Thanh Tung Vo KTS

Thanh Tung Vo KTS

Không xây thêm sân bay; đất vàng Hà Nội ‘khốn đốn’ vì Covid-19 và tiền chảy vào địa ốc từ tín dụng?

Không bổ sung sân bay mới vào quy hoạch cảng hàng không, đất vàng Hà Nội ‘khốn đốn’ vì Covid-19 và tiền chảy vào địa ốc có phải đến từ tín dụng… là những tin chính trong bản tin bất động sản mới nhất.

Không xây thêm sân bay; đất vàng Hà Nội ‘khốn đốn’ vì Covid-19 và tiền chảy vào địa ốc từ tín dụng? - Ảnh 1
Tin bất động sản mới nhất: Không bổ sung sân bay mới vào quy hoạch cảng hàng không. Trong ảnh là khu tái định cư dự án sân bay Long Thành, Đồng Nai đang được khẩn trương hoàn thiện. (Nguồn: Báo Xây dựng)

Không bổ sung sân bay mới vào quy hoạch cảng hàng không

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Hội đồng thẩm định quy hoạch bản Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, những đề xuất bổ sung sân bay mới của các địa phương như: Bắc Giang, Hà Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Phước… đều không được chấp thuận.

Cục HKVN cho biết, dự thảo quy hoạch lần này đã tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, hội nghề nghiệp, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam.

So với quy hoạch trước đó, số lượng CHK đến năm 2030 được giữ nguyên 28 CHK, chỉ điều chỉnh quy mô quy hoạch, đảm bảo cự ly tiếp cận tối đa đến CHK vùng đồng bằng là 100km và vùng miền núi 200km.

Cụ thể, đến năm 2030, cả nước sẽ có 14 CHK quốc tế, gồm: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương; 14 CHK quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

Trong 10 năm tới, Cục HKVN đề xuất ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các CHK quốc tế lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội và vùng TPHCM, gồm Nội Bài, Long Thành. Đến năm 2050, CHK duy nhất được bổ sung vào quy hoạch là Cao Bằng.

Nguồn tiền chảy vào địa ốc đến từ tín dụng?

Bộ Xây dựng vừa thông tin về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trong quý I/2021 vừa qua.

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng cho biết, tốc độ tăng tín dụng của quý I/2021 đang cao hơn so với mức tăng 1,3% của cùng kỳ năm trước và với mức tăng này, dư nợ tín dụng nền kinh tế đã đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng.

Tín dụng bất động sản các năm gần đây vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần. Cụ thể, năm 2019 tăng khoảng gần 30%; năm 2020 tăng trên 11%; quý I/2021 tăng khoảng 3%.

"Như vậy, từ số liệu trên cho thấy tín dụng bất động sản vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ và có thể nhận định rằng nguyên nhân thị trường bất động sản tăng trong thời gian gần đây không chỉ xuất phát từ tín dụng", đại diện Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng nhận xét.

Cũng theo cơ quan này, từ phân tích của nhiều tổ chức, chuyên gia thì có hiện tượng nguồn tài chính thay vì chuyển vào sản xuất - kinh doanh đã chuyển hướng sang bất động sản. Bên cạnh đó, lãi suất gửi tiết kiệm thời gian qua giảm mạnh khiến dòng tiền nhàn rỗi chuyển vào kênh địa ốc.

Đất vàng ế ẩm vì dịch

Sau hơn 1 năm dịch bệnh xảy ra, tại khu vực trung tâm, phố cổ sầm uất bậc nhất Thủ đô, đầy rẫy mặt bằng bỏ trống, chờ khách thuê.

Không xây thêm sân bay; đất vàng Hà Nội ‘khốn đốn’ vì Covid-19 và tiền chảy vào địa ốc từ tín dụng? - Ảnh 2
Đất vàng Hà Nội ế ẩm khách thuê vì dịch Covid-19. (Nguồn: CT)

Tại các phố Hàng Đường, Hàng Lược, Hàng Rươi, 40-50% cửa hàng đóng cửa, đang rao cho thuê. Chủ nhà giảm giá, chia nhỏ mặt bằng nhưng có hộ 2 năm không cho thuê được nhà. Trong lúc nhà bỏ không, một số mặt tiền phố cổ được trưng dụng bán trà đá, tạp phẩm.

