Thanh Tung Vo KTS

Thanh Tung Vo KTS

Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic, Vinaconex , PVC và loạt chủ đầu tư chây ì hàng trăm tỉ đồng tiền đất

Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic, Vinaconex , PVC .....à một trong hàng loạt chủ đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mới đây nhận được văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc đăng công khai các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đối với các chủ đầu tư chưa nộp tiền vào ngân sách thành phố và tài khoản tạm giữ của TTCP theo Kết luận thanh tra số 1203/KL-TTCP ngày 16.5.2017.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tính đến ngày 21.10.2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp.

Trong đó, Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội với số tiền gần 37 tỉ đồng; Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel - Hancic và Công ty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng là 26,8 tỉ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3) và Công ty TNHH MTV Mai Động là 12,67 tỉ đồng;

Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội nợ với số tiền gần 37 tỉ đồng.
Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội nợ với số tiền gần 37 tỉ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở để bán cho cán bộ chiến sĩ công an huyện Từ Liêm và một phần để kinh doanh của Công ty CPĐT XD Vinaconex - PVC là 26,5 tỉ đồng; Dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ của Công ty CP Xây dựng số 2 với số tiền gần 6,3 tỉ đồng; Dự án Khu đô thị Xa La là gần 21 tỉ đồng;

Tại dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Từ Liêm của Công ty KD phát triển nhà Hà Nội (Hanhud) nay là Công ty CPKD phát triển nhà và đô thị Hà Nội với hơn 26,5 tỉ đồng phải nộp tiền vào ngân sách thành phố do còn nợ đọng tiền chênh lệch giá thành giá bán theo kết luận thanh tra, đến nay mới nộp vào tài khoản tạm giữ 1,75 tỉ còn lại hơn 24,8 tỉ đồng…

Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic, Vinaconex , PVC và loạt chủ đầu tư chây ì hàng trăm tỉ đồng tiền đất - Ảnh 1

Cùng với đó, cũng công khai danh sách hàng loạt chủ đầu tư phải nộp bổ sung do sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 123/2001/QĐ-UB vào tài khoản tạm giữ của TTCP nhưng đến nay chưa nộp hoặc nộp thiếu.

Trong đó, 3 dự án do đoàn thanh tra thực hiện gồm: Dự án nhà ở để bán tại số 6 Đội Nhân Hà Nội của Công ty CP tập đoàn Ba Đình chưa nộp gần 34 tỉ đồng; Dự án nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh (số mới là 71 Nguyễn Chí Thanh) của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp mới nộp 6,2 tỉ đồng còn 30,7 tỉ đồng chưa nộp; Dự án Khu đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội là hơn 36 tỉ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt dự án do TP Hà Nội báo cáo có sai phạm phải nộp tiền bổ sung như: Dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng Mỹ Đình chưa nộp 26,4 tỉ đồng; Dự án VP, nhà ở tại 96 Trương Định của Công ty CP Mộc và XD HN chưa nộp 15,8 tỉ đồng; Dự án khu nhà ở bán tại Mỹ Đình của Công ty CPKD và PTN HN là 4,6 tỉ đồng; Dự án 39 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân của Công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà là 4,3 tỉ đồng;

Dự án khu nhà ở mở rộng xã Trung Văn của Công ty CP Vinaconex2 là 6,5 tỉ đồng; Dự án xây dựng nhà ở tại 349 Minh Khai của Công ty DVTM Tràng Thi là 4,2 tỉ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 46 ngõ 230 Lạc Trung của Cty CP Xây dựng Hà Nội là 8,2 tỉ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 38 ngõ 72 Quan Nhân của Công ty XD PTNT chuyển cho An Lạc là gần 6 tỉ đồng chưa nộp.

Trước đó, năm 2017, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 1203 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Kết luận đã chỉ ra sai phạm trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai và quỹ đất ở, quỹ nhà ở để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 của UBND TP Hà Nội; sai phạm về tài chính.

