Hầu hết cư dân tại Chung cư 282 đều là cán bộ chiến sĩ của Bộ Công An có hoàn cảnh rất khó khăn về nhà ở. Có khoảng 100 căn hộ thương mại bán cho người ngoài thì cũng toàn suất ngoại giao, không thân ngành công an thì cũng thân chủ đầu tư Hoành Sơn.
Chủ tịch Tập đoàn Hoành Sơn có biệt danh Sơn xay sát, sinh năm 1972, được tung hô là đại gia Hà Tĩnh. Buồn cười, hồi anh này mới chân ướt chân ráo lấn sân ra Hà Nội làm BĐS, một luật sư nổ với mình banh xác về anh này, nghe cũng ly kỳ lắm. Có tờ báo còn pr anh ấy nguyên xi thế này: "Qua sự vụ bắt tay làm ăn với các đại gia chốn Hà Thành của ông chủ Tập đoàn Phạm Hoành Sơn, thiên hạ mới biết người Hà Tĩnh ra Hà Thành chơi ngông mà làm nên kỳ tích, gây sự dòm ngó của mấy ông lớn trên đất Hà Thành, cuối cùng cũng phải bái phục, bái phục người Hà Tĩnh “quê choa” là như rứa đó."
Rứa đó, sự thực là thế này. Ở dự án chung cư Bộ Công an 282 Nguyễn Huy Tưởng, Tập đoàn Hoành Sơn đã "vác” dự án đi thế chấp vay 800 tỷ đồng khiến cán bộ chiến sĩ công an có nguy cơ mất trắng, đứng ngồi không yên.
Sau đó, dự án chậm tiến độ 14 tháng. Lúc bị người mua căng băng rôn biểu tình, chủ đầu tư cả gan cho 300 hộ dân vào ở chui khi chưa đủ điều kiện bàn giao, chưa được nghiệm thu PCCC. Tình cảnh cư dân sinh sống tại Chung cư 282 khi đó vô cùng cơ cực. Lúc mất điện, khi mất nước và chuyện leo bộ cầu thang 20 tầng trở thành "cơm bữa".
Chưa hết, chất lượng xây dựng cũng sớm lộ ra khi mới bàn giao vận hành được hơn năm, đầu năm 2021 cư dân hết hồn vì từng mảng thạch cao lớn rơi xuống nhà.
Ở một dự án đình đám khác, năm 2015, Tập đoàn Hoành Sơn gây chú ý với việc thâu tóm hơn 6 ha đất vàng của CTCP Cao su Sao Vàng (SRC) trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).
Trước thời điểm Tập đoàn Hoành Sơn ký hợp tác với SRC, có rất nhiều đại gia bất động sản, bằng nhiều con đường khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến thâu tóm mảnh đất vàng này.
Đến năm 2016, SRC và Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư để cùng góp vốn thực hiện dự án Tổ hợp thương mại và nhà ở Sao Vàng - Hoành Sơn tại 231 Nguyễn Trãi. Hai bên đã thành lập Công ty TNHH Sao Vàng - Hoành Sơn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó Hoành Sơn góp 74%, còn SRC góp 26%.
Nhưng đến nay sau nhiều năm dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng, có nhiều thông tin cho rằng Tập đoàn Hoành Sơn không đủ năng lực tài chính để thực hiện nên dự án trong tình trạng "đắp chiếu”.
Cụ thể, Hoành Sơn cam kết hỗ trợ 435 tỷ đồng để SRC di dời nhà máy về khu công nghiệp Châu Sơn, Phủ Lý, Hà Nam. Tuy vậy, đến năm 2020, Hoành Sơn mới chỉ "giải ngân" được cho SRC 143,5 tỷ đồng, tương ứng 33% tổng kế hoạch.
Trong báo cáo tài chính quý II/2020 cho thấy, dự án đã bị SRC "đóng dấu niêm phong", thông qua nghị quyết số 114 được HĐQT ban hành ngày 15/6/2020, với nội dung thật sự bất ngờ: Dừng triển khai thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án di dời và sản xuất lốp radial, do không còn phù hợp với điều kiện hiện tại.
Như vậy, việc SRC quyết định dừng việc triển khai thực hiện dự án di dời nhà máy tại số 231 Nguyễn Trãi, đồng nghĩa với việc "Tổ hợp thương mại và nhà ở Cao su Sao Vàng - Hoành Sơn" cũng "đóng băng".
Trong khi đó, phần vốn Nhà nước đã rơi vào tay "Hoành Sơn", một số báo và tạp chí đã đặt câu hỏi về nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước từ việc cổ phần hoá thoái vốn.
Khổ thân các CBCS đang ở chung cư Bộ Công An 282 Nguyễn Huy Tưởng, dịch dã ntn mà còn mất điện nữa thì sống làm sao. Giờ mà ko gỡ cái bài pr nổ sủng sẻng, cứ seach Hoành Sơn là ra cái bài có đoạn: "thiên hạ mới biết người Hà Tĩnh ra Hà Thành chơi ngông mà làm nên kỳ tích, gây sự dòm ngó của mấy ông lớn trên đất Hà Thành, cuối cùng cũng phải bái phục", thì ức chế căng băng rôn biểu tình chứ chẳng chơi. Thật, cũng bái phục anh say xát.
Thanh Lương Lê