Ví dụ như ở Thái Lan, trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Hiện tại, giá trị căn hộ tồn kho ở Bangkok lên đến 450 tỷ baht, trong khi nguồn cung mới vẫn tiếp tục tăng.
Các tòa nhà cao tầng ở Bangkok hiện nay phần lớn được thiết kế để chịu được động đất ở mức 5.0 - 6.0 độ richter. Bangkok nằm trên đất mềm, có thể khuếch đại độ rung lắc lên gấp 3-4 lần so với mức bình thường.
Không ít người nói họ không hẳn sợ hãi, nhưng buộc phải đặt ra những câu hỏi chưa bao giờ nghĩ tới rằng đằng sau những mặt tiền bằng kính kia, các tòa nhà chọc trời có thực sự an toàn không? Nếu chúng xuất hiện các vết nứt không thể nhìn thấy thì sao? Nếu có dư chấn lớn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Vì thế, giải pháp được đưa ra là những tòa nhà mới có thể được trang bị hệ thống giảm chấn (Damping System) hoặc nền móng cách chấn (Base Isolation), nhưng những công trình không đạt tiêu chuẩn có thể chịu thiệt hại nặng nề hơn.
Tuy nhiên, từ hiện tượng này, xu hướng có sự thay đổi?
Người dân có thể chuyển hướng sang nhà thấp tầng hoặc dự án đạt tiêu chuẩn chống động đất cao hơn.
Các chủ đầu tư buộc phải nâng cao tiêu chuẩn an toàn để lấy niềm tin từ khách hàng.
Tiêu chuẩn xây dựng cần được thắt chặt.
Người mua sẽ quan tâm nhiều hơn đến kết cấu tòa nhà và tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng.
Các kỹ sư và nhà đầu tư có thể phải xem xét kỹ hơn các thiết kế có khả năng chịu động đất.
Sự kiện này không chỉ tác động đến kết cấu của các tòa nhà mà còn làm thay đổi hành vi mua bất động sản của người dân các nước cảm nhận được sự nguy hiểm ảnh hưởng của động đất. Các nhà đầu tư và chủ đầu tư cần gấp rút nâng cấp tiêu chuẩn xây dựng để thích ứng với rủi ro địa chấn trong tương lai.