0

Bình luận

Chung cư hoạt động 10 năm nhưng chuông báo cháy im lặng khi có sự cố, cư dân “cứu mình” bằng tin nhắn

Mọi người nghe vụ chung cư SME Hoàng Gia này chưa? Xem thêm
Chung cư hoạt động 10 năm nhưng chuông báo cháy im lặng khi có sự cố, cư dân “cứu mình” bằng tin nhắn - 1
Chung cư hoạt động 10 năm nhưng chuông báo cháy im lặng khi có sự cố, cư dân “cứu mình” bằng tin nhắn - 2

NGÀY XƯA ÍT TIỀN NÊN CHỌN CHUNG CƯ, GIỜ CÓ TIỀN MỚI MUA NỔI CHUNG CƯ

Giá chung cư neo ở mức cao, nhiều người "quay xe" chuyển hướng sang tìm mua nhà trong ngõ Hà Nội. Xem thêm
NGÀY XƯA ÍT TIỀN NÊN CHỌN CHUNG CƯ, GIỜ CÓ TIỀN MỚI MUA NỔI CHUNG CƯ  - 1

Đã đến lúc nên dừng lại những cơn sốt vô nghĩa

Khi Thủ tướng Chính phủ chính thức yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi thao túng, thổi giá, đầu cơ và trục lợi trên thị trường bất động sản, tôi đã thật sự thở phào. Đó không chỉ là một phát ngôn chính trị hay tuyên bố mang tính đối phó với dư luận. Mà tôi thấy ở đó là một bước chuyển có chủ đích, mang dấu ấn chính trị rõ ràng về việc kiến tạo lại một trật tự thị trường công bằng và bền vững hơn – điều mà thị trường nhà đất Việt Nam đã thiếu trong suốt một thời gian dài. Xem thêm
Đã đến lúc nên dừng lại những cơn sốt vô nghĩa - 1

QUY ĐỊNH "BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ NHÀ" CÓ ĐANG BỊ CHỬI OAN?

Trong bối cảnh dư luận đang sôi sục chỉ trích quy định bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ cho các nhà ở tập thể từ 5 tầng hoặc 1000 m2 sàn trở lên sẽ gây tốn kém, phiền hà. Xem thêm
QUY ĐỊNH "BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ NHÀ" CÓ ĐANG BỊ CHỬI OAN?  - 1
QUY ĐỊNH "BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ NHÀ" CÓ ĐANG BỊ CHỬI OAN?  - 2

Chuyện nhà ở xã hội: Nên cho thuê hay bán? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không dễ trả lời

Câu chuyện “nhà ở xã hội nên cho thuê hay bán” tưởng chừng là một lựa chọn kỹ thuật trong chính sách, nhưng thực chất lại đụng đến những vấn đề cốt lõi về tư duy phát triển đô thị, công bằng xã hội, và cả bản chất của nhà ở trong một quốc gia đang đô thị hóa nhanh như Việt Nam. Xem thêm
Chuyện nhà ở xã hội: Nên cho thuê hay bán? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không dễ trả lời  - 1

Lộ diện loạt nhà ở xã hội ở huyện Đông Anh, 2 dự án tổng 16.000 tỷ đồng

Sở Tài chính Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Tiên Dương 1, huyện Đông Anh. Liên danh Tổng Công ty Viglacera - CTCP - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành - Công ty cổ phần Xây dựng Central là nhà đầu tư duy nhất đăng ký làm dự án. Xem thêm

Khu nhà ở này có vốn đầu tư hơn 9.307 tỷ đồng. Trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 8.690 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, Sở Tài chính Hà Nội cũng công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Theo đó, liên danh Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.

Dự án Tiên Dương 2 có tổng diện tích gần 40ha. Trong đó, khoảng 12,3ha là đất xây nhà xã hội, quy mô dân số hơn 10.500 người, còn nhà thương mại chiếm gần 2,2ha.
Sau khi hoàn thành, dự án cung cấp khoảng 3.344 căn chung cư xã hội và 114 căn nhà thấp tầng thương mại. Tổng vốn đầu tư cho dự án hơn 6.800 tỷ đồng.

