1. Đợt sốt thứ nhất giai đoạn 1993-1994
Khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì thị trường BĐS mới được định hình rõ ràng.
Thời kỳ 1993 – 1995 là giai đoạn đầu mở cửa của nền kinh tế VN. Năm 1995 là năm đặc biệt khi đồng thời VN ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập cộng đồng các nước Đông Nam Á (Asian).
Nền kinh tế VN đã chuyển mình từ kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đã giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
GDP tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%) khiến người dân có niềm tin tích cực vào tương lai. Thị trường bất động sản tăng mạnh trong thời gian này.
2. Đợt sốt đất thứ hai vào giai đoạn 2001- 2002
Xét về thực chất, cơn sốt đất lần thứ nhất và lần thứ hai chưa thực sự được gọi là cơn sốt đất, đây là một trong những hệ quả tất yếu khi nhà nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nếu như trước kia đất không có giá hoặc nếu có thì mức giá rất thấp thì sau hai lần sốt giá, mức giá đất đã được nhận định là tăng vượt trội từ 10-15 lần.
Lý do giải thích cho thời gian cách nhau 10 năm giữa hai cơn sốt là sự ban hành Luật Đất đai của nhà nước. Nước ta đã tiến hành ban hành Luật Đất đai lần thứ nhất vào năm 1993 và lần thứ 2 là 2003, do đó, người ta thường có tâm lý đợi những quy định mới trong luật Đất đai rồi mới quyết định có đầu tư hay không. Như vậy, sau hai giai đoạn tăng trưởng này, đến năm 2003, giá đất ở những thành phố lớn, những khu đô thị sầm uất tại Việt Nam được đánh giá là cao ngang với những thành phố lớn trong ASEAN như Bangkok (Thái Lan),, Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia),...
3. Đợt sốt giá thứ ba giai đoạn 2007-2008
Sau 4 năm thị trường trầm lắng, đồng thời năm 2006 VN chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. Thị trường bất động sản hồi phục và tăng trưởng sốt vào 2007-2008. Giá đất được thổi lên cao vượt qua khả năng mua của đa số người dân. Lạm phát năm 2008 lên đến 22%.
Sau năm 2003, thị trường chứng khoán sơ khai bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, do đó người ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc đầu tư khiến cho thị trường bất động sản trở nên im ắng hơn, tuy nhiên, đến năm 2007, tình trạng bong bóng chứng khoán bị vỡ khiến cho các nhà đầu tư vội tìm một con đường mới cho mình, và cơn sốt của thị trường bất động sản lại được sôi động trở lại, đây chính là đợt sốt giá bất động sản thứ ba tại Việt Nam.
4. Đợt sốt giá thứ tư giai đoạn 2016 - 2019
Năm 2012 cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực tìm chính sách để kích thích lại thị trường bất động sản. Vào năm 2013, gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ ra đời. Thêm vào đó, năm 2014 bắt đầu cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản tại VN. Thị trường bất động sản được kích thích tăng trưởng trở lại.
Do những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản lại một lần nữa rơi vào cơn sốt giá.
Nguyên nhân của đợt sốt đất thứ tư này chính là do sự chuyển dịch vốn một cách ồ ạt từ thị trường chứng khoán sang thị trường bất động sản của các nhà đầu tư vì sự bất ổn của thị trường chứng khoán trước sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tổng hợp