1- Một là, rủi ro khách quan do Nhà nước thay đổi về chính sách – luật pháp, có thể đó là việc thay đổi chính sách với ngành, địa phương hoặc với hoạt động kinh doanh nào đó mà các bên không thể kiểm soát được.
2- Hai là, giao dịch với BĐS nằm trong khu vực quy hoạch, đang có tranh chấp hoặc thậm chí dự án đang chuẩn bị thu hồi với Nhà nước nhưng bên bán không biết (hoặc cố tình giấu thông tin) dẫn đến việc định giá sai và thua lỗ sau khi mua.
3- Ba là, thông tin BĐS được giới thiệu - rao bán không đúng với thực tế; dẫn đến những xung đột về nhà mẫu không đúng với nhà hoàn thiện, diện tích chung hoặc tiện ích thực tế khác với những gì chủ đầu tư chào hàng ban đầu… dẫn đến tranh chấp mà người mua luôn là bên yếu thế.
4- Bốn là, rủi ro do không biết rõ thủ tục – giấy tờ pháp lý của BĐS, đó là các trường hợp giao dịch với người không phải chủ sở hữu, nhiều chủ sở hữu, hoặc gặp phải nạn giấy tờ giả, thông tin trên hồ sơ không chính xác...
5- Năm là, thỏa thuận điều khoản hợp đồng BĐS sơ sài và không giải quyết được khi vướng xung đột, thường rủi ro trong tranh chấp hợp đồng đặt cọc do thỏa thuận không rõ ràng hoặc trường hợp khác là hợp đồng mua bán mẫu (bên bán cung cấp) bất lợi cho bên mua mà sau khi giao dịch mới nhận ra.
6- Sáu là, rủi ro khi tranh chấp về giá trị giao dịch và thanh toán, giá trị trên hợp đồng và giá thực tế ghi khác nhau để trốn thuế, thuế - phí phát sinh, các xử phạt hành chính trước đó… hoặc tình trạng sở hữu và sử dụng tại thời điểm giao dịch không rõ ràng.
7-Bảy là, cách thức giải quyết tranh chấp giữa các bên chưa tốt dẫn đến thiệt hại; các vướng mắc dẫn đến xung đột trong quá trình giao dịch BĐS thường diễn ra, đặc biệt là khi phát sinh một sự kiện pháp lý nào đó.