Đặc biệt, mặt bằng lớn, giá thuê hàng trăm triệu đồng/tháng càng khó tìm khách.

Bên cạnh đó, biển "cho thuê mặt bằng" còn xuất hiện nhan nhản trên những con phố nhỏ, trung tâm thương mại. Tháo chạy khỏi trung tâm đắt đỏ, một số người kinh doanh chuyển hướng tìm mặt bằng trong ngõ, phố nhỏ, không thuê tầng 1 để tiết kiệm chi phí.

Trong đó, xu hướng này đáng chú ý ở các ngành làm đẹp, thời trang, tóc, móng tay. Một số trung tâm thương mại nhỏ ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy cũng chịu cảnh nhãn hàng lũ lượt rời đi.

Theo ghi nhận của đơn vị nghiên cứu thị trường Savills, mặt bằng nhà phố còn đối mặt với thách thức lớn, khi số lượng chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên, tốc độ lấp đầy còn chậm.

Hà Nội xử lý đất xen kẹt khu dân cư thông qua đấu giá

UBND TP Hà Nội vừa cho phép bổ sung 9 dự án với tổng diện tích chỉ 0,96ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Gia Lâm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá đất.

Theo Quyết định trên, các vị trí đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật đưa vào đấu giá hầu hết là đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong các khu dân cư hiện hữu. Dự án nhỏ nhất chỉ có quy mô 0,014ha (140m2) tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm.

Thực tế cho thấy, trong tiến trình đô thị hóa tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM… đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều khu đất, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp, đất lưu không (chưa xác định mục đích sử dụng đất) xen kẹt giữa các khu dân cư hiện hữu. Đây là những mảnh đất vườn, đất nông nghiệp,… có quy mô nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư hoặc đất dôi dư sau quy hoạch, không có cơ sở hạ tầng để sản xuất hay kêu gọi đầu tư.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc tồn tại các thửa đất xen kẹt đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên các khu đất xen kẹt cũng như giao dịch những khu đất xen kẹt - đất nông nghiệp xen kẹt đang diễn ra một cách khó kiểm soát tại nhiều địa phương.

Tại Hà Nội, thời gian qua, việc đưa ra đấu giá các thửa đất nhỏ lẻ, xen kẹt cũng đã được triển khai.

Như tại huyện Đông Anh, theo ông Nguyễn Lê Hiến, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh chỉ tính riêng trong năm 2020 huyện này đã thu được 487,8 tỷ đồng từ các dự án đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt trên địa bàn.

Tương tự, thông tin công bố tại thị xã Sơn Tây, trong các năm 2019 và 2020, các khu đất xen kẹt thuộc địa bàn đã giúp thu về ngân sách khoảng 25 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo giới luật sư thì trong thực tế, việc chuyển mục đích sử dụng đối với những thửa đất nông nghiệp đã giao đến hộ gia đình, cá nhân, nằm xen kẹt trong khu dân cư, hiện không còn khả năng sản xuất nông nghiệp hiện vẫn gặp khó khăn do vượt quy định về hạn mức, khó xác định ranh giới...

Về vấn đề này, ông Vũ Xuân Tùng, Giám đốc Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Chi cục đã tham mưu Sở đề xuất UBND thành phố phương án tháo gỡ khó khăn.

Như với trường hợp có thửa đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, sát nhà ở, không nằm cạnh thửa đất nông nghiệp khác, nhưng vượt hạn mức, có thể xem xét cho phép chuyển đổi; những thửa đất nằm liền kề với thửa đất nông nghiệp khác và vượt hạn mức, địa phương phải quản lý, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu cho ngân sách…

Thủ tục thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT- BTNMT-BTP hướng dẫn thủ tục, trình tự đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

Bước 1: Lập và hoàn thành phương án đấu giá quyền sử dụng đất, do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phê duyệt kế hoạch quy hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện trên cơ sở phối hợp giữa Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường với UBND cùng cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đấu giá quyền sử dụng. Trên cơ sở phê duyệt của UBND, các chủ thể là các đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ nộp hồ sơ đấu giá tại cơ quan tài nguyên và môi trường trước khi nhận được sự thông qua của UBND.