Lộ diện loạt nhà ở xã hội ở huyện Đông Anh, 2 dự án tổng 16.000 tỷ đồng - 1

Vì sao khu đô thị kéo dân về sinh sống tốt?

Nếu theo 5 điểm bên dưới thì thị trường Bình Dương hiện là chuẩn nhất tiệm cận các điều kiện, sau đó tới Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, tiếp đến là Long An Xem thêm

Mình quan sát thấy các KĐT mà kéo dân về sinh sống tốt ở ven HN/HCM thì mình thấy có các điểm chung sau:

1. Kết nối giao thông thuận tiện như vành đai, đường cao tốc, đường sắt cao tốc nối đô thị vệ tinh với trung tâm.

2. Việc làm tại chỗ như cơ hội kinh doanh hoặc xung quanh khu vực đó tạo nhiều việc làm như KCN. .

3. Tiện ích và dịch vụ đầy đủ hoàn chỉnh như trường học tốt, bệnh viện, trung tâm mua sắm, công viên, v.v. Có các trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim nơi không thua kém nội đô.

4. Môi trường sống và quy hoạch nhiều không gian xanh, hồ nước… có các công viên lớn, hồ điều hòa

5. Ngoài ra, còn có bàn tay nhà nước quy hoạch như “thành phố hạt nhân” có khả năng phục vụ cả vùng, chứ không chỉ làm “phòng ngủ” cho trung tâm .
Đầu tư công mạnh mẽ bằng đầu tư hạ tầng, nơi chú trọng chi ngân sách lớn xây dựng đường xá, hạ tầng xã hội, hạ tầng tiện ích, kết nối , metro...

Nguồn Ảnh: RealPlus+

Vì sao khu đô thị kéo dân về sinh sống tốt? - 1

Mua nhà: Khi cảm xúc lấn át dữ liệu thì có tìm được dự án Hidden gem không?

Ai từng tham gia thị trường BĐS đủ lâu cũng đều đã từng biết những tình huống giao dịch nhà đất vài tỷ đồng, thậm chí cả chục tỷ, nhưng đôi khi lại được quyết định nhanh chóng chỉ sau một buổi đi xem nhà. Xem thêm
Mua nhà: Khi cảm xúc lấn át dữ liệu thì có tìm được dự án Hidden gem không? - 1

Choáng với giá nhà phố Hà Nội, người mua vẫn mạnh tay săn đón

Theo số liệu khảo sát thị trường của Onehousing, giá bán nhà mặt phố tại Hà Nội hiện đang tăng mạnh. So với quý I/2023, giá nhà mặt phố trong quý I/2025 đã tăng khoảng 30%, từ mức trung bình 337 triệu đồng/m2 lên 437 triệu đồng/m2. Xem thêm
Choáng với giá nhà phố Hà Nội, người mua vẫn mạnh tay săn đón - 1

“Gà đẻ trứng vàng” P2, P3 The Pathway: Sống như nghỉ dưỡng, đầu tư sinh lời bền vững tại Sầm Sơn

Sầm Sơn đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khẳng định vị thế “thủ phủ du lịch” phía Bắc, nơi không chỉ đón hàng triệu lượt khách mỗi năm mà còn dần trở thành điểm đến an cư và đầu tư hấp dẫn. Xem thêm
“Gà đẻ trứng vàng” P2, P3 The Pathway: Sống như nghỉ dưỡng, đầu tư sinh lời bền vững tại Sầm Sơn - 1

Thận trọng với ý tưởng: Mua đất, không bán lãi cao được ngay thì làm homestay cho thuê

Có khá nhiều người tôi quen đã khá mơ mộng khi nghĩ là, cứ mua mảnh đất ngoại vi Hà Nội hay đâu đó, xây cái nhà đẹp đẹp, không ở thì làm homestay cho thuê, tháng cũng có thể kiếm vài triệu. Xem thêm
Thận trọng với ý tưởng: Mua đất, không bán lãi cao được ngay thì làm homestay cho thuê  - 1

The Xanh 2 Cát Bà: Đích ngắm mới của các ông lớn ngành du lịch lữ hành

Du lịch Cát Bà khởi sắc kéo thị trường BĐS nghỉ dưỡng sôi động trở lại. Trong bức tranh đó, tòa tháp căn hộ The Xanh 2 tại Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island nổi lên như một “nam châm hút vốn” khi hàng loạt đơn vị lữ hành lớn chủ động đăng ký khai thác dòng sản phẩm Xanh Sky, đón đầu mùa cao điểm du lịch. Xem thêm
The Xanh 2 Cát Bà: Đích ngắm mới của các ông lớn ngành du lịch lữ hành - 1

Tại sao Sun Costa Residence thu hút giới đầu tư Đà Nẵng?

Đà Nẵng sau khi sáp nhập Quảng Nam sẽ hướng đến mục tiêu trở thành đô thị toàn diện và kết nối toàn cầu. Lộ trình này không chỉ nâng tầm sức hút của 1 trong 100 thành phố tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2025, mà còn mở ra cơ hội cho bất động sản thăng hạng, đặc biệt là những loại hình sáng tạo và hấp dẫn, có khả năng sinh lời bền vững. Xem thêm
Tại sao Sun Costa Residence thu hút giới đầu tư Đà Nẵng? - 1

Chuyện nhà ở xã hội: Nhà cho thuê dài hạn - Mảnh ghép bị lãng quên trong bài toán an cư

Ở Việt Nam, khái niệm “an cư” gắn chặt với hình ảnh căn nhà đứng tên mình. Không ít người dù thu nhập còn bấp bênh, vẫn cố gắng vay mượn mua nhà bằng mọi giá – chỉ để khỏi mang tiếng… đi thuê. Xem thêm
Chuyện nhà ở xã hội: Nhà cho thuê dài hạn - Mảnh ghép bị lãng quên trong bài toán an cư - 1

Thị trường bất động sản đang "detox"

Nếu tháng 3 là buổi đại nhạc hội EDM của thị trường bất động sản, ánh đèn rực rỡ, nhạc bùng nổ, người người rộn ràng thì bước sang tháng 4, bầu không khí bỗng “chuyển tông” sang acoustic nhẹ nhàng, có phần… lim dim ngủ trưa. Xem thêm
Thị trường bất động sản đang "detox" - 1

🏙️ Hà Nội 2025: Cơn mưa căn hộ từ các “ông lớn” – Cơ hội vàng, nhưng không thiếu rủi ro cho người mua ở thực

Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến một bước ngoặt đáng chú ý khi bước sang năm 2025. Theo báo cáo mới nhất từ Avison Young Việt Nam, dự kiến sẽ có hơn 13.600 căn hộ từ 10 dự án lớn được đưa ra thị trường trong năm nay. Xem thêm
🏙️ Hà Nội 2025: Cơn mưa căn hộ từ các “ông lớn” – Cơ hội vàng, nhưng không thiếu rủi ro cho người mua ở thực - 1

Nhà đầu tư mất tiền tỷ vì lướt sóng đất vùng ven

Nhiều tuần qua, anh Tiến (quê Hải Dương) liên tục rao bán 5 lô đất trúng đấu giá tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội trước áp lực đến hạn nộp tiền. Tại phiên đấu giá cuối tháng 3, nhóm của anh đã trúng 5 thửa với khoản tiền đặt trước gần 1,2 tỷ đồng (khởi điểm 10,6 triệu đồng một m2). Xem thêm
Nhà đầu tư mất tiền tỷ vì lướt sóng đất vùng ven - 1

Nên giữ 2 căn nhà cho thuê hay bán bớt một căn để giảm nợ ngân hàng?

Em vừa đọc được một case đầu tư nhà cho thuê khá thú vị, trong đó chủ nhà chia sẻ quá trình gom tài sản, sử dụng đòn bẩy tài chính và xây dựng dòng tiền từ hai căn nhà tại Phùng Khoang và Triều Khúc. Xem thêm
Nên giữ 2 căn nhà cho thuê hay bán bớt một căn để giảm nợ ngân hàng?  - 1

Chuyện nhà ở xã hội: Bài học phát triển NƠXH từ các quốc gia thành công, Việt Nam có thể học được gì?

