Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) liên tục đón nhận những đánh giá trái chiều, từ "đóng băng", "hết oxy" đến lo ngại nổ “bong bóng" …. Liệu có thực sự lo ngại ? liệu BĐS có “chết” ?…. Để trả lời, tôi cho rằng cần đánh giá đúng vai trò của nó trong nền kinh tế và xác định được ý chí chủ quan của Chính phủ (nhà Cái) về BĐS.
BĐS: Trụ cột của nền kinh tế và liên kết đa ngành
Dù những tranh luận về thị trường có sôi nổi đến đâu, không thể phủ nhận vai trò nền tảng của BĐS, lĩnh vực đóng góp khoảng 8-10% vào GDP. Hơn thế nữa, BĐS có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra tác động dây chuyền tích cực tới gần 40 ngành nghề khác, từ xây dựng, vật liệu xây dựng, tài chính, ngân hàng, du lịch, đến dịch vụ và lao động. Điều này biến BĐS thành một "đầu kéo" quan trọng, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
Nguồn thu ngân sách khổng lồ từ đất đai:
Chính phủ đã và đang nhận thấy giá trị to lớn của đất đai, là nguồn lực, là kênh thu ngân sách cực kỳ quan trọng. Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 đã khẳng định rõ đất đai là nguồn lực cần được khơi thông để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Điều này không chỉ là định hướng chính sách, mà còn được minh chứng bằng những con số ấn tượng:
* Vingroup - một trong những tập đoàn BĐS hàng đầu - đã nộp ngân sách kỷ lục gần 56.200 tỷ đồng vào năm 2024, lớn hơn tổng thu ngân sách của 15 tỉnh cộng lại. Trong đó, hơn một nửa đến từ tiền sử dụng đất và thuê đất.
* Tại Thanh Hóa, tính đến giữa tháng 6/2025, tỉnh đã thu về hơn 9.157,8 tỷ đồng từ 210 phiên đấu giá đất. Con số này bằng 50% tổng thu ngân sách năm 2024 của tỉnh (56.735 tỷ đồng), cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn thu từ đất đai ở cấp địa phương.
Bảng giá đất mới sát giá thị trường, sẽ đẩy mặt bằng giá lên, giữa lửa cho thị trường và làm tăng thu ngân sách.
Mới đây, Cục Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xác nhận rằng việc điều chỉnh bảng giá đất mới sát giá thị trường sẽ làm tăng giá đất và tăng thu ngân sách:- từ cuối 2024 Hà Nội đã công bố Bảng giá mới đến 31/12/25 trong đó các khu vực trung tâm tăng 3,7 lần, các tuyến phố khác tăng 150-270%; tại TP Hồ Chí Minh giá đất điều chỉ tới cuối năm nay tăng từ 4 đến 38 lần; giá đất mới (từ 7/7) tại Đà nẵng tăng mạnh nhất 125-172%…vv. Từ 1/1/2026 sẽ lại có bảng giá mới, việc “giá chính thống” ngày càng tiệm cận/ sát giá thị trường sẽ tạo sức hút nhà đầu tư mới và giữ chân các nhà đầu tư cũ ở lại với thị trường…Giá đất tăng đồng nghĩa với nguồn thu từ đất đai (tiền sử dụng đất, thuế, phí...) tăng, đấu giá đất sẽ lại ở rộ ở khắp các tỉnh thành….
Bất động sản chưa thể "chết" !
Đây là giai đoạn mà các chính sách đang được điều chỉnh để khơi thông nguồn lực này một cách hiệu quả hơn, đảm bảo vai trò của nó trong hành trình vươn mình của đất nước. Những biến động thị trường là cần thiết để thanh lọc và tái cấu trúc… chắc chắn, thị trường BĐS sẽ trưởng thành hơn, được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn trong thời gian tới.
Với vai trò là nguồn lực chiến lược, đóng góp GDP quan trọng, lan tỏa tới gần 40 ngành nghề và là nguồn thu ngân sách khổng lồ, … sự gắn bó “Trẫm-Trạng” giữa BĐS và hệ thống tài chính/ngân hàng … ta có thể khẳng định Nhà Cái không thể để cho BĐS "chết" ở thời điểm hiện tại hoặc trong vài tháng tới ít nhất tới Đại hội Đảng