Pháp lý: Hãy kiểm tra xem khách hàng/người mua của bạn có đảm bảo được các yếu tố về pháp được quy định vởi Nhà nước Việt Nam không nhé. Ví dụ như:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam,
- Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở:
"Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam."
Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 74, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở. Cụ thể, Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Đối với tổ chức: Thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
- Đối với cá nhân: Thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Và đừng quên kiểm tra giấy tờ trước khi giao dịch: hộ chiếu, thẻ tạm trú, ...
- Hãy giao dịch bằng VNĐ
- Nhất định đừng quên kiểm tra xem họ đã có mã số thuế thu nhập cá nhân chưa. Nếu chưa phải đăng ký. Chứ không lúc đi nộp thuế đợi mãi tới lượt nộp hồ sơ lại chưa có mã số thuế lại đi về đăng ký. Mất thời gian thêm.
- Không thế thiếu người phiên dịch trong suốt quá trình mua bán, nhất là khi đến phòng công chứng (2 bên cần hiểu và thống nhất thì mới thuận lợi, trách rắc rối về sau. Còn nếu người nước ngoài có thể đọc hiểu được tiếng Việt thì không cần, đỡ tốn kém =))))
- Quốc tịch TQ hộ chiếu có lưỡi bò sẽ hạn chế giao dịch rất nhiều kể cả sao y. Phần lớn các phòng công chứng sẽ từ chối nhiều nghiệp vụ. Nếu có khách TQ nên kiểm tra với PCC trước các nghiệp vụ. Tránh đi ra mất thời gian.
- Người NN mua nhà ở VN nhưng lúc sau có nhu cầu nếu bán nhà chuyển tiền về nước thì cần kiểm tra với ngân hàng của họ, làm đúng quy trình. Sai hướng dẫn sau chuyển tiền chính ngạch rất loằng ngoằng và có thể thêm thuế.
(Người nước ngoài ĐƯỢC PHÉP bán lại nhà ở đã mua theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, hoạt động mua đi bán lại không nên thực hiện một cách thường xuyên, chỉ nên xuất phát từ chính nhu cầu thiết yếu. Hoạt động mua và bán lại nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 79 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
- Tuyệt đối không tham mấy đồng hoa hồng để đứng tên mua bán, thuê nhà giùm cho người không đủ điều kiện như hết thị thực, hộ chiếu, thẻ tạm trú hết hạn ... Nếu phát hiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người nước ngoài chỉ được mua nhà từ duy nhất 02 đối tượng:
- Trực tiếp từ chủ đầu tư dự án, nhà ở được mua phải nằm trong quỹ căn hộ được phép bán cho người nước ngoài
- Mua lại từ tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. Cần tuân thủ các quy định về việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam