Trần Linh

Trần Linh

Dự án trụ sở Eximbank 'đắp chiếu trùm mền' sau một thập kỷ sắp được hồi sinh?

Dự án trụ sở Eximbank nhiều năm chưa thể triển khai. Dự án từng bị các cổ đông ngân hàng chỉ trích gay gắt tại các kỳ ĐHĐCĐ thường niên trước đó.

Mới đây, đến ĐHCĐ thường niên 2022, Eximbank (HoSE: EIB) được cổ đông chấp thuận chủ trương xây dựng trụ sở Eximbank tại số 7, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM, còn được biết với tên gọi khác là Tháp Eximbank.

Dự án trụ sở Eximbank 'đắp chiếu trùm mền' sau một thập kỷ sắp được hồi sinh? - Ảnh 1

Theo tìm hiểu, Dự án Trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh được triển khai trên diện tích đất hơn 3.500 m2, khu đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất đều đứng tên ngân hàng này, khu đất được định giá 240 tỷ đồng (theo giá trị tài sản trên sổ sách kế toán tại thời điểm đó).

Thông tin trên báo chí cho biết, Cách đây hơn một thập kỷ, Eximbank đã mua lại lô đất từ Văn phòng Thành uỷ TP.HCM với tổng giá trị gần 240 tỷ đồng, trong đó thanh toán 144,6 tỷ đồng bằng phát hành cổ phần.

Eximbank sử dụng vị trí này làm trụ sở cho tới năm 2011, trước khi chuyển sang thuê ở Vincom Center 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, đồng thời triển khai dự án trụ sở trên lô đất số 7 Lê Thị Hồng Gấm theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm đó thông qua.

Phối cảnh dự án.
Phối cảnh dự án.

Theo dự tính ban đầu, dự án có tên gọi Eximbank Tower quy mô 5 tầng hầm, 40 tầng cao, tổng diện tích sàn xây dựng là 69.045 m2.

Tổng vốn đầu tư 3.538 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng tòa nhà văn phòng làm việc của Eximbank và căn hộ.

Ngày 18/12/2011, Eximbank ký hợp đồng với Công ty Nikken Sekkei để tư vấn thiết kế công trình.

Tuy nhiên do nhiều lý do, trong đó có quy định của Luật Các TCTD không cho phép ngân hàng kinh doanh bất động sản, HĐQT Eximbank ngày 23/6/2014 đã có Nghị quyết số 27 chấp thuận chủ trương cho thay đổi quy mô, chức năng của Dự án: bỏ chức năng căn hộ, chỉ còn chức năng văn phòng làm việc Eximbank, với 3 tầng hầm và 20 tầng cao.

Tiếp đó, ngày 10/7/2014, Eximbank gửi văn bản đến Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xin điều chỉnh chức năng và quy mô dự án. Chưa đầy một tháng sau, ngày 6/8/2014, Eximbank gửi thông báo đến các đơn vị tư vấn yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án.

Và một lần nữa, ngày 8/9/2014, Eximbank lại gửi văn bản đến Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xin hủy bỏ và rút lại văn bản ngày 10/7/2014 nói trên. Sau một thời gian, ngày 3/2/2015, HĐQT Eximbank có nghị quyết với nội dung tạm thời chưa triển khai dự án này và chờ HĐQT nhiệm kỳ 6 xem xét, quyết định.

Dự án tiếp tục nóng lên trong mùa Đại hội cổ đông năm 2016, HĐQT Eximbank thời điểm đó đã trình chủ trương chọn đối tác trong và ngoài nước để liên doanh, hợp tác với tiêu chí: giảm chi phí đầu tư của Eximbank ở mức thấp nhất.

Theo đó, nhà băng này dự định chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phía đối tác đầu tư vốn để xây dựng. Sau khi dự án hoàn thành, Eximbank sở hữu một phần mặt bằng văn phòng của tòa nhà.

Tại ĐHĐCĐ bất thường lần thứ 2 diễn ra hồi tháng 5/2016, các cổ đông của Eximbank đã không tiếc lời chỉ trích về dự án này. Nhiều cổ đông phẫn nộ: trong khi tòa nhà ở số 7 Lê Thị Hồng Gấm đang yên đang lành thì Eximbank lại phá bỏ.

Mấy năm qua, dự án hết thay đổi cái này đến điều chỉnh cái khác, cuối cùng thì vẫn “trùm mền”, trong khi số tiền mà Eximbank bỏ ra để thuê lại mặt bằng của Vincom Centrer ở Quận 1 là rất đắt đỏ.

Ở diễn biến mới đây, Eximbank cho biết trong năm 2018 đã thực hiện rà soát lại dự án số 7 Lê Thị Hồng Gấm và ký hợp đồng dịch vụ để thuê Công ty Savills Việt Nam tư vấn và tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án.

Qua phân tích, đánh giá, Savills đã gửi cho Eximbank bảng đánh giá để đề xuất 3 nhà đầu tư tiềm năng. Hiện nay, Eximbank đang thực hiện các thủ tục nhằm lựa chọn nhà đầu tư để tối ưu hoá việc đầu tư và sử dụng tài sản của ngân hàng.

Theo Eximbank, lý do chậm trễ là bởi việc triển khai dự án phải tuân thủ quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật về xây dựng cơ bản.

Eximbank vẫn đang tiếp tục triển khai các công đoạn trong việc đầu tư và phương án này Eximbank phải xin ý kiến NHNN và phải được ĐHĐCĐ chấp thuận trước khi thực hiện. 

Trước đó, tại các kỳ đại hội và gần nhất là ĐHCĐ bất thường của Eximbank vào ngày 15/2 thì trờ trình về xây trụ sở chính của Eximbank vẫn không được cổ đông thông qua.

Nhưng đến đại hội thường niên 2022 lần thứ 2 mới được thông qua để Ngân hàng có thể triển khai xây dựng trụ sở tại Lê Thị Hồng Gấm. 

Nguồn vốn đầu tư bằng 100% nguồn vốn tự có của Eximbank. Giao HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) triển khai công tác: lập và trình phê duyệt quy hoạch; lập và trình phương án kiến trúc; lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư của Ngân hàng và quy hoạch của TP.HCM để trình đại hội cổ đông trong những kỳ đại hội tiếp theo để phê duyệt trước khi thực hiện. 

Theo ghi nhận trên tờ Thương Trường, đến thời điểm tháng 4/2022 dự án hiện đang được rào tôn xung quanh, phía bên trong đang án binh bất động, chưa có dấu hiệu xây dựng. Còn phía ngoài dự án hiện trở thành địa điểm tập kết và thu gom rác thải sinh hoạt.

Dự án trụ sở Eximbank 'đắp chiếu trùm mền' sau một thập kỷ sắp được hồi sinh? - Ảnh 2
Bên ngoài dự án Trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh đang được "tận dụng" làm nơi tập kết thu gom rác thải và quán nước (Ảnh: Thiên An/Thương trường)
Bên ngoài dự án Trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh đang được "tận dụng" làm nơi tập kết thu gom rác thải và quán nước (Ảnh: Thiên An/Thương trường)

Như vậy, việc đã "rót" vào dự án hàng trăm tỷ đồng từ 2015 đến nay nhưng không đem lại hiệu quả cho Eximbank, trong khi dự án đã đắp chiếu hơn 10 năm qua đang gây lãng phí tài nguyên đất và gây nhếch nhác bộ mặt đô thị.

Hy vọng, với lần thông qua này, tòa tháp Eximbank sẽ được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động.

0

Bình luận

Dấu hiệu của những cuộc khủng hoảng bất động sản chuẩn bị diễn ra

Bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định tài chính và phát triển của các quốc gia. Xem thêm
Dấu hiệu của những cuộc khủng hoảng bất động sản chuẩn bị diễn ra - 1

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành quyết định về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025 đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại. Xem thêm
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025 - 1

Hiến kế để Phú Quốc thành ‘Hawaii của phương Đông’

Các doanh nghiệp du lịch hàng đầu thế giới cho rằng Phú Quốc “chưa nhận được sự công nhận xứng đáng” dù tốc độ phát triển vượt ngoài mong đợi. Xem thêm
Hiến kế để Phú Quốc thành ‘Hawaii của phương Đông’ - 1

Hà Nội: Mặt bằng nhà phố bị trả khắp nơi

Cảnh "cửa đóng then cài" đang phủ khắp các con phố sầm uất Hà Nội như Kim Mã, Nguyễn Thái Học, khi khách thuê nhà phố bỏ đi ngày càng nhiều. Trước đây, việc thuê mặt bằng đắt đỏ là cách làm ăn sinh lời, nhưng giờ, nhiều chủ cửa hàng phải trả mặt bằng vì doanh thu không đủ bù chi phí. Xem thêm

Cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các trung tâm thương mại và sàn thương mại điện tử, nhiều người chuyển sang kinh doanh online, tiết kiệm chi phí bằng cách thuê kho trong ngõ. Bên cạnh đó, các mặt bằng nhỏ, thiếu chỗ đỗ xe, dù có vị trí trung tâm, vẫn khó thu hút khách thuê.

Lợi suất cho thuê giảm mạnh, chỉ còn 3% mỗi năm, trong khi giá bất động sản tăng vùn vụt. Chủ nhà không muốn giảm giá thuê, mà chỉ có thể đưa ra các chính sách thanh toán linh hoạt. Mua sắm online chiếm ưu thế, khiến nhà phố không còn là 'miếng bánh' béo bở như trước.

Cre: VnExpress

Hà Nội: Mặt bằng nhà phố bị trả khắp nơi  - 1

Quan điểm về bất động sản Hà Nội

Quan điểm được chia sẻ từ một anh là chủ đầu tư nhà đất lâu năm về bất động sản Hà Nội, xin được chia sẻ lại cùng diễn đàn: Xem thêm

1. Bất động sản nội đô Hà Nội: Giá không giảm, kể cả lúc thị trường đóng băng (2011-2013). Chỉ những người cần tiền gấp (vì áp lực tài chính, chuyển đổi mục đích...) mới bán rẻ, còn lại đa số giữ tài sản.

2. Nhà đất nội đô có giá trị sử dụng thực: Dễ bán, ít rủi ro, không sợ lỗ (nếu không vay nợ lớn). Trong khi đó, đất khu du lịch, nghỉ dưỡng hoặc nông thôn cần thời gian mới thanh khoản, đầu tư không chắc có lãi.

3. Thị trường hiện tại: Đang đi ngang, ai mua nhà để ở thì nên mua ngay, không cần chờ giá giảm. Nếu có ít tiền, hãy bắt đầu với nhà nhỏ hoặc xa trung tâm rồi nâng cấp dần.

4. Lời khuyên: Nếu đang thuê nhà và có tiền tích lũy, hãy mua nhà ở ngay. Còn nếu mua tích lũy tài sản, nên tìm hiểu kỹ và không vội, vì trước Tết giá còn dễ tiếp cận. Sau Tết, khó ai dự đoán chính xác.

Kết luận: Đừng chờ đợi quá lâu, hãy đầu tư theo khả năng tài chính của mình.

st

Quan điểm về bất động sản Hà Nội - 1

Tiền cho thuê không bù nổi tiền trả lãi, nhiều người “quay xe”, dừng mua chung cư để đầu tư

Năm 2013, khi có tầm hơn tỷ trong tay, vợ chồng chị Đàm Vân Anh (42 tuổi, tại Hà Nội) quyết định vay mượn ngân hàng để mua mua căn chung cư đầu tiên thuộc dự án Royal City tại Nguyễn Trãi,  Thanh Xuân. Lúc đó giá của căn hộ có diện tích gần 100m2 chỉ tầm khoảng 3 tỷ đồng. Xem thêm
Tiền cho thuê không bù nổi tiền trả lãi, nhiều người “quay xe”, dừng mua chung cư để đầu tư - 1

Đi tìm cơ hội trong đất

Trước đây, dân đầu tư đất hay nghe ngóng những dự án, các cơn sốt để xuống tiền. Có thể ăn 5 ăn 3 nếu nghe đúng, phán đoán đúng. Người ta hay gọi là trúng đất. Xem thêm
Đi tìm cơ hội trong đất - 1

The Sonata: Tọa độ 'vàng son' bên sông Hàn, Đà Nẵng

Tại vị trí trung tâm và thơ mộng nhất Đà Nẵng, khu thấp tầng The Sonata tại quần thể Sun Symphony Residence khoác lên mình kiến trúc Hội An đương đại, tái hiện hình ảnh thương cảng nhộn nhịp, hội tụ chất sống thăng hoa và giá trị thương mại bền vững. Xem thêm
The Sonata: Tọa độ 'vàng son' bên sông Hàn, Đà Nẵng - 1

"Sốc": Người dân TP Hồ Chí Minh chỉ đủ khả năng trả một nửa tiền mua nhà trong 2 năm tới

Viện nghiên cứu phát triển thành phố nhận định, người dân TP Hồ Chí Minh chỉ đủ tài chính chi trả khoảng 49-68% giá trị bất động sản dự kiến mua trong 2 năm tới. Xem thêm
"Sốc": Người dân TP Hồ Chí Minh chỉ đủ khả năng trả một nửa tiền mua nhà trong 2 năm tới - 1

TCT Tín Nghĩa muốn rút vốn khỏi chủ dự án Cù lao Tân Vạn: Khép lại hơn một thập kỷ theo đuổi nhưng không triển khai được?