Khi chúng ta đang loay hoay, thế giới đã đi rất xa Xem thêm
Chuyện nhà ở xã hội: Bài học phát triển NƠXH từ các quốc gia thành công, Việt Nam có thể học được gì? - 1

Tiền ngân hàng đổ vào bất động sản nhiều thế này, bảo sao giá nhà đất chả tăng!

Một vài con số "biết nói" Xem thêm

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 28/2/2025 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.488.332 tỷ đồng, tăng khoảng 374.659 tỷ đồng ( tăng khoảng 25%) so với cùng kỳ năm trước và tăng khoảng 2% so với quý IV/2024 (1.460.914 tỷ đồng).

Đáng chú ý, trong số gần 1,5 triệu tỷ đồng được các ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian qua thì dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác được rót nhiều vốn nhất với 484.433 tỷ đồng.

Tiếp đến là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở với 422.030 tỷ đồng.

Đứng thứ ba và cũng là lĩnh vực được các nhà băng rót vốn tăng mạnh nhất trong thời gian qua là dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất với 170.913 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với con số gần 80.000 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ tư là dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán, cho thuê với 118.176 tỷ đồng.

Thứ năm là dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất với 105.772 tỷ đồng....

Tiền ngân hàng đổ vào bất động sản nhiều thế này, bảo sao giá nhà đất chả tăng! - 1

Từ 1/7/2025: Chung cư, nhà tập thể từ 5 tầng trở lên phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Không đùa đâu nhé!

Cháy nhà ra mặt… bảo hiểm! Đúng vậy, từ ngày 1/7/2025, theo Nghị định số 105/2025/NĐ-CP của Chính phủ, các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Xem thêm
Từ 1/7/2025: Chung cư, nhà tập thể từ 5 tầng trở lên phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Không đùa đâu nhé! - 1

Cao tầng “hụt hơi”, thấp tầng “phất cờ”: Khi nhà phố lên hương và chung cư mất phong độ!

Nếu bất động sản là một cuộc đua marathon, thì có vẻ trong năm 2025, phân khúc cao tầng đang “vấp đá hụt hơi”, còn nhà thấp tầng thì thế chỗ. Không còn những lời tung hô “căn hộ cao cấp, view triệu đô, tiện ích năm sao” nữa, giờ đây spotlight lại chiếu thẳng vào những căn nhà thấp tầng – mảnh đất vàng mới của giới đầu tư và người mua thực. Xem thêm
Cao tầng “hụt hơi”, thấp tầng “phất cờ”: Khi nhà phố lên hương và chung cư mất phong độ! - 1

Trái phiếu nhà ở xã hội: Hy vọng là "chìa khóa mới" mở cánh cửa an cư cho người thu nhập thấp?

Trong lúc cả nước đang bàn tán rôm rả về giá đất tăng cao, nhà ở thương mại “vươn tầm mây xanh”, thì ở một góc nhỏ, một giải pháp tài chính mới đang âm thầm được khơi mở, đó chính là trái phiếu nhà ở xã hội. Xem thêm
Trái phiếu nhà ở xã hội: Hy vọng là "chìa khóa mới" mở cánh cửa an cư cho người thu nhập thấp? - 1

Chuyện mua nhà cho con: đứng tên ai và chia sẻ thế nào là hợp lý?

