Phuong Thuan

Phuong Thuan

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy

Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.

Vẽ lại bản đồ quốc gia bằng dự án lấn biển

Hà Lan từng có diện tích chỉ bằng 1/4 tiểu bang New York (Mỹ), nhưng lại có đến 1/3 lãnh thổ thấp hơn mực nước biển. Gần 7.000 km2 đất nông nghiệp tươi tốt hiện tại của Hà Lan là phần chìm dưới biển vào năm 1200.

Delta Works được xem là công trình kỹ thuật lớn bậc nhất thế giới, giúp Hà Lan bảo vệ đất đai và phát triển kinh tế xã hội.
Delta Works được xem là công trình kỹ thuật lớn bậc nhất thế giới, giúp Hà Lan bảo vệ đất đai và phát triển kinh tế xã hội.

Ngay từ thế kỷ 14, những cuộc “cách mạng lấn biển” đã được khởi xướng để sinh tồn, tạo ra đất đai phục vụ sinh sống, trồng trọt và phát triển kinh tế. Đặc biệt, sau trận lụt lịch sử năm 1953, khiến 72.000 người phải sơ tán và phá hủy hàng trăm km2 đất lấn biển tạo dựng được sau nhiều thế kỷ, chính phủ Hà Lan đã bắt tay thực hiện loạt biện pháp trị thủy và mở rộng diện tích một cách bền vững hơn.

Động thái đầu tiên là việc thành lập 27 hội đồng cùng khoảng 2.700 ban kiểm soát độc lập chuyên lo trị thủy. Năm 1958, quốc hội Hà Lan cũng thông qua đạo luật đồng bằng (Delta Act) để khởi động siêu dự án Delta trị giá 9 tỷ USD. Theo kế hoạch này, Hà Lan xây hệ thống đê chắn sóng khổng lồ, kết hợp cùng hạ tầng đập, cống, rào cản sóng… để rút ngắn đường bờ biển và tạo ra hệ thống đê điều được đánh giá là hoàn hảo bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng thúc đẩy, tạo cơ chế thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích kinh tế cho các dự án lấn biển.

Thành phố cảng Rotterdam chính là hình mẫu thành công của công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu và mở rộng diện tích về phía biển. Từng có thời điểm, trung bình mỗi tuần, có đến 2 triệu m3 cát được bơm ra biển để gia tăng diện tích đất. Ngoài ra, để ứng phó với biến đổi khí hậu, Rotterdam còn áp dụng chặt chẽ ba giải pháp: xây dựng hạ tầng, quản lý nước và ứng dụng công nghệ thông minh. Thành phố đã xây dựng các khu chứa nước đô thị, “thành phố nổi” ven biển với các khu nhà nổi bên trong đê được gắn thiết bị cảm ứng giám sát đê đập.

Những tuyến đê lấn biển giúp Volendam (Hà Lan) phát triển du lịch
Những tuyến đê lấn biển giúp Volendam (Hà Lan) phát triển du lịch

Một “kỳ tích” trị thủy khác của Hà Lan là thị trấn bên bờ biển Bắc - Volendam với những tuyến đê biển, các công trình lịch sử, văn hóa hàng trăm năm tuổi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Điều tạo nên sức hút đặc biệt của Volendam chính là tuyến đê bao quanh thị trấn ngăn không cho nước biển từ trên cao đổ xuống. Đứng trên mặt đê, du khách sẽ cảm nhận rất rõ “độ chênh” 5m của mặt biển ở ngoài đê so với nền đất ở trong đê.

Bên cạnh đó, Hà Lan đã triển khai một dự án 70 triệu USD từ năm 2011 để bơm 21,5 triệu m3 cát vào 128ha bờ biển Ter Heijde, tạo ra vịnh cát, bờ biển tự nhiên cũng như hệ sinh thái mới rộng 35ha, cao 5m so với mực nước biển, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các quần thể giải trí. Song song, một chương trình “phục hồi bờ biển” cũng được thực hiện để khôi phục vành đai sinh thái ven biển trước khi xây dựng các dự án lấn biển nhằm đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Nâng tầm vị thế quốc gia từ đại dương

Người Hà Lan tin rằng, một đất nước bền vững, thông minh phải có tầm nhìn toàn diện, vượt ra ngoài những khuôn khổ định sẵn, biến yếu điểm về địa hình thành điểm mạnh về kinh tế.

Những năm qua, công cuộc trị thủy, lấn biển của Hà Lan không chỉ góp phần khắc phục địa thế trũng thấp, thích ứng với tự nhiên mà còn đem lại hiệu quả kinh tế đáng ngạc nhiên. Theo thống kê, khoảng 21% dân số Hà Lan hiện sống tại những vùng đất từng là biển và gần 17% diện tích, khoảng 3.500 công trình, thành phố lấn biển đã được xây dựng dọc các con kênh.

Hà Lan là hình mẫu thành công trên thế giới về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hà Lan là hình mẫu thành công trên thế giới về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với hệ thống cảng biển và mạng lưới giao thông thủy, bộ hiện đại, Hà Lan là cường quốc logistics hàng đầu châu Âu với giá trị ngành này đạt hơn 50 tỷ USD. Hàng năm, các cảng biển ở Hà Lan tiếp nhận khoảng 550 triệu tấn hàng. Chỉ riêng cảng Rotterdam đã thu về hơn 45 triệu euro từ các hoạt động kinh tế trực tiếp và gián tiếp.

Cùng với đó, các khu vực lấn biển còn tạo ra các vùng dự trữ nước ngọt dồi dào quanh năm, giúp giải bài toán cấp nước đô thị, đặc biệt nước tiêu, tưới phục vụ ngành nông nghiệp trị giá 124 tỷ euro của Hà Lan.

Bên cạnh đó, các trung tâm du lịch mới như Neeltje Jans đặt trên đảo nhân tạo Oosterschelde, nơi có Delta Park - công viên giải trí, lịch sử, khu triển lãm và trung tâm thương mại, cũng đón đến 300.000 lượt khách mỗi năm, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc. Đặc biệt, Hà Lan còn thu về một khoản lên tới 5,5 tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu công nghệ quản trị nước. Con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi ứng phó với biến đổi khí hậu, mở rộng không gian phát triển ra biển đang là xu thế của không ít quốc gia.

Bài học kinh nghiệm của Hà Lan đã trở thành hình mẫu kinh điển của các quốc gia trên thế giới, “sách giáo khoa” về mở rộng diện tích đất nhờ lấn biển, trị thủy và nỗ lực chung sống với biến đổi khí hậu. Đặc biệt với quốc gia có đường bờ biển dài và chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để thực sự khai thác được “mỏ vàng” từ tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả thì cần chính sách, cơ chế đặc biệt để “lấn biển, cải tạo biển thành xu thế, là câu chuyện sống còn, tăng cường sức mạnh quốc gia”. Song song đó, cần “bỏ tư duy khai thác biển theo lối "đánh bắt ven bờ", không dám vươn ra biển khơi, mà phải mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương”.

Để tiệm cận những mô hình trị thủy và “chung sống” với đại dương như Hà Lan, Việt Nam cần rất nhiều “bàn đạp” từ chính sách, cơ chế và cả các “đầu tàu” là những tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực mạnh cùng sự đầu tư bài bản để tạo ra những hệ sinh thái xanh, bền vững.

Với nền tảng pháp lý hiện có là Luật Đất đai 2024, Nghị định hướng dẫn thi hành và Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam hoàn toàn có thể tiến ra biển lớn, đạt mục tiêu đến 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước và đến 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.

0

Bình luận

Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô. Xem thêm
Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên  - 1

Hòa Bình công bố các dự án chưa đủ điều kiện giao dịch

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình công khai hàng loạt dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng. Đồng thời, khuyến cáo người dân không tham gia giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật. Xem thêm
Hòa Bình công bố các dự án chưa đủ điều kiện giao dịch  - 1

Phát hiện "bẫy" mới giăng người muốn bán nhà

SG bây giờ đang có hiện tượng các đối tượng tìm kiếm các nhà đất mặt tiền, chủ nhà rất cần bán. Họ xem sổ, biết CCCD, hoặc số điện thoại của khách hàng là truy được nhiều thông tin hay ho về thế k.ẹt của chủ nhà. Tiếp đến họ đóng vai trò bên môi giới và bên mua để gi.ăng b.ẫy chủ nhà. Xem thêm
Phát hiện "bẫy" mới giăng người muốn bán nhà  - 1

Hội đồng thẩm định giá đất TPHCM đề nghị thu hơn 25.000 tỷ tiền sử dụng đất từ 22 dự án bất động sản, có 1 dự án được đề xuất thu 16.000 tỷ đồng

Danh sách 22 dự án được hội đồng thẩm định giá đất đề nghị thu tiền sử dụng đất để đảm bảo nguồn thu ngân sách năm 2024 trên địa bàn Thành Phố…Riêng Eco Smart City của Lotte được đề xuất thu 16.000tỷ đồng… Xem thêm
 
 

Hải Review BDS

Hội đồng thẩm định giá đất TPHCM đề nghị thu hơn 25.000 tỷ tiền sử dụng đất từ 22 dự án bất động sản, có 1 dự án được đề xuất thu 16.000 tỷ đồng  - 1

Những căn liền kề nằm phơi nắng, phơi mưa giữa khu đô thị nghìn tỉ: Trộm vào cắt cửa, cỏ mọc um tùm

Giá vẫn tăng dù nhà để trống là tình trạng của một số khu đô thị ven Tp.HCM. Nhiều người không có nhà để ở, ngược lại không ít ngôi nhà phơi nắng – mưa nhiều năm. Tường nhà hư hỏng, rêu mọc và cỏ cây mọc um tùm ngoài sân. Xem thêm
Những căn liền kề nằm phơi nắng, phơi mưa giữa khu đô thị nghìn tỉ: Trộm vào cắt cửa, cỏ mọc um tùm - 1

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc Sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công. Xem thêm
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025 - 1

Toàn cảnh bất động sản Q3/2024: Chung cư, biệt thự dẫn đầu sự tăng trưởng

Theo Báo cáo bất động sản quý 3/2024 của BHS Group, thị trường bất động sản quý 3 chứng kiến sự tăng trưởng nóng phân khúc chung cư, biệt thự liền kề. Cùng với sự phục hồi chung của thị trường, đất nền và biệt thự nghỉ dưỡng đã có những chuyển biến tích cực. Xem thêm
Toàn cảnh bất động sản Q3/2024: Chung cư, biệt thự dẫn đầu sự tăng trưởng  - 1

Câu chuyện về chung cư Hà Nội

Mấy nay, tôi nghe nhiều người nói chung cư HN ngáo giá. Nhưng ngáo so với cái gì ? Nếu so với thu nhập, hay so với chủ quan số tiền mình định bỏ ra là sai, mà phải so với điểm giá do TT chấp nhận. Xem thêm
Câu chuyện về chung cư Hà Nội   - 1

Chung cư chưa có sổ hồng, có được mua bán không?

Hiện nay, giao dịch mua bán chung cư chưa có sổ hồng diễn ra khá phổ biến. Vậy, việc mua bán trong trường hợp này có hợp pháp không? Xem thêm
Chung cư chưa có sổ hồng, có được mua bán không?  - 1

Làm dự án hơn 11.200 tỷ 2 đại gia Him Lam và Trường Sơn Land là ai, có quy mô thế nào?

UBND tỉnh Long An mới đây đã duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện Khu dân cư của liên danh Him Lam với giá trị hơn 11.200 tỷ. Xem thêm
Làm dự án hơn 11.200 tỷ 2 đại gia Him Lam và Trường Sơn Land là ai, có quy mô thế nào? - 1

TIN NÓNG SỐT - “Miền ĐÔNG nước ANH” đã xuất hiện chung cư giá 160tr/m2

“Miền ĐÔNG nước ANH” đã xuất hiện giá 160tr/m2. Lưu ý: đây là giá 1m2 chung cư. Xem thêm
TIN NÓNG SỐT - “Miền ĐÔNG nước ANH” đã xuất hiện chung cư giá 160tr/m2  - 1

TIN ĐƯỢC KHÔNG: CHUNG CƯ TRÓC VẨY, MỐC MEO Ở HÀ NỘI RAO BÁN HƠN 4 TỶ 😅

Chung cư tại dự án tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) đang dần xuống cấp, xung quanh tường bong tróc, thấm nước,... thậm chí, có nhiều mảng tường chỉ còn trơ lại lớp lại xi măng. Vì thế, việc bỏ ra 3-4 tỷ đồng để sở hữu một căn hộ tại đây khiến nhiều người ái ngại. Xem thêm
TIN ĐƯỢC KHÔNG: CHUNG CƯ TRÓC VẨY, MỐC MEO Ở HÀ NỘI RAO BÁN HƠN 4 TỶ 😅  - 1

Cú hattrick của Phú Quốc: 3 năm liên tiếp lọt top đảo tuyệt vời nhất thế giới!

Phú Quốc là đại diện Việt Nam duy nhất trong top đảo tuyệt vời nhất thế giới, đứng thứ 2 trong 10 hòn đảo của Châu Á lọt top. Xem thêm
Cú hattrick của Phú Quốc: 3 năm liên tiếp lọt top đảo tuyệt vời nhất thế giới! - 1

Nóng: TP.HCM giá đất cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2

Ngày 16.10, Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP.HCM đã có báo cáo thẩm định dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM. Xem thêm
Nóng: TP.HCM giá đất cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2  - 1

Hà Nội: Dự án 275 Nguyễn Trãi có liên quan Tài chính Hoàng Huy vi phạm những gì?

Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội xử lý, thu hồi phần diện tích tại 275 đường Nguyễn Trãi có liên quan đến Tài chính Hoàng Huy đã giao cho Công ty Thương mại Hưng Việt không đúng quy định. Xem thêm
Hà Nội: Dự án 275 Nguyễn Trãi có liên quan Tài chính Hoàng Huy vi phạm những gì?  - 1

'Gen Z khiến nhà mặt tiền mất dần giá trị'

Thương mại điện tử thuận tiện khiến các bạn trẻ không có nhu cầu mua sắm ở các cửa hàng nhỏ lẻ. Xem thêm
'Gen Z khiến nhà mặt tiền mất dần giá trị'  - 1

“TRÀO LƯU” THAM GIA ĐẤU GIÁ ĐẤT

Gần đây, ở quê tôi - một xã thuộc huyện nghèo tỉnh Thanh Hoá tổ chức đấu giá 8 lô đất. Khu đất chưa có hạ tầng, đường vào rất hẹp nhưng vẫn có hàng trăm người nộp hồ sơ đặt tiền cọc. Kết quả là bạn tôi không đấu nổi vì có nhiều người từ nơi khác đến bỏ giá cao gấp 2-3 lần mức khởi điểm. Xem thêm
“TRÀO LƯU” THAM GIA ĐẤU GIÁ ĐẤT  - 1

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT. BÀI HỌC CẢNH TỈNH RẤT NHIỀU NGƯỜI MUA BÁN LÂU NĂM KHÔNG BIẾT.🤩🤩🤩🤩🤩🤩

Tôi ví dụ bằng 1 câu chuyện rõ ràng: Xem thêm
CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT. BÀI HỌC CẢNH TỈNH RẤT NHIỀU NGƯỜI MUA BÁN LÂU NĂM KHÔNG BIẾT.🤩🤩🤩🤩🤩🤩  - 1

Làm gì khi sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng?

Việc sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng có thể gây ra những tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nếu ly hôn hoặc các vấn đề pháp lý khác. Xem thêm
Làm gì khi sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng?  - 1

Chuyện vay nợ mua nhà Hà Nội: Được nhà nhưng mất tất cả?

Chuyện mua nhà Hà Nội, với người ta, vẫn là cái giấc mơ xa xỉ, một thứ “niềm vui có giá.” Nhưng với anh Mạnh Vũ và chị Kim Anh, thì đó là cái niềm vui "đắt đỏ" đến mức làm họ sống còn khổ hơn cả khi chưa có nhà. Căn hộ 84m² ngay mặt đường quận Hoàng Mai tưởng như là khởi đầu cho cuộc sống đủ đầy, nhưng thực ra lại kéo cả gia đình vào vòng xoáy nợ nần đến mức mẹ già cũng phải đi làm thuê trả nợ cùng con. Xem thêm
Chuyện vay nợ mua nhà Hà Nội: Được nhà nhưng mất tất cả? - 1

TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI

Dù thị trường bất động sản Hà Nội có lúc sôi động, có lúc trầm lắng, nhưng một số dự án vẫn cứ “ngủ yên” trong im lặng suốt nhiều năm. Xem thêm
TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI  - 1
TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI  - 2
TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI  - 3
TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI  - 4
TOP NHỮNG DỰ ÁN ĐẮP CHIẾU LÂU NHẤT HÀ NỘI  - 5

Người Hà Nội được mua nhà ở xã hội tại TPHCM

Bà Phạm Thị Thu Hà - Phó trưởng phòng Nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng - cho biết, Luật Nhà ở mới cho phép người ở Hà Nội được mua nhà ở xã hội ở TPHCM và chỉ cần xác nhận chưa có nhà ở tại đây. Xem thêm
Người Hà Nội được mua nhà ở xã hội tại TPHCM  - 1

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm. Xem thêm
Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm  - 1

Tài chính hạn hẹp bất chấp rủi ro mua nhà, đất không sổ

Mua nhà, đất không sổ hay sổ đồng sở hữu do tài chính hạn hẹp là lựa chọn của nhiều người trong bối cảnh giá nhà tăng cao. Mặc dù hình thức này giúp giảm gánh nặng tài chính nhưng nó đi kèm với nhiều rủi ro đáng kể. Xem thêm
Tài chính hạn hẹp bất chấp rủi ro mua nhà, đất không sổ  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết