Điệp khúc “thu hồi vốn”
Chị Nguyễn Thị Lan (chủ một homestay ở Ba Vì, Hà Nội) cho biết, homestay rộng hơn 500 m2 được gia đình chị tâm huyết, nhưng trong dịch Covid-19, tình hình kinh doanh khó khăn, lượng khách sụt giảm trầm trọng. Gần nửa năm nay, chị Lan cắt giảm nhân viên, đóng cửa homestay nhằm tiết kiệm chi phí vận hành.
"Tôi rao bán homestay với giá 5 tỷ đồng từ đầu năm 2024 nhưng hiện tại vẫn chưa có khách mua. Vì lý do cá nhân, chịu sức ép về tài chính nên tôi mới cần bán gấp, đã hạ còn 3,5 tỷ đồng", chị Lan nói.
Sức ép lớn về tài chính vì không có lãi
Trên các trang mua bán nhà đất, bất động sản nghỉ dưỡng cho thấy, nhiều nhà đầu tư gần đây liên tục đăng tải thông tin rao bán, sang nhượng, cắt lỗ homestay với nhiều loại hình và giá bán khác nhau.
1môi giới bất động sản tại huyện Ba Vì cho biết, do thị trường bất động sản ảm đạm, người bán thì nhiều nhưng người mua thì ít. Có thể thấy rõ là các homestay quy mô nhỏ giá vài tỉ hiện nay đang được rao bán nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội nhưng rất ít có các phản hồi tích cực.
Đa phần những người rao bán đều nêu lý do là cần bán gấp, chấp nhận giảm giá sâu do vay mượn ngân hàng để xây dựng, kinh doanh homestay. Nhưng cũng có một thực tế là sau một thời gian vận hành không có lãi nên nhiều chủ đầu tư đang chịu sức ép rất lớn về tài chính.
Cần cân nhắc khi đầu tư kinh doanh homestay
Trước đại dịch Covid-19 vẫn ghi nhận là thời điểm vàng để đầu tư vào loại hình này nhưng đến hậu Covid-19, khi chi phí vận hành tăng và nhu cầu đi nghỉ dưỡng giảm dần, nhiều nhà đầu tư buộc phải rút lui, dẫn đến áp lực giảm giá.
Thời điểm đầu năm 2023 thị trường đất nền, trang trại nghỉ dưỡng lao dốc mạnh, thanh khoản ít, tình hình kinh tế khó khăn
Thời gian tới, mô hình kinh doanh homestay dự báo sẽ được sàng lọc mạnh, để tối ưu hóa lợi ích khi đầu tư vào phân khúc này, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về vị trí, hạ tầng và khả năng khai thác thực tế của bất động sản.
Nguồn: Đại Đoàn kết