Chào mọi người, hôm nay mình muốn chia sẻ một câu chuyện thực tế của gia đình mình trong quá trình mua nhà cho con trai và rất mong nhận được những góp ý chân thành từ mọi người, đặc biệt là những ai từng trải qua tình huống tương tự. Xem thêm
Chuyện mua nhà cho con: đứng tên ai và chia sẻ thế nào là hợp lý?  - 1

📣 BẢN TIN CẬP NHẬT GIÁ CĂN HỘ THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI THÁNG 5/2025

1. Vinhomes SkyLake – Phạm Hùng: 100–130tr/m2 Xem thêm

2. Vinhomes D’Capittal – Trần Duy Hưng: 100–120tr/m2

3. The Zei – Mỹ Đình: 90–110tr/m2

4. Mỹ Đình Pearl – Châu Văn Liêm: 90–120tr/m2

5. Vinhomes West Point – Phạm Hùng: 90–120tr/m2

6. Lumi Hà Nội – ĐL Thăng Long: 80–100tr/m2 (Chưa bàn giao)

7. Lumiere Ever Green – Vinhomes Smart City – Nam Từ Liêm: 90–120tr/m2 (Chưa bàn giao)

8. Imperia Signature – Đông Anh: 100–130tr/m2 (Chưa bàn giao)

9. Masteri Grand Avenue – Đông Anh: 100–130tr/m2 (Chưa bàn giao)

10. The Matrix One Premium - Lê Quang Đạo: 130tr/m2

11. Skyline West Lake - Võ Chí Công - Tây Hồ: ~230 triệu/m2

12. Noble Crystal Sunshine - Ciputra Tây Hồ: ~ 250tr/m2

13. The Gloria - 8 Nguyên Hồng ( Nguyễn Chí Thanh): ~140tr/m2

14. BRG Lê Văn Lương: ~ 98tr/m2

15. QMS Tố Hữu - Hà Đông: ~90tr/m2

16. Wisteria - Nhổn - Bắc Từ Liêm: ~ 75tr/m2

17. Victoria - Tây Mỗ: ~ 80tr/m2

18. The Nelson - 29 Láng Hạ: ~135-175tr/m2

19. The Paris OCP1 : 65-69tr/m

20. Masteri Lakeside OCP1 : 67-75tr/m

21. Trinity Square OCP2: 53-57tr/m

22. Lumiere Spring Bay OCP2 : 75-80tr/m

ST

📣 BẢN TIN CẬP NHẬT GIÁ CĂN HỘ THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI THÁNG 5/2025  - 1

Sửa điều kiện hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa, bổ sung quy định về điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội để tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức đi làm xa sau sáp nhập. Xem thêm
Sửa điều kiện hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội - 1

[TIN MỚI] Sắp có Trung tâm giao dịch BĐS một cửa: Người mua nhà được lợi gì?

Khi nghe tin Nhà nước sắp thí điểm Trung tâm giao dịch bất động sản một cửa, người ta cứ nói về môi giới bất động sản sẽ ra sao? Sẽ “hết đất sống” hay sẽ chuyển mình mạnh mẽ? Nhưng tôi thì chỉ nghĩ đến người mua nhà sẽ được lợi ra sao? Xem thêm
[TIN MỚI] Sắp có Trung tâm giao dịch BĐS một cửa: Người mua nhà được lợi gì? - 1

Không ai trồng được cây trên đất mượn

Không hiểu từ khi nào, việc thuê nhà cả đời lại được coi như một lựa chọn “thông minh”, thậm chí còn được gắn mác “tự do tài chính” – nghe thật kêu, nhưng nếu ngồi lại mà gạn đục khơi trong, mới thấy phần lớn chỉ là lớp sơn phủ mỏng cho một lối sống… không dám neo đậu. Xem thêm
Không ai trồng được cây trên đất mượn  - 1

Bán chung cư để mua nhà đất: Giấc mơ an cư hay canh bạc tất tay?

Có một chị bạn chia sẻ câu chuyện mà nghe xong cứ day dứt mãi. Hai vợ chồng ngoài ba mươi, có hai con nhỏ, đang sống trong một căn chung cư ở Hà Nội. Căn hộ rộng hơn 80m², mua từ vài năm trước giá chỉ khoảng 1,9 tỷ. Bây giờ, có người trả tới 6 tỷ. Một con số quá hời cho một khoản đầu tư tưởng chừng chỉ là “đi ở tạm”. Xem thêm
Bán chung cư để mua nhà đất: Giấc mơ an cư hay canh bạc tất tay?  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết