Zắp tâm tìm hiểu, mình cho rằng từ cuối 2019 tới nay Du lịch đã trải qua 2 con sóng dữ và hiện con sóng thứ 3 đang trườn tới, cụ thể:
Con sóng đầu tiên là COVID 19 kéo dài 2 năm (2020-2021) với 4 đợt COVID trồi trụt và các lệnh đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại/tiếp xúc, giãn cách xã hội… giữa các nước và trong lãnh thổ Việt Nam làm cho các hoạt động du lịch như lưu trú, lữ hành, vận chuyển, ăn uống…đều “đứng hình”- lượng khách quốc tế năm 2020 giảm 78,7%, năm 2021 giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước, 56% khách sạn đóng cửa, 48% khách sạn cho nhân viên nghỉ việc từ 50-80%…(Tổng cục Thống kê 2021)
Cơn bão thứ hai là hậu COVID (tính từ 15/3/2021 khi bắt đầu mở cửa đón khách). Về lý thuyết, đây là giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch. Dù COVID không còn là khắc tinh của DL, nhưng hậu họa của nó là vô cùng nghê gớm đối với DL, cụ thể (1) Ks, nhà hàng, các khu du lịch… phải bỏ ra cả đống tiền để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất… vì phần lớn bị hư hỏng, xuống cấp sau thời gian dài đóng cửa- do vật liệu làm nhiều phần bằng tre/nứa/lá/gỗ/vải/ giả da…không dùng sẽ tự hỏng chưa nói tới sự tàn phá của hơi muối (các khu vực gần biển (2) tuyển dụng, đào tạo lại nhân viên, (3) nối lại tour/tuyến…. Thường mất 2 mùa DL do Tour nước ngoài phải vào VN khảo sát, kiểm tra đánh giá..sau đó mới về bán Tour
Tính tới cuối 2022, chỉ số phục hồi của Du lịch Việt Nam là 18%, đứng cuối bảng trong khu vực (Singapore 30,9%, Malaysia 27,5%, Campuchia 26,3%…(một minh chứng cụ thể của nhận định Du lịch Việt Nam không phải là ưu tiên hàng đầu của khách quốc tế).
Cơn bão thứ 3 chính là lạm phát cao và suy thoái kinh tế ở nhiều nước và nội lực kinh tế Việt Nam còn rất yếu.
Du lịch được xếp vào loại hàng hoá xa xỉ (kinh tế học), thực tế cũng vậy khi Fed (cục dự trữ liên bang Mỹ) nâng lãi suất từ 0-0,25% lên 5,0-5,25% sau 10 lần nâng liên tiếp; ECB (NHTW Châu Âu)nâng 7 lần từ lãi suất âm lên 3,25%. Lạm phát cao làm cho người dân thắt chặt chi tiêu, cắt giảm du lịch…năm 2022 số lượng khách quốc tế vào VN chỉ đạt 3,66 triệu lượt, giảm 79,7% so với 2019- thời điểm trước dịch COVID.
Ở trong nước, kinh tế khó khăn chung, SX-KD đình đốn nên rất ít DN tổ chức cho nhân viên đi nghỉ, du lịch lẻ (hội nhóm, gia đình…) giảm tới 50-60% so với trước dịch ( phát biểu của một chủ resort tại Quy Nhơn)
Lạm phát và suy thoái tại nhiều nước còn neo cao và dai dẳng và do DL Việt Nam không phải là ưu tiên đầu tiên nên khi kinh tế hồi phục, khách QT sẽ đi các nước trước; kinh tế trong nước còn tiếp tục khó khăn… vậy nên, có lẽ phải 2 năm nữa Gà mới lại tiếp tục đẻ trứng Vàng !