Cư dân bị bắt vì đấu tranh, có ai nhìn thấy gia đình họ phía sau?
Nghĩ nó chán. Là cư dân ở đấy, đấu tranh đòi quyền lợi cho mình và bị chính đơn vị quản lý (mà mình bỏ tiền ra thuê) tống mình vào tù.
Gần đây nghe thông tin có toà nhà ở khu Tây Hồ, cư dân chỉ vì bức xúc trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, đã phá cửa phòng kỹ thuật. Chủ đầu tư đã mời công an vào làm việc và cả chục người đã bị bắt tạm giam mấy tháng để điều tra.
Nghĩ nó chán. Là cư dân ở đấy, đấu tranh đòi quyền lợi cho mình và bị chính đơn vị quản lý (mà mình bỏ tiền ra thuê) tống mình vào tù.
Cũng một phần do dân mình kém hiểu biết pháp luật, không hiểu việc đấu tranh cần phải tuân thủ. Không thể dùng 1 cái sai này để sửa 1 cái sai khác.
Nhưng chủ đầu tư, chỉ vì để dập tắt cuộc đấu tranh của cư dân, cân bằng lại lực lượng, mà đẩy cả chục người vào tù, thấy nó cũng tàn nhẫn.
Trong mắt họ, đơn giản đấy chỉ là 1 nước cờ. Nhưng đằng sau những người bị bắt đi đấy, là cả chục gia đình. Ngồi tù mấy tháng, công việc đương nhiên bị ảnh hưởng, nguồn thu bị mất, hệ luỵ vô cùng.
Sau khi bị bắt, có thể bị xét xử, họ sẽ không đấu tranh nữa song cuộc đời họ, vợ con họ, có thể bị rẽ sang hẳn 1 hướng khác tồi tệ hơn rất nhiều!
Hiện nay có rất nhiều cuộc đấu tranh diễn ra ở khắp nơi, đó là cư dân đấu tranh với Ban quản trị, ban quản lý, chủ đầu tư toà nhà để đòi quyền lợi cho mình.
Chung cư có chỗ tốt, có chỗ xấu nhưng rõ ràng nó phản ánh rằng, các tiêu chuẩn, quy định pháp lý về quản lý toà nhà chung cư còn nhiều lỗ hổng.
Ở chỗ này, vẫn thiếu 1 hành lang đủ rộng cho cả chân lý lẫn chân tình!
Chủ đầu tư và dân cư thường mâu thuẫn gì?
Nhiều nơi đấu tranh rất căng thẳng, nhẹ thì căng băng rôn, nặng thì quây trụ sở, thậm chí có nơi cư dân bức xúc dẫn tới huỷ hoại tài sản, đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Đa phần mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư ở các cụm chung cư hiện nay tập trung vào:
- Kinh phí bảo trì: Chủ đầu tư chây ì không chịu bàn giao cho ban quản trị do cư dân bầu.
- Diện tích chung/ riêng, chỗ đỗ xe ô tô.
Trong các cuộc đấu tranh này, cư dân thường là bên yếu thế, vì:
- Chủ đầu tư là bên có tiền, nắm giữ quỹ bảo trì, lợi ích tập trung vào 1 chủ thể.
- Cư dân là bên nắm đằng chuôi, tưởng có sức mạnh số đông, nhưng thực ra lại bị phân tán, nhiều chủ thể nên khó thống nhất.
Mâu thuẫn này sẽ còn tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày càng phức tạp, nếu không kịp thời sửa luật, theo hướng:
- Không để Chủ đầu tư giữ kinh phí bảo trì, mà hai bên (Chủ đầu tư và cư dân) bắt buộc phải chuyển vào 1 tài khoản độc lập, chỉ khi có ban quản trị do cư dân bầu mới được rút về tài khoản của ban quản trị.
- Bắt buộc Chủ đầu tư tính chi phí đầu tư hầm gửi xe vào diện tích căn hộ và bàn giao hầm cho ban quản trị vận hành. Không để Chủ đầu tư độc chiếm hầm gửi xe và kinh doanh như hiện nay.
Nguồn: Home today