Hội đồng quản trị Tổng công ty Tín Nghĩa (Mã: TID) vừa phê duyệt giá khởi điểm để chuyển nhượng phần vốn góp của tổng công ty tại CTCP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu với mức 25.000 đồng/cổ phần. Xem thêm
TCT Tín Nghĩa muốn rút vốn khỏi chủ dự án Cù lao Tân Vạn: Khép lại hơn một thập kỷ theo đuổi nhưng không triển khai được? - 1

Kinh nghiệm trả giá nhà đất để được giá "hời" từ môi giới và người mua nhà để lại

Với tình trạng "nóng sốt" của nhà đất như hiện nay, mua được ngôi nhà giá rẻ, ưng ý không phải dễ dàng. Và thương lượng trả giá khi mua là một trong những cách mà người thông minh biết áp dụng. Xem thêm
Kinh nghiệm trả giá nhà đất để được giá "hời" từ môi giới và người mua nhà để lại  - 1

Mới chỉ đạt 10% chỉ tiêu lợi nhuận năm, Kinh Bắc (KBC) lại bị phạt tiền vì sai phạm thuế

9 tháng đầu năm, KBC chỉ mới hoàn thành được 10% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Trong khi đó, vừa qua doanh nghiệp này lại “ồn ào” sai phạm thuế và bị phạt tiền. Xem thêm
Mới chỉ đạt 10% chỉ tiêu lợi nhuận năm, Kinh Bắc (KBC) lại bị phạt tiền vì sai phạm thuế - 1

Quận 2: Dẫn đầu thị trường căn hộ sơ cấp với giá trung bình 8 tỷ/căn

Dù không sôi động như những năm trước, thị trường căn hộ chung cư tại TP.HCM năm 2024 vẫn nhận được nhiều sự chú ý khi giá sơ cấp liên tục lập kỷ lục. Xem thêm
Quận 2: Dẫn đầu thị trường căn hộ sơ cấp với giá trung bình 8 tỷ/căn  - 1

Thị trường bất động sản không có thập kỷ tăng trưởng mới

Lấy thị trường BĐS TP.HCM đại diện thị trường BĐS Việt Nam để phân tích cho nhận định trên. Xem thêm

Tôi không dông dài, chỉ ngắn gọn thế này: 11 tháng năm 2024 chỉ có 4 dự án đủ điều kiện bán, với vỏn vẹn 1.611 căn nhà, đều thuộc phân khúc cao cấp.

Trong khi đó, giá trung bình nhà ở cao cấp gần 9,5 tỷ đồng/căn (mức giá người có nhu cầu để ở 100% không đủ tài chính để mua).

Thị trường vắng bóng hoàn toàn nhà ở trung cấp trở xuống.

Một thị trường mà không phục vụ người tiêu dùng, hoặc có phục vụ nhưng "không tiêu dùng" (người mua nhà ở cao cấp chủ yếu không để ở), thì không thể gọi là thị trường, càng không thể tăng trưởng.

Thị trường bất động sản không có thập kỷ tăng trưởng mới - 1

Ngành bất động sản thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào để đón đầu "làn sóng"?

Trong báo cáo chiến lượng ngành bất động sản mới cập nhật, Maybank Investment Bank đánh giá rằng năm 2024, thị trường bất động sản đang phát đi các tín hiệu tích cực, cho thấy ngành có khả năng đang chạm đáy. Xem thêm
Ngành bất động sản thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào để đón đầu "làn sóng"? - 1

“Độc lạ” thị trường nhà ở TP. Hồ Chí Minh: Nguồn cung thiếu nhưng lại ê hề dự án tồn kho

TPHCM có 86 dự án tồn kho, tương đương hơn 54.000 căn, làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và mất cân đối sản phẩm. Trong khi nguồn cung nhà ở đang khan hiếm, đẩy giá nhà lên cao một cách chóng mặt. Xem thêm
“Độc lạ” thị trường nhà ở TP. Hồ Chí Minh: Nguồn cung thiếu nhưng lại ê hề dự án tồn kho - 1

Mua đất tỉnh, nên tránh xa những điều này vì người khác liều nhưng chúng ta không được liều!

1 - Đất không nằm trong vùng đang sốt ảo, có giá trị thực tế ổn định. Xem thêm
Mua đất tỉnh, nên tránh xa những điều này vì người khác liều nhưng chúng ta không được liều! - 1

Bất động sản Đà Nẵng liệu có phải “miền đất hứa” đáng mơ ước cho dân đầu tư?

