Nhưng thôi những cái này vĩ mô quá, ở cấp độ cá nhân thì hiểu đơn giản là câu chuyện này và BĐS phải đi kèm với nhau trong rất nhiều trường hợp.
Hồi trước nhiều người nghĩ lập gia đình thì mới có áp lực phải đi mua BĐS...well, chí ít là cũng lo có 1 cái nhà để ổn định; còn trẻ thì có thể ....yolo. Nhưng ngày nay, dưới áp lực cơm áo gạo tiền, người trẻ có áp lực rất lớn (nhiều khi tới từ báo chí hơn là bản chất của câu chuyện đấy) về việc mua nhà; và cảm thấy lập gia đình có thể là 1 gánh nặng...
Thật ra mình nghĩ sweet spot của việc mua nhà là 1 cặp vợ chồng không đẻ con, hoặc delay việc đẻ con để đảm bảo giải quyết xong cục tiền mà likely là cục chi phí lớn nhất của nhiều hộ gia đình trong cả vòng đời của họ. Cái này khá common sense, nhưng không dễ dàng, vì với văn hóa Châu Á thì việc nối tiếp thế hệ là câu chuyện được coi là hiển nhiên với nhiều người, mà một mình đã đẻ con thì...ôi thôi, 3 người nuôi 4 mạng.
Nên thôi, nếu đã độc thân bây giờ, thì ý thức câu chuyện trạng thái độc thân đôi khi lại là thời gian để xây dựng nền tảng vững chắc cho bảng thân trước khi chạm vào điểm 'sweet spot' kia.
Một mình. Tự chủ thu chi. Nguồn lực giới hạn.
Thành ra câu chuyện biết mình muốn gì thành ra lại quá...quan trọng.
Ví dụ:
Mua để ở được? Không cần to, không cần 3PN. Một căn 1PN xịn, ở khu có đủ tiện ích, nhiều khi là tối ưu hơn cả. Chọn vị trí theo lối sống? Gần công ty, gần phòng gym, cafe quen, hoặc chỉ đơn giản là có ban công ngắm được hoàng hôn.
Mua để đầu tư/đầu cơ? Độc thân mà linh hoạt hơn về dòng tiền và thời gian thì có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn, vào sớm hơn người đã có gia đình. Có thể chọn BĐS nhỏ, dòng tiền ổn định, hoặc "đánh nhanh rút gọn" tùy chiến lược.
Biết ưu tiên là gì đôi khi tốt hơn cái checklist điển hình về giá cả, vị trí, tiện ích...mà khi đi tìm nhà mọi người đều sẽ mặc nhiên có trong đầu. Vì với lựa chọn giới hạn, phải ưu tiên triệt để.
Có gia đình thì auto áp lực, muốn chọn thời điểm để bắt đầu bài toán cũng khó vì có...chọn được đâu.
Độc thân thì khác, lên kế hoạch mua BĐS chẳng phải ngại. Cũng như chuyện đầu tư, start planning càng sớm thì càng dễ thành công.