Thanh Sơn

Thanh Sơn

Rủi ro kép có thể “bóp nghẹt” thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần lưu ý

Rủi ro kép “bóp nghẹt” thị trường bất động sản

Phát biểu tại tọa đàm “Bất động sản mùa Xuân” mới đây, nhiều chuyên gia nhận định: rủi ro kép trên thị trường bất động sản đang tăng lên, trên cả hai phương diện rủi ro về pháp lý và rủi ro về thị trường…

Nhìn lại diễn biến của thị trường bất động sản trong năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, bên cạnh những thuận lợi, thị trường này cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Ví như những vướng mắc pháp lý liên quan đang làm hạn chế nguồn cung. Chưa kể, năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng lậu, như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp. Các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng” bất động sản…

Trong dài hạn, thị trường vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng như lạm phát đẩy giá bất động sản tăng, nên thị trường năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt.

CHƯA ĐẦU TƯ, KHAI THÁC HIỆU QUẢ

Thực tế cho thấy, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid còn phức tạp, khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng, thời gian qua chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, nhiều mảng thị trường chưa được khai thác và đầu tư có hiệu quả.

“Hiện nay, nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất cao, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song không thể phủ nhận rằng cơ chế và chính sách đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự rõ nét và phù hợp”, ông Khôi phân tích.

Nhiều vấn đề mới được đặt ra chưa có được giải quyết kịp thời và hợp lý của cơ quan quản lý nhà nước, như pháp lý cho các loại hình bất động sản du lịch, bất động sản văn phòng kết hợp nhà ở, trung tâm thương mại… Các quy trình, thủ tục pháp lý về tiếp cận đất đai, vận hành dự án, về cơ chế bảo đảm phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế nên tiềm ẩn nguy cơ của rủi ro, tranh chấp…

Đồng quan điểm, ông Hà Tuấn Khang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ – Marketing Tập đoàn Meey Land phân tích: những năm qua, lượng giao dịch bất động sản thành công liên tục tăng mạnh. Theo Bộ Xây dựng, năm 2019, cả nước có 82.604 giao dịch bất động sản thành công. Năm 2020, con số này là 115.420 giao dịch thành công.

Năm 2021 là 282.105 giao dịch thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 111.640 giao dịch; lượng giao dịch đất nền là 170.465 giao dịch. Tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 30 tỷ USD/năm, thu hút 300.000 nhân sự môi giới, hơn 100 công ty phát triển bất động sản, hơn 1.000 công ty môi giới, 13.000 công ty liên quan bất động sản.

Song, cũng theo ông Khang, bên cạnh những con số khá lạc quan nêu trên, thị trường bất động sản vẫn không ít vướng mắc. “Nổi bật là vướng mắc về pháp lý. Hiện nay, thủ tục tiếp cận đất đai dù đã được tiết giảm nhưng vẫn rất phức tạp.

Thực tế, từ tháng 5/2020, khi có Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025 nhưng trong những năm qua vẫn chưa làm được nhiều, vẫn còn nhiều ách tắc, lãng phí. Cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn còn chậm.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang có những chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản”, ông Khang lý giải.

RỦI RỦI RO BÊN TRONG VÀ CẢ RỦI RO BÊN NGOÀI

Trong khi đó, ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV thì đặt thị trường bất động sản trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới 2021 – 2022 để nhìn nhận: “Kinh tế thế giới phục hồi nhanh trong năm 2021 (tăng 5,7%), nhưng năm nay đã gặp tác động kép (dịch, chiến sự) nên giảm đà tăng trưởng (tăng 4 – 4,5%), lạm phát tăng mạnh lên mức 3,3% năm 2021 và 4% năm 2022, sau đó hạ nhiệt dần” (ông Lực trích nguồn: IMF, Citigroup).

Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, dù có rất nhiều động lực nhưng vẫn phải đối mặt với những rủi ro, thách thức. Theo đó, các rủi ro bên ngoài bao gồm rủi ro địa chính trị (chiến sự Nga – Ukraine); giá cả, lạm phát còn tăng mạnh; các nước thu hẹp các gói hỗ trợ, tăng lãi suất; dịch bệnh còn phức tạp, phòng chống dịch còn thiếu nhất quán; tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế khác nhau nên phục hồi khác nhau; sức cầu còn yếu, dịch vụ phục hồi chậm; lạm phát tăng.

Ngoài ra, trong nước còn đối mặt với rủi ro nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng (trong tầm kiểm soát); lợi nhuận biên của doanh nghiệp tiếp tục bị thu hẹp; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn…

Với bối cảnh như vậy, thị trường bất động sản cũng phải chịu nhiều thách thức, bao gồm: nguồn cung chưa dồi dào ngay; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng nhanh (trong 2 tháng đầu năm tăng 2%). Chính phủ chỉ đạo kiểm soát, rà soát thị trường trái phiếu doanh nghiệp (sửa đổi Nghị định 153); các cuộc đấu giá đất đã tạo ra một mặt bằng không lành mạnh; giá bất động sản vẫn tăng, đặt ra câu hỏi liệu có điều chỉnh? Thông tư 16/TT-NHNN kiểm soát đầu tư của tổ chức tín dụng vào trái phiếu bất động sản; kế hoạch đánh thuế bất động sản…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trên cơ sở đó, ông Lực gợi ý các giải pháp đối với doanh nghiệp. Đó là: tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ; tiết giảm chi phí; giữ lao động, tăng năng suất; sử dụng mô hình 5Rs (Respond: Thích ứng, linh hoạt; Recover: Phục hồi càng nhanh càng tốt; Restructure: Tái cấu trúc; Re-invent: Đổi mới, sáng tạo (gồm cả chuyển đổi số); Resilience: Tăng sức đề kháng (khả năng chống chịu các cú sốc, gồm cả quản lý rủi ro).

“Các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình; phục hồi xanh, tăng trưởng xanh, bởi bất động sản xanh đang là xu thế, chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới liên quan đến thay đổi hành vi của khách hàng; thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là tất yếu”, ông Lực nhấn mạnh.

Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch VCCI, chúng ta đang trong tình thế của các tác động kép, rất bất lợi, dịch bệnh chưa qua thì chiến tranh đã tới. Rủi ro kép tăng lên kể cả trên hai phương diện: rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường.

Hiện nay, trong khi việc khai thác các nguồn lực đất đai và thúc đẩy quá trình đô thị hoá là nguồn lực, cũng là động lực quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hoá thì hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản lại đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Để giải quyết được vấn đề này, cần giải pháp kép, phải mở cửa cả bên trong và bên ngoài.

“Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất là bao gồm mở cửa cả về thể chế. Gói hỗ trợ quan trọng nhất là gói hỗ trợ về thể chế, để giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp cho cả giai đoạn phát triển dài hạn của nền kinh tế Việt Nam”, nguyên Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Riêng với các doanh nghiệp bất động sản, ông Lộc nhìn nhận: luôn có những cơ hội lớn nhưng cũng luôn tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.

Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều, mà mới thường quan tâm đến các vấn đề thị trường, đối tác; mới chỉ chú ý đến mặt phải chứ chưa quan tâm đến mặt trái của tấm huân chương, nên dẫn đến những thất bại…”, ông Lộc khuyến cáo.

Nguồn: TCKTVN

0

Bình luận

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1

Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”!

Giá chung cư cũ tại Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian “sốt nóng”, đặc biệt tại các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình. Xem thêm
Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”! - 1

RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN

Mới đây, theo báo cáo tài chính 2024, Agribank đang ôm hơn 2,92 triệu tỉ đồng tài sản bất động sản thế chấp – cao nhất trong tất cả các ngân hàng hiện nay. Xem thêm
RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN - 1

79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức

Chuyện là theo báo cáo mới nhất của Savills, giá bán trung bình căn hộ chung cư sơ cấp tại Hà Nội quý I/2025 đã cán mốc 79 triệu đồng/m². Xem thêm
79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức  - 1

Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, năm 2024 Khánh Hoà ghi nhận hơn 27.200 giao dịch bất động sản với tổng giá trị gần 46.700 tỷ đồng tăng 36% so với năm trước, tăng tới 179% so với 2023 Xem thêm
Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến - 1

Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản'

Đằng sau vẻ đẹp độc bản của Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island là sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn quốc tế và chiều sâu văn hóa bản địa, giữa lý thuyết phong thủy Á Đông và tinh thần đương đại của kiến trúc thế giới. Xem thêm
Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản' - 1

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững. Xem thêm
Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội - 1

Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất đời người. Nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Dưới đây là 5 yếu tố bạn cần lưu ý để tránh mất giá khi mua nhà Xem thêm
Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá - 1

Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai?

Nếu nhà là nơi bắt đầu của một gia đình, là nền tảng để mỗi con người xây dựng tương lai, thì ở Việt Nam hôm nay, “giấc mơ an cư” đang ngày càng trở nên xa vời với hàng triệu người trẻ. Câu hỏi nhức nhối đang vang lên từ khắp các đô thị lớn: Chúng ta đang xây nhà cho ai ở? Xem thêm
Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai? - 1

Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi!

Mới đây, PGS.TS Phạm Thế AnhTrưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân lên tiếng cảnh báo rằng: Nếu dòng tiền cứ đổ dồn vào bất động sản để đầu cơ, thì thị trường Việt Nam sớm muộn cũng “toang” thật sự! Xem thêm
Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi! - 1

Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải

Theo thông tin của Báo Tiền phong, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" với chi phí bằng... 0 đồng. Tuy nhiên, để phá dỡ tòa nhà trên cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan. Xem thêm
Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải - 1

Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ

Các khu vực nằm ở xa trung tâm như huyện Đan Phượng, Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) liên tục bổ sung nguồn cung nhà liền thổ. Giá bán tăng khoảng 5-8%, đạt mức 6.300-8.200 USD (tương đương 160-209 triệu đồng) một m2. Xem thêm
Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết