Tozapaz Lâm

Tozapaz Lâm

Cắt lỗ, ôm bom nợ vì dùng đòn bẩy tài chính tất tay đầu tư địa ốc

Năm 2018, anh Đại vay 16 tỷ đồng buôn đất. Sau mấy năm trả lãi kiệt quệ vì thị trường ế ẩm, cộng thêm Covid, anh phải bán nhà đang ở để thoát nợ.

Anh Đại (TP HCM) tự nhận "ăn may nhờ sốt đất" khi làm cò (môi giới) giai đoạn 2016 thị trường bất động sản TP HCM nóng sốt, gom được 4 tỷ đồng. Thừa thắng xông lên, cuối năm 2017 đầu 2018, anh "chơi lớn" vay tổng cộng 16 tỷ đồng, dồn thành 20 tỷ gom nhà đất đầu tư mua đi bán lại.

Anh đã vội mua lô đất tại quận Gò Vấp vì ham rẻ, có mộ chắn ngay mặt tiền. Khi mua anh được chủ đất và phường báo sẽ sớm di dời mộ phần đi nơi khác nhưng chờ mãi mộ vẫn nằm yên nên phải gồng trả lãi vay. Giá đất cũng không tăng do có mộ án ngữ trước mặt tiền. Còn căn nhà tại quận Thủ Đức cũ, nay thuộc TP Thủ Đức lúc anh mua mùa khô, đến khi mùa mưa nhà ngập nước lênh láng, rao bán không được giá. Còn vài lô đất ở vùng xa, mua xong phải đợi nhiều năm sau mới đến chu kỳ bán chốt lời, anh Đại cũng chấp nhận trả lãi vay chờ thời.

Năm 2019, thị trường nhà đất bắt đầu cạn sóng, bán chậm, đến năm 2020-2021 dịch bệnh bất ngờ ập đến khiến giao dịch trầm lắng. Gánh lãi và nợ gốc lên đến hàng trăm triệu mỗi tháng kéo dài mấy năm, anh Đại đuối dòng tiền, buộc phải bán sớm đất để cất gánh nặng nợ ngân hàng. Mua vội vàng, bán thật nhanh để chạy nợ, nhà đầu tư này phải chấp nhận bán không được giá.

"Hiện còn nợ 10 tỷ đồng, tôi chờ bán nốt căn nhà đang ở để trả sạch. Vì mua đất rẻ không thẩm định kỹ, lại vay quá đà nên tôi trót tạo ra quả bom nợ lớn, có lỗi với gia đình", anh Đại chia sẻ và cho hay hiện đã bỏ nghề buôn đất vì đứt hết vốn liếng.

Cắt lỗ, ôm bom nợ vì dùng đòn bẩy tài chính tất tay đầu tư địa ốc - Ảnh 1

Dùng đòn bẩy tài chính quá đà để đầu tư bất động sản như anh Đại không phải là trường hợp cá biệt. Ông Tân, ngụ huyện Nhà Bè, nhiều lần lách qua khe cửa hẹp buôn nhà đất theo công thức vốn một đồng vay 5-7 đồng để lướt sóng, chờ tăng giá. Nhờ dùng đòn bẩy tài chính khi thị trường sốt đất 2016-2018, ông từng thắng lớn, có trong tay cả triệu USD. Thế nhưng, nhà đầu tư này thừa nhận không phải lúc nào cũng gặp may.

Khi đại dịch Covid ập đến, suốt hai năm 2020-2021 bán buôn lay lắt, đình trệ, sang năm 2022 thị trường tiếp tục trầm lắng do siết tín dụng, lãi suất trên đà tăng. Do không chốt lời được từ bán đất, trong khi không thể dừng trả lãi vay, ông Tân đã phải tiêu dần quỹ dự phòng để gánh tổng các khoản nợ gốc và lãi vay tại một số ngân hàng lên đến 250 triệu đồng mỗi tháng.

"Giữa năm nay gồng trả lãi không ổn nên tôi đã xả hàng một lô đất thuộc huyện ven khu Nam TP HCM với mức giá giảm 12% so với kỳ vọng để giảm nợ gốc. Nếu siết tín dụng kéo dài và lãi suất tiếp tục tăng, tôi có thể kiệt quệ dòng tiền", ông Tân thừa nhận.