𝐂𝐡𝐢𝐚 𝐬𝐞̉ 𝐠𝐨́𝐜 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐯𝐞̂̀ Đ𝐚̀ 𝐍𝐚̆̃𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐁𝐚̂́𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐬𝐚̉𝐧 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐚𝐦 𝐤𝐡𝐚̉𝐨... Xem thêm
Bất động sản Đà Nẵng liệu có phải “miền đất hứa” đáng mơ ước cho dân đầu tư? - 1

Đầu tư bất động sản: Đừng để bị "lùa gà" bởi những lời quảng cáo vô giá trị

Hãy thử nhớ lại, nghĩ lại xem những câu này có quen không, bạn nghe nó nhiều lần rồi đúng chứ? Xem thêm
Đầu tư bất động sản: Đừng để bị "lùa gà" bởi những lời quảng cáo vô giá trị - 1

Nhà đầu tư ồ ạt sang nhượng ‘cắt lỗ’ homestay: Nơi đầu tư không còn là “màu hồng” cho nhiều người mơ ước nữa

Gần đây, làn sóng rao bán lại homestay, đất trang trại nghỉ dưỡng có biểu hiện tăng, không khó để tìm thấy hàng loạt tin đăng bán homestay tại những điểm nghỉ dưỡng vùng ven Hà Nội như: Ba Vì, Sóc Sơn, Lương Sơn (Hòa Bình),... Xem thêm
Nhà đầu tư ồ ạt sang nhượng ‘cắt lỗ’ homestay: Nơi đầu tư không còn là “màu hồng” cho nhiều người mơ ước nữa - 1

Loạt chung cư này tại Hà Nội chưa có sổ hồng nhưng giá bán cao ngất ngưởng!

Tại Hà Nội có nhiều dự án chung cư chưa có sổ hồng nhưng giá rao bán lên đến 7-8 tỷ đồng… Xem thêm
Loạt chung cư này tại Hà Nội chưa có sổ hồng nhưng giá bán cao ngất ngưởng! - 1

11 tháng đầu năm, Hà Nội thu được gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với các năm trước

Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, ngày 21/12, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết chỉ tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất của thành phố là hơn 25.100 tỷ đồng trong năm nay. Xem thêm
11 tháng đầu năm, Hà Nội thu được gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với các năm trước - 1

Tâm sự của nhà đầu tư bất động sản: “Tôi đầu tư ở đâu, lỗ ở đó”

Sau 6 năm đầu tư bất động sản, số lần “thắng” của anh Tr (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) rất hiếm. Hiện dòng tài chính của anh gần như nằm trong tài sản, tiền mặt gần như không có. Xem thêm
Tâm sự của nhà đầu tư bất động sản: “Tôi đầu tư ở đâu, lỗ ở đó” - 1

Hà Nội đang có hơn 1.000 dự án vướng phương án bồi thường về đất vì chuyển tiếp Luật Đất đai

Theo Sở TN&MT Hà Nội, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 dự án dở dang đang có vướng mắc về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng do chuyển tiếp Luật Đất đai. Xem thêm
Hà Nội đang có hơn 1.000 dự án vướng phương án bồi thường về đất vì chuyển tiếp Luật Đất đai - 1

Mới nhất bảng giá đất nông nghiệp Hà Nội được điều chỉnh, áp dụng đến 31/12/2025: Chi phí chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở sẽ tăng gấp 2-3 lần

Ngày 20/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 nhằm quy định và điều chỉnh bảng giá đất tại thủ đô. Xem thêm
Mới nhất bảng giá đất nông nghiệp Hà Nội được điều chỉnh, áp dụng đến 31/12/2025: Chi phí chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở sẽ tăng gấp 2-3 lần - 1

Aspira Tower - cánh buồm kiêu hãnh của du lịch Phú Quốc

Từ Burj Al Arab tại Dubai đến The Sail @ Marina Bay tại Singapore, những công trình biểu tượng đã thay đổi vận mệnh du lịch của cả một quốc gia. Aspira Tower, với tổng vốn đầu tư 13.000 tỷ đồng, đang mang khát vọng định hình vị thế du lịch Phú Quốc trên bản đồ quốc tế. Xem thêm
Aspira Tower - cánh buồm kiêu hãnh của du lịch Phú Quốc - 1

Nhà đất thổ cư Hà Nội bất ngờ giảm giá dịp cuối năm nhưng khách không mặn mà, vì sao?

Nhiều chủ nhà tại Hà Nội đang rao bán nhà đất thổ cư với mức giảm giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Xem thêm
Nhà đất thổ cư Hà Nội bất ngờ giảm giá dịp cuối năm nhưng khách không mặn mà, vì sao? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết