Khi đứng trước 1 làn sóng nào đó tôi thường nghĩ về chuyện: Rốt cục ai là người đứng sau vở kịch đó?
Theo bạn thì làn sóng đẩy BĐS lên cao thì ai đang là người giật dây?
Tôi dự đoán chơi chơi về góc nhìn này thôi, chứ cũng chẳng có bằng chứng gì.
Theo tôi nghĩ thì chính những người đang cần bán BĐS mới ra mắt đang cố gắng tạo sóng nhà cũ thật cao. Nhà cũ cao thì mới đẩy lựa chọn của người mua sang nhà mới.
1 phần là do nhà mới xây ra có chi phí đội lên, họ cũng đang kẹt cứng trong mớ bòng bong đó.
Và sự hạ nhiệt thực sự sẽ diễn ra khi nào?
Khi toàn bộ nhà mới được bán xong. Màn kịch kết thúc.
Chủ đầu tư đã bán hết hàng thì lúc bấy giờ giá thị trường mới tuân thủ theo nguyên tắc cung cầu.
----------
Dự đoán sau 5 năm nữa khi hoạt động định danh nhà đất hoàn tất, các loại thuế dành cho nhà thứ 2, thứ 3, sẽ được đánh luỹ tiến.
Lúc bấy giờ những BĐS không cho thuê được sẽ bắt đầu trở thành tiêu sản lớn.
Sẽ có một làn sóng buộc phải thanh lý thu hồi vốn.
Giá nhà sẽ giảm không phanh trở về đúng với giá trị sử dụng thực của nó.
-----------
Sau 10 năm nữa mọi người sẽ mệt mỏi với việc sử hữu nhà cửa nhiều. Và sẽ dần chẳng mặn mà với ngôi nhà thứ 2 thứ 3 nữa, ngoại trừ những người làm nghề cho thuê nhà chuyên nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối việc kinh doanh BĐS cho thuê. Biên lợi nhuận cũng không đáng là bao sau khi phải chịu rất nhiều loại rủi ro tiềm ẩn.
------------
Sau 15 năm nữa thế hệ trẻ chính thức thay thế tư duy thế hệ cũ, họ sẽ không còn coi ngôi nhà là một thứ đáng tự hào, không còn là thứ thể hiện điều gì trong xã hội nữa. Nó là một thứ khá bình thường, nhiều người thích cuộc sống làm việc online, không sống cố định ở bất kì thành phố nào nữa.
------------
Thôi em ngồi trông con tiếp đây. Không phét lác nữa ạ
Nguyễn Minh Ngọc ™