Đầu tiên phải nói đến chuyện cân bằng kinh tế thay đổi: tiền cả từ ngân hàng và người dân đổ dồn vào bất động sản. Thì trước đây kinh tế bền vững thì sẽ được trải đều vào các nhóm như sản xuất, công nghiệp và bất động sản,... Nhưng 2 năm gần đây, các nhóm ngành kinh tế lớn như sản xuất và công nghiệp dần bị ngó lơ, nhiều người không còn dồn tiền vào các lĩnh vực này nữa mà kéo tiền về dồn vào loại tài sản họ cho là an toàn nhất là bất động sản.
Chính sự mất cân bằng về kinh tế khiến cho tiền cứ phải đổ vào bất động sản - 1 lĩnh vực rủi ro cao. Và sự mất cân bằng trong việc phân bổ vào các nền kinh tế khiến cho rủi ro nợ xấu ngân hàng gia tăng mạnh dẫn đến 1 chuỗi dây chuyền nếu chủ đầu tư không bán được nhà thì dẫn tới nợ xấu, nợ xấu ngân hàng lại áp lực thẳng lên người dân thành lãi suất tăng cao. Khó khăn trong việc giải ngân vay, lạm phát tăng, giá cả leo thang lại dẫn tới không mua được nhà.
Đó chính là cái vòng luẩn quẩn mà gọi chung là "vỡ bong bóng bất động sản". Mà vỡ thì chẳng ai hả hê cả, tất cả đều thiệt thòi và hiện rõ ngay từ bữa ăn hàng ngày cũng sẽ tăng giá.
Tiếp đến phải nói đến chuyện các tập đoàn lớn dần cạn tiền, dần dần từ việc bán nhà chìa khóa trao tay sang chuyện bán nhà trên giấy. (Các tập đoàn mà ai cũng biết là ai). Giá họ bán cao thật, pháp lý cũng có lỏng lẻo thật, nhưng nếu họ không bán được thì nợ xấu dồn về cho ngân hàng, và lại xảy ra vòng lặp như trên.
Trở lại vấn đề là sao họ lại không bán rẻ, đây là vấn đề rất khó vì trong đầu tư thì quy tắc gối đầu dự án là bắt buộc, mà chắc chắn là các dự án sau để làm được thì chi phí đầu vào cực cao. Đặc biệt những năm gần đây Luật nhà đất càng chặt chẽ khiến cho việc bỏ qua các khâu giai đoạn để tiết kiệm chi phí đầu vào không còn nữa. (Đây là nguyên nhân chính khiến các dự án bị tắc nghẽn ở bước hồ sơ đầu vào không chuẩn nên không được thi công tiếp hoặc không cấp được sổ).
Có thêm 1 vấn đề luật bất thành văn trong các dự án xây dựng ai làm xây dựng chắc cũng hiểu là chi phí thường từ 15-20% sẽ là “bôi trơn, lại quả”. Mà càng trong lúc siết chặt khó khăn thì chi phí này càng cao, và như thế thì giá thành bán ra cũng không rẻ được. Nhiều người cứ đưa ra cái bảng exel tính giá trị cấu thành lên 1 căn nhà để ra giá bán, nhưng chẳng ai kê những cái chi phí không tên bắt buộc có theo luật bất thành văn này vào cả, khó....
Mọi người thấy giá nhà tăng có quá nhiều nguyên nhân, vĩ mô thì do tình hình kinh tế cả nước, vi mô thì do phản ứng từ tâm lý thị trường của người mua và bán, tiếp nữa là do các hành động xấu xí không minh bạch của giới đầu cơ thao túng thông tin.
Mong rằng nhà nước sớm đưa ra các biện pháp đồng bộ từ vĩ mô để ổn định được thị trường.
Chứ còn mấy cái nguyên nhân muỗi như mọi người nói đến thì chỉ để làm động lực hô hào chứ còn sâu xa thì khó thay đổi được điều gì.
Ở Hà Nội thì ít để mắt ra ngoài các tỉnh nên thấy giá nhà ngáo là vấn đề quan trọng, chứ còn ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương thì câu chuyện xa hơn lắm, giải quyết thế nào với hàng chục nghìn lao động đang không có việc làm... Rồi thì giải quyết thế nào khi sản xuất và công nghiệp lại càng yếu thế...
*Bài viết được chia sẻ dưới góc nhìn, quan điểm cá nhân
Nguồn: Vũ Ngọc Hải