Đất cát ở VN lên xuống theo chu kỳ, và chu kỳ đó thường lặp lại sau 5-7 năm một lần. Mỗi đợt sốt đất người kiếm được nhiều nhất chính là ông nhà nước, tiếp đến là các công ty bất động sản, người buôn đất cũng có lời, nhưng không ăn thua. Nhà nước thích đất cát tăng nhất, chứ không phải cò đất. Đổi cho cò đất và dân buôn đất nâng giá đất là oan cho họ. Nguồn thu từ bất động sản nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 7-8% GDP và liên tục tăng hàng năm.
Ảnh minh hoạ cái trang trại giữa sân bay đẹp mê hồn bên Nhật .
Đất ở Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý, không có sở hữu tư nhân đất đai, tư nhân chỉ được quyền sử dụng, cái quyền đó do nhà nước cấp. Nhà nước phân ra nhiều loại đất, đất ở, đất trồng cây, đất giao thông, đất trồng rừng…. Quyền chuyển đổi mục đích sử dụng là quyền của Cậu, nên Cậu thấy đất ở có giá thì Cậu lại chuyển đổi một ít đất Nông Nghiệp ra đấu giá bán lấy tiền. Thu ngân sách ở nhiều địa phương 7-80% dựa vào khoản này. Nếu không có nguồn thu từ các loại thuế, phí đất và bán đất… kinh tế VN chắc tăng trưởng âm.
Nhưng đất bán mãi rồi cũng hết, để ăn lại nhiều vòng thì nhà nước học anh Tầu, cấp quyền sử dụng 50 năm thôi, hết 5-70 năm lại làm vòng mới. Tất nhiên bán đất thu tiền về Ngân sách sẽ giúp chính quyền có vốn để tái đầu tư cho xã hội phát triển. Bởi nguồn thu này nước nào họ chẳng thu, nhưng cách thu của họ khác ta. Nước ngoài, đất đai là tư nhân quản lý. Cụ tao thừa kế cho tao cái trang trại, tao thích bán hay cho tặng là quyền của tao. Nhà nước muốn thu hồi hãy quên đi, tao không thích đố mày động vào. Chẳng thế mà ở Nhật giữa sân bay có hẳn cái nhà dân to đùng, đường bay phải nắm để tránh ngôi nhà này, do chủ nhà thuyết phục kiểu gì cũng không đi, gặp ông đếch cần tiền nó dở thế đó.
Nước ngoài họ thu thuế sử dụng đất, tính theo giá trị đất hàng năm. Đất ở thuế cao nhất, đất nông nghiệp hay đất sản xuất, miễn thuế hay rất rẻ. Nhà nước làm gì có nhiều đất mà bán như Việt Nam. Việc quy hoạch đô thị hay mở mang trường học hay bệnh viện, lấy tiền ra mua đất của tư nhân mà làm, nếu như chính quyền hết quỹ đất công. Thằng tư nhân nào nhiều đất thì chịu khó nộp thuế, chính quyền thu được tiền thuế, lại đi mua đất để phục vụ mục đích công cộng.
Nói như vậy các bạn sẽ hiểu, liệu ở VN sẽ tăng thuế đất không ? Chắc chắn là chưa đâu, ít ra 10 -15 năm nữa. Bởi khác với Tây lông, chính phủ ta quản lý đất công gấp triệu lần nó, bán đã hết đâu, ngu gì đánh thuế như Tây lông. Dân nó không ôm đất nữa có mà lạm phát 2 con số. Đất đai là kênh giúp triệt tiêu lạm phát tốt nhất, cũng là kênh để kích thích phát triển hạ tầng đô thị. Bọn giầu có tiền nó không ôm đất, các công ty cánh hẩu như VIN, CEO, SUN, BIM, FLC …nó không có ăn sẽ không ai phát triển đô thị đâu, phải có lời họ mới làm.
Vậy giá đất có tiếp tục tăng trong năm nay? Tôi hỏi bạn, nếu thằng nghiện nó có nhiều đất, mà năm ngoái covid cấm tiệt nó không chạy xe ôm công nghệ được, nó sẽ làm gì? Bán đất để ăn chứ làm gì, đất cụ nó cướp được còn đầy ra đấy, để cũng lãng phí quá, bán mà ăn tiêu qua đận này rồi tính tiếp.
Đọc xong bạn nào vẫn chưa hiểu đất có tăng tiếp không, và đất có bị phang thuế không thì tuỳ khả năng đọc hiểu của các bạn. Cho nên người ta bảo kinh doanh đất cát phải có duyên, mua lúc thằng nghiện cần tiền bán, và bán lúc thằng nghiện nó chạy xe kiếm ăn được không cần bán thêm.
Bí quyết làm giàu chỉ có vậy thôi, rất đơn giản các bạn ạ!
Tác giả: Quan Doan Le