Bước 3: Quyết định việc đấu giá quyền sử dụng đất do UBND có thẩm quyền ra quyết định;

Bước 4: Xác định việc phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá. Trên cơ sở căn cứ đấu giá quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đề ra trên cơ sở quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

Bước 5: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị tiến hành cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.

Bước 6: Việc kiểm tra, giám sát thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Bước 7: Phê duyệt kết quả trúng giá quyền sử dụng đất.

Bước 8: Hoàn thiện các khoản tiền liên quan đến quyền sử dụng đất (nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất…) sau khi có kết quả công nhận kết quả trúng giá quyền sử dụng đất.

Bước 9: Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bàn giao trên thực địa quyền sử dụng đất.

Nguồn: baoquocte.vn

0

Bình luận

Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con

Ai cũng biết, tặng cho nhà đất cho con chính là biểu tượng của sự tin yêu và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng nếu sau khi “trao chìa khóa” con lại… “đổi màu” thái độ, không giữ lời hứa, thì cha mẹ có thể “quay xe” đòi lại tài sản không? Đọc ngay để khỏi ngỡ ngàng! Xem thêm
Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con - 1

Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã

Không phải biệt thự, không phải chung cư – chính shophouse mới là từ khóa đang làm chao đảo thị trường bất động sản Hà Nội đầu năm 2025. Xem thêm
Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã - 1

📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?

Giá nhà tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang neo ở mức cao, và theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong tương lai giá nhà chỉ có xu hướng tăng chứ không giảm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Xem thêm
📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?  - 1

Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025

Nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn có nơi ở ổn định, an toàn. Từ ngày 1/1/2025, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực, mở rộng thêm quyền lợi cho các nhóm yếu thế, đặc biệt là hộ nghèo tại khu vực nông thôn. Xem thêm
Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025  - 1

Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước

Tâm lý chung trên thị trường bất động sản từ xưa đến nay vẫn vậy: cứ thấy giá đất tăng là người người đổ xô đi mua. Nhưng ít ai chịu nhìn ra những nơi chưa tăng, những vùng đất còn đang ngủ yên, để tìm cơ hội thực sự. Xem thêm
Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước  - 1

TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?

Ngày 27/2, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 26 về quản lý và sử dụng nhà chung cư. Một trong những nội dung đáng chú ý là: căn hộ chung cư chỉ được sử dụng đúng mục đích để ở, nghiêm cấm hoạt động lưu trú ngắn hạn như cho thuê theo ngày, giờ – tức loại hình kinh doanh phổ biến qua các nền tảng như Airbnb, Booking.com. Xem thêm
TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?  - 1

🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT?

Trên thị trường bất động sản hiện nay, giữa hàng loạt loại hình đất nền, có một thuật ngữ mà bất kỳ ai đang có ý định mua đất, đầu tư hay tích lũy cho tương lai đều nên nắm rõ: đất dự án có quy hoạch chi tiết 1/500. Xem thêm
🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT? - 1

The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…

Hôm nay The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ… mức giá này thế nào?… Xem thêm
The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…  - 1

Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"?

Hà Nội đang mạnh tay với các cơ sở cho thuê trọ, chung cư mini vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC). Xem thêm
Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"? - 1

Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai...

Quang Sơn – 29 tuổi, quê Hưng Yên – vào TP.HCM từ năm 18 tuổi, học truyền thông, rồi ra trường đi làm luôn. Gắn bó với thành phố đã hơn 11 năm, Sơn bảo mình chưa từng dám mơ mua nhà. Xem thêm
Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai... - 1

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1

Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”!

Giá chung cư cũ tại Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian “sốt nóng”, đặc biệt tại các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình. Xem thêm
Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”! - 1

RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN

Mới đây, theo báo cáo tài chính 2024, Agribank đang ôm hơn 2,92 triệu tỉ đồng tài sản bất động sản thế chấp – cao nhất trong tất cả các ngân hàng hiện nay. Xem thêm
RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN - 1

79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức

Chuyện là theo báo cáo mới nhất của Savills, giá bán trung bình căn hộ chung cư sơ cấp tại Hà Nội quý I/2025 đã cán mốc 79 triệu đồng/m². Xem thêm
79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết