Lý do không bán được là bởi người mua trả dưới giá anh rao. Anh X chào bán lô đất với giá 2,8 tỉ đồng, bằng mức giá anh mua vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, hầu hết bên mua trả giá từ 2-2.5 tỉ đồng khiến anh không thể bán.
Theo nhà đầu tư này, mua nền đất 4 năm, giờ anh chỉ mong bán được bằng giá mua vào để thu lại dòng tiền. Dẫu vậy, suốt nhiều tháng tìm khách mua, lô đất vẫn chưa có chủ.
Theo dữ liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường, mức độ quan tâm và lượng tin đăng rao bán đất nền tại Tp.HCM và khu lân cận đã tăng 10-20% so với cùng kì năm trước. Đây được xem là tín hiệu khả quan sau chuỗi ngày dài im ắng.
Tuy nhiên, thực tế nhận thấy, giao dịch đất nền tại Tp.HCM và lân cận diễn ra vẫn khá chậm so với thời điểm 2020-2021. Hầu hết các nền đất được giao dịch thời điểm này đến từ nguồn hàng thứ cấp tồn kho đã rao bán nhiều lần trước đó.
Trong bối cảnh thị trường có tín hiệu tốt, việc ra quyết định của nhà đầu tư với loại sản phẩm này có phần nhanh hơn, tuy nhiên không phải tất cả khu vực, nền đất đều được quan tâm. Việc nhà đầu tư trong tâm thế cẩn trọng sau thời gian dài thị trường biến động đã tác động không nhỏ đến thanh khoản thị trường chung.
Gần đây, có nhiều dự báo, từ đầu năm 2025 trở đi là thời điểm “bật” dậy của thị trường đất nền khi Luật siết phân lô có hiệu lực cùng các quyết định đi kèm. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, loại hình này sức cầu sẽ tốt hơn so với năm 2023 nhưng sẽ khó nóng sốt hoặc “bật” giá mạnh như giai đoạn trước. Việc Luật ra đời cũng tạo nên một môi trường kinh doanh bền vững, ổn định hơn.
Nguồn: Nhịp sống thị trường