỉ khoảng 1,9 tỷ. Bây giờ, có người trả tới 6 tỷ. Một con số quá hời cho một khoản đầu tư tưởng chừng chỉ là “đi ở tạm”. Xem thêm
Bán chung cư để mua nhà đất: Giấc mơ an cư hay canh bạc tất tay?  - 1

5 lý do hút giới đầu tư "xuống tiền" sở hữu nhà phố Sun Group Hà Nam 

Phân khu thấp tầng Kim Ngân – Kim Tiền tại Sun Urban City Hà Nam đang trở thành “mạch chảy thương mại” trong lòng đại đô thị quy mô 420ha, nơi mỗi căn nhà là một thiết kế riêng biệt, hưởng trọn hệ sinh thái tiện tích và sẵn sàng khai thác kinh doanh gia tăng giá trị. Xem thêm
5 lý do hút giới đầu tư "xuống tiền" sở hữu nhà phố Sun Group Hà Nam  - 1

Khám phá Đà Nẵng mùa DIFF: thành phố không ngủ, trải nghiệm không giới hạn

Mỗi độ hè về, Đà Nẵng lại thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến với Lễ hội Pháo hoa Quốc tế (DIFF). Nhưng Đà Nẵng không chỉ có pháo hoa, thành phố đáng sống nhất Việt Nam thu hút du khách với nhiều trải nghiệm giải trí, nghỉ dưỡng và ẩm thực khó nơi nào sánh kịp. Xem thêm
Khám phá Đà Nẵng mùa DIFF: thành phố không ngủ, trải nghiệm không giới hạn - 1

Từ 1/7: Đốt vàng mã ở chung cư coi chừng… cháy túi đến 50 triệu!

Không ít người từng nhẹ tay châm lửa đốt vài xấp vàng mã ở ban công chung cư, miệng thì khấn thầm cho “ông bà phù hộ”, nhưng lại khiến cả tòa nhà hú còi báo cháy inh ỏi như phim hành động? Xem thêm
Từ 1/7: Đốt vàng mã ở chung cư coi chừng… cháy túi đến 50 triệu! - 1

Tiền rơi từ trên trời – chuyện lạ có thật ở chung cư Hà Nội, nhưng may là tiền chứ không phải vật thể lạ!

Một ngày như mọi ngày, trời trong, gió nhẹ, cư dân một khu chung cư ở Hà Nội đang đi bộ dưới sân thì… hàng loạt tờ tiền bay phấp phới. Xem thêm
Tiền rơi từ trên trời – chuyện lạ có thật ở chung cư Hà Nội, nhưng may là tiền chứ không phải vật thể lạ! - 1

Mới nhất: 7 dự án chung cư, nhà ở tại TPHCM được xem xét cấp sổ hồng!

7 dự án được xem xét tháo gỡ cấp sổ hồng trên địa bàn TP Thủ Đức, Quận 1 và Quận Bình Thạnh. Xem thêm

1. Tòa nhà căn hộ - Văn phòng dịch vụ - Thương mại dịch vụ HH4-3, phường Bến Nghé, Quận 1, do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Elegance làm chủ đầu tư, quy mô gồm 630 căn hộ và 398 căn officetel.

2. Chung cư lô H - TDH Riverview, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, do Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) đầu tư, quy mô 214 căn hộ.

3. Chung cư TDH, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, cũng do Thuduc House làm chủ đầu tư, quy mô 168 căn hộ.

4. Khu nhà ở tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, do Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long làm chủ đầu tư, quy mô 256 nền đất.

5. Khu nhà ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, do Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III đầu tư, quy mô gồm 382 nền đất và 568 căn chung cư.

6. Trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng và căn hộ cao cấp Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh, do Công ty Cổ phần SSG Văn Thánh làm chủ đầu tư, quy mô gồm 123 căn hộ, 54 văn phòng và 8 trung tâm thương mại.

7. Chung cư cao cấp The Estella, số 88/4 Song Hành, phường An Phú, TP Thủ Đức, do Công ty TNHH Liên doanh Estella làm chủ đầu tư, quy mô 719 căn hộ.

Mới nhất: 7 dự án chung cư, nhà ở tại TPHCM được xem xét cấp sổ hồng! - 1

The Opus One: Căn hộ cao cấp có tiềm năng tăng giá theo tiến độ hạ tầng

Khi hạ tầng và tiện ích cùng bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự án The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản có biên độ tăng giá rõ rệt. Xem thêm
The Opus One: Căn hộ cao cấp có tiềm năng tăng giá theo tiến độ hạ tầng - 1

Căn hộ ven đô: Ở tạm hay… ở luôn?

Thời buổi này, mua được căn nhà trong nội thành giống như trúng số độc đắc, mà điều buồn là… chẳng có vé số nào trong tay. Giá căn hộ trung tâm thì tăng vèo vèo, còn thu nhập thì vẫn lẹt đẹt. Xem thêm
Căn hộ ven đô: Ở tạm hay… ở luôn? - 1

Thái Hưng – Đại gia thép Thái Nguyên: Thâu tóm đất vàng, lãi khủng nhưng thuế khiêm tốn

Doanh thu mỗi năm của CTCP Thương mại Thái Hưng rất lớn, lên đến cả chục nghìn tỷ. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp lại rất mỏng, thuế đóng chỉ ở mức tượng trưng. Trong khi đó, công ty liên tục thâu tóm nhiều lô đất vàng tại Thái Nguyên, mở rộng đầu tư ngoài ngành. Xem thêm
Thái Hưng – Đại gia thép Thái Nguyên: Thâu tóm đất vàng, lãi khủng nhưng thuế khiêm tốn  - 1

Những doanh nghiệp địa ốc nổi bật nào đang định hình thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội?

Mấy năm gần đây, giá chung cư Hà Nội tăng giá cứ vù vù. Các công ty nghiên cứu công bố báo cáo thị trường, cho thấy giá bán chung cư quý sau luôn cao hơn quý trước. Xem thêm
Những doanh nghiệp địa ốc nổi bật nào đang định hình thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội?  - 1

Phân khúc siêu sang đã xuất hiện ở một vài dự án có giá xấp xỉ 200 triệu đồng/m2

Nếu bạn từng nghĩ rằng căn hộ giá 200 triệu đồng/m² chỉ là chuyện viễn tưởng, thì xin chúc mừng: Hà Nội đã biến điều đó thành hiện thực! Xem thêm
Phân khúc siêu sang đã xuất hiện ở một vài dự án có giá xấp xỉ 200 triệu đồng/m2 - 1

Khi mua đất không chỉ để dành – mà còn phải giữ

Có những mảnh đất được mua không phải để ở ngay. Chúng được xem như một phần đầu tư, hoặc để dành cho tương lai, cho con cái sau này. Nhưng giữ đất không đồng nghĩa với việc… để nguyên đó là xong. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình cho thấy: không sống trên đất không có nghĩa là không cần quan tâm đến những gì đang diễn ra quanh nó. Xem thêm
Khi mua đất không chỉ để dành – mà còn phải giữ  - 1

Mua căn nhà 3 tỷ nhưng không biết làm sao để trả được nợ: Hành trình của một người trẻ mua nhà với thu nhập 15 triệu/tháng

“Em đã có 2 tỷ, còn thiếu 1 tỷ để mua căn nhà 3 tỷ. Em thật sự nghiêm túc muốn ổn định, nhưng cũng thấy sợ vì trước giờ luôn vụng về trong chuyện tiền bạc. Mong mọi người giúp em tính và góp ý thêm cách xoay xở…” Xem thêm
Mua căn nhà 3 tỷ nhưng không biết làm sao để trả được nợ: Hành trình của một người trẻ mua nhà với thu nhập 15 triệu/tháng - 1

Chuyện nhà ở xã hội : Nếu chỉ để thuê – bạn nghĩ sao?

Theo dõi thông tin về các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội gần đây, tôi đặc biệt chú ý đến đề xuất “nhà ở xã hội (NOXH) chỉ nên cho thuê” Xem thêm
Chuyện nhà ở xã hội : Nếu chỉ để thuê – bạn nghĩ sao? - 1

Kinh tế đêm tại Việt Nam: Khách vẫn hỏi chơi gì sau 22h?

Kinh tế đêm đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực giàu tiềm năng này vẫn chưa được khai thác xứng tầm, dẫn đến sự thiếu hụt những trải nghiệm hấp dẫn du khách. Xem thêm
Kinh tế đêm tại Việt Nam: Khách vẫn hỏi chơi gì sau 22h? - 1

Giá nhà mặt phố tại Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2

Theo số liệu của Công ty Cổ phần PropertyGuru Việt Nam (đơn vị chuyên phân tích thị trường bất động sản), giá bán nhà mặt phố Hà Nội đang tăng mạnh. Xem thêm

Trong quý I/2025 giá nhà mặt phố đã tăng khoảng 30% (trung bình tăng từ 337 triệu đồng/m2 lên 437 triệu đồng/m2) so với quý I/2023. Mức giá này ngang ngửa nhà liền kề ở ven đô.

Cụ thể, tại quận Ba Đình, nhiều tuyến phố tăng mạnh như: Ngọc Hà từ 310-540 triệu đồng/m2 lên 360-620 triệu đồng/m2, Kim Mã từ 400-680 triệu đồng/m2 lên 440-730 triệu đồng/m2.

Ở quận Đống Đa, nhà phố Hoàng Cầu tăng từ 380-470 triệu đồng/m2 lên 425-516 triệu đồng/m2; Yên Lãng tăng từ 330-490 triệu đồng/m2 lên 370-560 triệu đồng/m2.

Quận Cầu Giấy ghi nhận mức tăng tương tự, với các phố Duy Tân, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Huyên đều lập mặt bằng giá mới, phổ biến từ 265 đến 620 triệu đồng/m2.

Riêng phố Huỳnh Thúc Kháng đã cao sẵn nhưng vẫn tăng thêm 7-10%, chạm mốc 770 triệu đồng/m2.

(*) Nguồn: Tiền phong

Giá nhà mặt phố tại Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2 - 1

Có một điều mà mình thấy giá chung cư tại Hà Nội đang ảo hơn giá trị thực tế rất nhiều

Mình cũng làm bđs, và chơi với rất nhiều ae đầu tư bđs, thỉnh thoảng ngồi nhậu, ae cũng chém gió về bđs thị trường HN thời điểm hiện tại. Xem thêm
Có một điều mà mình thấy giá chung cư tại Hà Nội đang ảo hơn giá trị thực tế rất nhiều - 1

Mua nhà cũ, đập ra xây lại: Khi giá nhà quá cao...

Trong bối cảnh giá bất động sản “leo thang mỏi gối”, nhiều người trẻ thay vì mơ về một căn hộ mới tinh trong các dự án cao cấp lại đang quay về với một lựa chọn nghe có vẻ ngược đời: mua chung cư cũ, đập ra cải tạo, tự tay “thiết kế cuộc đời” theo gu cá nhân. Xem thêm
Mua nhà cũ, đập ra xây lại: Khi giá nhà quá cao... - 1

Tiêu chuẩn nào cho nhà Gen Z: chốn an cư - bối cảnh quay TikTok?

Chưa bao giờ trong lịch sử bất động sản dân sinh, cụm từ “chốn ở” lại có nhiều vai trò đến thế: vừa là nơi ngủ, nơi làm việc, vừa là phòng gym, phòng livestream... Không gian sống kiểu Gen Z là nơi mọi mét vuông đều có thể trở thành “bối cảnh triệu view” nếu biết đặt ring light đúng chỗ. Xem thêm
Tiêu chuẩn nào cho nhà Gen Z: chốn an cư - bối cảnh quay TikTok? - 1

THU NHẬP 13 TRIỆU, CHẬT VẬT VÌ TIỀN TRỌ 4.5 TRIỆU: TÌM ĐÂU PHÒNG GIÁ HỢP LÝ BÂY GIỜ?

Tôi 25 tuổi và đang làm nhân viên văn phòng tại TP HCM. Mức lương hiện tại của tôi là 13 triệu đồng một tháng. Xem thêm
THU NHẬP 13 TRIỆU, CHẬT VẬT VÌ TIỀN TRỌ 4.5 TRIỆU: TÌM ĐÂU PHÒNG GIÁ HỢP LÝ BÂY GIỜ?  - 1

Vì sao tôi chọn Long An thay vì tiếp tục mơ nhà ở Sài Gòn?

Sáng nay đọc báo, tình cờ bắt gặp một phân tích khá thú vị trên CafeBiz về xu hướng dịch chuyển trong thị trường bất động sản, và thú thật, tôi phải gật gù đồng tình. Xem thêm
Vì sao tôi chọn Long An thay vì tiếp tục mơ nhà ở Sài Gòn?  - 1

Ban Quản trị phải là người giữ uy tín, chứ không phải người giữ tiền

“Chúng tôi chỉ mong một nơi để an tâm gọi là nhà…”— Tâm sự của một cư dân sống trong chung cư. Xem thêm
Ban Quản trị phải là người giữ uy tín, chứ không phải người giữ tiền - 1

Giá nhà tăng, nhưng mình không còn vội

Mình đã từng trải qua cả hai giai đoạn quan trọng của thị trường bất động sản: đỉnh sốt và suy thoái – cụ thể là năm 2013 và 2024. Xem thêm
Giá nhà tăng, nhưng mình không còn vội  - 1

Đánh Thuế Bất Động Sản Bỏ Hoang: Động chạm đúng căn bệnh, nhưng có chữa được không?

Việc đánh thuế bất động sản bỏ hoang là đề xuất nghiêm túc, có khả năng “gãi đúng chỗ ngứa” của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay. Xem thêm
Đánh Thuế Bất Động Sản Bỏ Hoang: Động chạm đúng căn bệnh, nhưng có chữa được không? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết