Khi mới thành lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty là ông Phạm Thành Trung. Ông Trung sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vốn đăng ký của công ty đến năm 2015 chỉ là 3 tỷ đồng, điều này cho thấy tính chất nhỏ của một công ty địa phương.
Cho đến năm 2016, Vĩnh Hưng đã tạo nên bất ngờ vào tháng 9 khi mà vốn điều lệ được tăng lên 80 tỷ đồng, đến tháng 11/2016 số vốn tiếp tục được tăng lên đạt mức 388 tỷ đồng. Nói cách khác, chỉ trong vòng 1 năm, Tập đoàn Vĩnh Hưng đã tăng vốn tới 129 lần.
Tháng 11/2017, Tập đoàn Vĩnh Hưng tiếp tục tăng vốn lên 450 tỷ đồng. Tháng 1/2018, một sự thay đổi nhân sự xảy ra khi ông Phan Văn Duộc xuất hiện để thế chỗ ông Trung (ông Trung vẫn là Chủ tịch HĐQT). Kể từ đó, ông Duộc là người đại diện theo pháp luật của công ty này cho đến nay. Được biết, ông Dược sinh năm 1950, quê ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tháng 12/2019, Vĩnh Hưng thực hiện tăng vốn lần 4, lên 522 tỷ đồng.
Sau đó, tháng 3/2020, công ty tiếp tục tăng vốn rất mạnh lên 1.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Tuy nhiên, đến tháng 4/2022 Tập đoàn đã gây bất ngờ khi số vốn điều lệ giảm cực mạnh xuống còn 300 tỷ đồng, như vậy mức vốn 1.000 tỷ đồng chỉ duy trì được 2 năm. Ngoài ra, còn có 2 công ty khác liên quan đến Tập đoàn Vĩnh Hưng là Công ty TNHH Đại Trung Vĩnh Hưng và Công ty TNHH Phong Nha Vĩnh Hưng. 2 công ty này kinh doanh chủ yếu là bất động sản, có cùng trụ sở chính nằm tại thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Một dự án của Tập đoàn Vĩnh Hưng
Công ty TNHH Đại Trung Vĩnh Hưng được thành lập vào tháng 2/2020, ban đầu có vốn đăng ký 100 tỷ đồng, do ông Phan Văn Duộc làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Ông Duộc như trên đã nói, là Giám đốc Vĩnh Hưng Group. Tuy nhiên, đến tháng 3/2022, ông Duộc đã chuyển giao chức vụ cho ông Phạm Hoài Hòa (SN 1985, hộ khẩu thường trú tại thị trấn Hải Phú, huyện Bố Trạch). Chỉ 3 ngày sau, vốn đăng ký của Đại Trung Vĩnh Hưng giảm xuống chỉ còn 17 tỷ đồng.
Đối với Công ty TNHH Phong Nha Vĩnh Hưng, công ty này có vốn đăng ký ban đầu 50 tỷ đồng, được thành lập ngày 26/02/2020, cũng do ông Phan Văn Duộc giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Tuy nhiên, đến tháng 3/2022, ông Duộc cũng rút khỏi đây, nhường chức vụ cho ông Phạm Ngọc Thưởng (SN 1974, thường trú tại xã Quảng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Chỉ 3 ngày sau, vốn đăng ký của công ty này cũng giảm xuống chỉ còn 15 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, Tập đoàn Vĩnh Hưng đăng ký hoạt động kinh doanh chính là xây dựng nhà ở và kinh doanh bất động sản. Tại Quảng Bình, những năm gần đây, tập đoàn này khẳng định mình là đại gia bất động sản khi nắm trong tay hàng loạt dự án nhà ở, khu nghỉ dưỡng.
Hiện nay, với vai trò là chủ đầu tư Tập đoàn Vĩnh Hưng đang có trong tay ít nhất 6 dự án bao gồm: Khu nhà ở thương mại có tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, diện tích 8 ha, dự kiến từ năm 2018 - 2022 hoàn thành; khu nhà ở thương mại có tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng tại xã Phú Trạch, quy mô hơn 4,1 ha, dự kiến hoàn thành từ 2017 - 2022; khu nhà ở thương mại có tổng mức đầu tư 525 tỷ đồng tại xã Lý Trạch, quy mô 9,7 ha, dự kiến hoàn thành từ năm 2017 - 2021.
Cùng với đó là khu nhà ở thương mại với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng tại xã Trung Trạch, quy mô diện tích 8 ha, tiến độ hoàn thành từ năm 2017 - 2021; khu nhà ở thương mại có tổng mức đầu tư 638 tỷ đồng tại xã Nhân Trạch, quy mô 15 ha, tiến độ hoàn thành dự kiến từ năm 2017 - 2022; khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí Vĩnh Hưng với tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, có quy mô 90 ha.
Về kết quả kinh doanh, hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hưng đã sa sút trong 2 năm qua. Nếu như trong giai đoạn 2017 - 2019, lợi nhuận sau thuế tăng đều từ 19 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng, thì đến năm 2020 lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống còn 108 tỷ đồng và sau đó giảm xuống còn 71 tỷ đồng vào năm 2021. Như vậy, mỗi năm doanh thu thuần giảm vài chục %.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn là lợi nhuận. Lợi nhuận của Tập đoàn Vĩnh Hưng ở mức “siêu mỏng” trong giai đoạn 2017 - 2021. Ngoại trừ năm 2020 là năm lãi sau thuế hàng tỷ đồng, các năm còn lại lợi nhuận sau thuế chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Cụ thể, năm 2017 là 512 triệu đồng, năm 2018 là 11 triệu đồng, năm 2019 là 228 triệu đồng, năm 2021 là 806 triệu đồng.
Dự án Khu đô thị mới Lý Nhân, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có diện tích khoảng 387.304,14 m², chi phí thực hiện dự án khoảng 1.833 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái thiết) được thông báo mời nhà đầu tư đăng ký tại tháng 3/2023. Bằng việc mở đơn đăng ký, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Tập đoàn Vĩnh Hưng.
Quy mô xây dựng dự án bao gồm: công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình thương mại dịch vụ, công trình hạ tầng xã hội, công trình nhà ở (tổng số 1.548 căn các loại). Quy mô dân số khoảng 3.200 người. 50 năm là thời hạn hoạt động được quy định của dự án. Mục tiêu của dự án này là hình thành khu đô thị mới; phục vụ đời sống, sinh hoạt của dân cư trong vùng; từng bước nâng cấp đô thị; góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Qreal vietnambusinessinsider