Nguyên nhân đến từ việc công ty thoái vốn toàn bộ công ty liên kết cho ông Phạm Thanh Điền. Sau khi trừ hết các chi phí PDR ghi nhận mức lãi sau thuế 51 tỷ đồng dù doanh thu từ hoạt động cốt lõi chỉ hơn 2.6 tỷ.
Cùng lúc đó doanh nghiệp cũng ghi nhận một khoản phải thu mới phát sinh từ ông Phạm Thanh Điền là 376 tỷ. Cho thấy PDR hạch toán bán công ty liên kết, nhưng chỉ ghi nhận khoản phải thu và chưa nhận được bằng tiền mặt. Đây là thủ thuật bút toán để giúp doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
Thực tế PDR đang làm gì?
Theo báo cáo tài chính quý 3/2024, tiền mặt của PDR chỉ còn 220 tỷ. Trước đó trong báo cáo tài chính quý 2 doanh nghiệp này sở hữu gần 1200 tỷ.
Ở quý 3 này, PDR đã đẩy mạnh trả trước cho người bán, phần lớn là trả cho các doanh nghiệp xây dựng. Có thể thấy doanh nghiệp đang cố dùng nguồn lực để triển khai các dự án còn dang dở.
Giá trị tồn kho của dự án Bắc Hà Thanh ghi nhận 583 tỷ đồng, tăng 421 tỷ so với hồi đầu năm. Còn so với quý trước đó, giá trị tồn kho của dự án này tăng 224 tỷ đồng, tăng hơn 62% so với quý 2. Điều này cho thấy dự án đang có các bước tiến nhanh và PDR đang dồn nguồn lực vào dự án này để đưa vào kinh doanh trong quý 4 theo kế hoạch. Bên cạnh dự án Bắc Hà Thanh, còn 2 dự án trọng điểm là Thuận An và Cadia Quy Nhơn sẽ được PDR tung ra thị trường trong quý IV/2024.
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt, 3 dự án là Bắc Hà Thanh, Thuận An và Cadia Quy Nhơn sẽ đem về cho Phát Đạt 35.000 tỷ doanh thu trong 3 năm tới. Riêng 2 dự án Bắc Hà Thanh và Thuận An đóng góp gần 20.000 tỷ đồng.
Theo bạn, PDR liệu có trở về thời hoàng kim ?
Theo 24h Money