Chị Viên, là chuyên viên thương mại điện tử, tích lũy được 400 triệu đồng, nghe môi giới bất động sản tư vấn về cơ hội đầu tư đất vùng ven có thể lãi gấp đôi sau vài năm và lãi trung bình 15% một năm, đã vay 1,6 tỷ đồng mua nền đất giá 2 tỷ tại Long An quý IV/2021. Chị Viên kể, thu nhập và trợ cấp tối đa khoảng 23 triệu đồng một tháng, mùa thấp điểm dao động 20 triệu đồng. Để làm hồ sơ vay 1,6 tỷ, chị phải nhờ đến bố mẹ làm thủ tục cho tặng căn nhà có sổ hồng ở quê để làm tài sản thế chấp.

Nhẩm tính, lãi suất cho vay đến quý IV/2022 giữ mức 11% một năm, mỗi tháng trả nợ gốc và lãi chiếm 65% thu nhập, nhà đầu tư này tin vẫn dè xẻn, liệu cơm gắp mắm được. Song sang năm 2023 không còn được hưởng lãi suất ưu đãi nữa mà chuyển sang lãi suất thả nổi, nếu chị không bán được đất, nợ gốc và lãi có thể ăn mòn thu nhập.

Giữa quý III/2022, chị đã gửi sàn môi giới bán lô đất với giá 2,2 tỷ đồng, căn cứ theo kỳ vọng biên lợi nhuận 8 tháng tăng giá 10% (một năm lợi nhuận 15%) như lời chào mời lúc bán dự án. Tuy nhiên, sales cho hay thị trường đang chững lại do tác động của kiểm soát tín dụng. Ngay cả rao bán giá gốc cũng rất ít giao dịch, nên bán giá chênh lệch rất khó ra hàng, phải giữ đất thêm một thời gian.

Khi làm hồ sơ vay 1,6 tỷ đồng mua đất, chị Viên tin tưởng sau này đất tăng giá bán chốt lời sẽ bù đắp được lãi suất. Song siết tín dụng là biến số bất ngờ, lợi nhuận 8 tháng qua vẫn bằng 0% trong khi thanh khoản thị trường yếu khiến chị không còn lạc quan như lúc đầu. "Chưa lời được đồng nào đã tiêu 65% thu nhập hàng tháng, năm 2023, lãi suất tăng lên, nếu thị trường tiếp tục khó khăn, khoản nợ này có thể khiến tôi mất thanh khoản", chị Viên nhìn nhận.

Có nhiều năm tư vấn về quản lý tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group nhìn nhận, nhiều nhà đầu tư địa ốc dùng đòn bẩy tài chính quá đà dẫn đến ôm bom nợ, thua lỗ hoặc bán tài sản để trả nợ. Theo ông, đòn bẩy tài chính là công cụ hỗ trợ tốt khi được sử dụng có kiểm soát chặt chẽ trong điều kiện thị trường diễn biến tốt và ổn định. Thế nhưng đây sẽ là con dao hai lưỡi làm đứt tay nhà đầu tư trong giai đoạn thị trường đảo chiều.

Ông Chánh phân tích, các thông số tài chính ảnh hưởng đến món vay phải được tính toán thực sự kỹ lưỡng, có thể sử dụng quy tắc "2 lần 50%", có nghĩa là khả năng trả nợ vay không nên vượt quá 50% tổng thu nhập. Cần ít nhất 50% còn lại cho mục đích tiêu dùng và tích luỹ. Nếu không cân bằng cả 3 mục đích đầu tư, tiêu dùng và tích lũy, sẽ rất dễ mất cân đối tài chính.

Ví dụ, một đôi vợ chồng trẻ thu nhập 30 triệu đồng một tháng không nên dành quá 15 triệu đồng một tháng cho việc đi vay đầu tư nhà đất. Số tiền đi vay không nên vượt quá khả năng trả nợ hằng tháng, có tính đến mức lãi suất và đệm rủi ro trung bình trong cả thời gian vay. Và thông thường chỉ nên vay tối đa 50% giá trị bất động sản.

Vay vượt 50% thu nhập vốn đã kém an toàn, nhưng có những nhà đầu tư vay gấp 5-7 lần vốn tự có, không hiếm trường hợp khoản vay gấp hơn chục lần dòng tiền tươi (có sẵn) sẽ khiến nguy cơ bị siết nợ đến gần. "Các trường hợp vay "tất tay" bỏ qua nguyên tắc an toàn, phải chịu đựng một rủi ro rất lớn và rất dễ lâm vào tình trạng "kiệt quệ tài chính" khi thị trường đổi chiều xấu đi", ông Chánh đánh giá.

Ví dụ, với số tiền thu nhập 15 triệu đồng một tháng chỉ có thể vay được tối đa 1,1 tỷ đồng với điều kiện lãi suất đi vay ở mức trung bình là 11% một năm trong thời gian 20 năm. Đáng tiếc nhiều người chỉ nhìn vào lãi suất ưu đãi của năm đầu tiên và tạm quên đi bẫy lãi suất thả nổi 19 năm sắp tới có thể luôn cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất ưu đãi ban đầu.

Theo ông Chánh, còn phải cân nhắc thêm vùng đệm rủi ro. Khi vay tối đa sẽ mau chóng lâm vào "kiệt quệ tài chính" khi lãi suất tăng lên, lao động trụ cột bị mất việc hoặc thiên tai, dịch bệnh ... hay bất cứ lý do nào ảnh hưởng tới thu nhập. Người có kỷ luật cao trong việc dùng đòn bẩy tài chính chỉ nên vay một khoản ít hơn 50% thu nhập để còn dự phòng rủi ro, khoản dư này được gọi là vùng đệm rủi ro.

Bên cạnh đó, khả năng nắm giữ tài sản cũng là yếu tố quyết định trong chiến thuật dùng đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư thành công sẽ luôn có thêm một quỹ dự phòng dôi ra, đủ để trang trải cho khoản vay trong thời gian có biến động, thông thường nó sẽ ở mức 12-24 tháng tiền gốc và lãi vay. Nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn sẽ tính toán rất kỹ khi dùng đòn bẩy tài chính, không bị hấp dẫn bởi các yếu tố ngắn hạn như ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc 1-2 năm đầu...

"Đòn bẩy tài chính chỉ nên là công cụ an toàn giúp đạt mục tiêu khả thi, không nên trở thành gánh nặng nợ nần quá tải. Bởi lẽ, khi thị trường đảo chiều, đây sẽ là quả bom hẹn giờ dẫn đến mất thanh khoản dòng tiền, kiệt quệ và thua lỗ", ông Chánh khuyên.

Nguồn: Vũ Lê - Vnexpress

0

Bình luận

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1

Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”!

Giá chung cư cũ tại Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian “sốt nóng”, đặc biệt tại các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình. Xem thêm
Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”! - 1

RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN

Mới đây, theo báo cáo tài chính 2024, Agribank đang ôm hơn 2,92 triệu tỉ đồng tài sản bất động sản thế chấp – cao nhất trong tất cả các ngân hàng hiện nay. Xem thêm
RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN - 1

79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức

Chuyện là theo báo cáo mới nhất của Savills, giá bán trung bình căn hộ chung cư sơ cấp tại Hà Nội quý I/2025 đã cán mốc 79 triệu đồng/m². Xem thêm
79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức  - 1

Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, năm 2024 Khánh Hoà ghi nhận hơn 27.200 giao dịch bất động sản với tổng giá trị gần 46.700 tỷ đồng tăng 36% so với năm trước, tăng tới 179% so với 2023 Xem thêm
Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến - 1

Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản'

Đằng sau vẻ đẹp độc bản của Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island là sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn quốc tế và chiều sâu văn hóa bản địa, giữa lý thuyết phong thủy Á Đông và tinh thần đương đại của kiến trúc thế giới. Xem thêm
Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản' - 1

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững. Xem thêm
Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội - 1

Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất đời người. Nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Dưới đây là 5 yếu tố bạn cần lưu ý để tránh mất giá khi mua nhà Xem thêm
Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá - 1

Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai?

Nếu nhà là nơi bắt đầu của một gia đình, là nền tảng để mỗi con người xây dựng tương lai, thì ở Việt Nam hôm nay, “giấc mơ an cư” đang ngày càng trở nên xa vời với hàng triệu người trẻ. Câu hỏi nhức nhối đang vang lên từ khắp các đô thị lớn: Chúng ta đang xây nhà cho ai ở? Xem thêm
Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai? - 1

Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi!

Mới đây, PGS.TS Phạm Thế AnhTrưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân lên tiếng cảnh báo rằng: Nếu dòng tiền cứ đổ dồn vào bất động sản để đầu cơ, thì thị trường Việt Nam sớm muộn cũng “toang” thật sự! Xem thêm
Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi! - 1

Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải

Theo thông tin của Báo Tiền phong, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" với chi phí bằng... 0 đồng. Tuy nhiên, để phá dỡ tòa nhà trên cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan. Xem thêm
Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải - 1

Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ

Các khu vực nằm ở xa trung tâm như huyện Đan Phượng, Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) liên tục bổ sung nguồn cung nhà liền thổ. Giá bán tăng khoảng 5-8%, đạt mức 6.300-8.200 USD (tương đương 160-209 triệu đồng) một m2. Xem thêm
Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết