(1) Với nhóm các nhà đầu tư thì họ chỉ cần quan tâm lợi nhuận trên 1 BĐS tức là có chi phí đầu vào nào tăng lên (i.e thuế 20%, phí môi giới 1-3%) thì giá bán đầu ra sẽ cộng đúng chính chi phí này và làm tăng giá BĐS hoặc công chứng với giá chỉ cao hơn vài chục triệu thì cũng gây ra thất thoát lớn.
(2) Với nhóm người mua nhà thật sẽ khó tiếp cận nhà hơn vì bản chất là giá nhà sẽ tăng lên (ví dụ ở Singapore cũng áp thuế 2,3), người dân e ngại giao dịch hơn, vô tình những người không có nhà lại càng khó mua nhà.
(3) Với cơ quan thuế việc xác định chi phí đầu vào của 1 giao dịch BĐS tương đối phức tạp đặc biệt là với những căn nhà mua vào hàng chục năm (chi phí mua BĐS, chi phí môi giới, chi phí cải tạo, chi phí sữa chữa, chi phí lãi vay….) và nếu không xác định được thì có khi căn nhà không có lãi bao nhiêu nhưng đóng thuế tới 20% phần chênh lệch.
(4) Với thị trường có những lúc giảm mạnh như giai đoạn vừa rồi nhiều dự án bán lỗ, giảm giá mạnh thì có thể không được áp dụng Phương án áp 20% mà có thể vẫn áp 2% thì rất thiệt thòi cho người dân.
Chính sách thuế phải tạo động lực cho thị trường phát triển thay vì hạn chế giao dịch và thanh khoản, nếu áp dụng Phương án này tại thời điểm này có thể tạo ra sự e ngại cả từ phía người mua lẫn người bán.
Noted: Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia có tỷ lệ đánh thuế trên BDS thấp nhất, chưa đánh thuế trên phần lợi nhuận và chi phí thuế chưa quá 10%, và vẫn đang trong giai đoạn tăng giá mạnh.
Nguồn: Dinh Minh Tuan