1. Online, e-com lên ngôi, nên trừ mặt bằng lớn để ăn/uống/ẩm thực có chỗ đậu xe hơi rộng rãi thì sẽ còn có giá thuê tạm tốt còn lại các nhà ống mặt phố sẽ vắng bóng khách thuê
2. Lạm phát giá nhà, giá thuê quá cao nên việc thuê nhà mặt phố trong khi doanh thu không có sẽ khiến sự bất cân xứng tiếp diễn (không làm gì được để có lời với giá thuê nhà ống mặt phố mà có lời: từ khách sạn, dịch vụ, lớp học, ăn uống mà không có chỗ đậu xe hơi).
3. One-stop-shop lên ngôi: Cuối tuần gia đình thích đưa con đi ăn/xem phim/đọc sách/giải trí ở một nơi duy nhất có chỗ đậu xe rộng rãi, thậm chí nhiều chỗ đậu xe hơi là Trung Tâm Thương mại lớn như AEONE, Lotte, Vin,..
4. Thói quen tầng lớp trung lưu thay đổi: Xe hơi 4 bánh xuất hiện phổ biến, từ cũ đến mới rẻ hơn, nên khách hàng sẽ ưu tiên chỗ nào không có con lươn giữa đường, phải có chỗ đậu xe thoáng,...mà điều này đa phần nhà mặt phố tại các thành phố lớn Việt Nam không có. Thành ra, ế sẽ hoài thành siêu ế.
Với 4 yếu tố tôi phân tích kể trên, đặc biệt sự biến mất của văn hóa ''xẹt qua, xẹt lại của xe máy'' (xe máy...rất tiếc sẽ thành phương tiện di chuyển của người thu nhập thấp và có sức mua kém, không còn đóng vai trò lớn về thương mại), cộng hướng với công nghệ, sự thay đổi thói quen của người dùng và đặc biệt là ''bong bóng giá nhà, bong bóng giá thuê bđs'' sẽ khiến loại hình nhà phố thương mại các tuyến phố lớn ngày càng ế và ế.
Thành thử ra, nếu bây giờ nhà phố thương mại còn bán được giá thì nên bán, hoặc ai có xu hướng thâu gom đủ số mặt tiền nhà phố làm building lớn thì nên chờ đợi vùng giá tốt hơn.
Chứ văn hóa xẹt xẹt, nhà ống thương mại mặt phố sẽ biến mất sớm thôi (trừ những phố đi bộ, phố cổ hoặc những nơi iconic về văn hóa)
Đôi lời...
P/S: Ngoài ra, các ông bà chủ thức thời thì đừng tham...và thức thời thì nên bán khi được giá. Chuyển hướng đầu tư các shop cạnh các khu đô thị vệ tinh xung quanh HN, HCM mà đông dân cư, đảm bảo cho thuê ngon hơn vì có chỗ đậu xe hơi, và phục vụ được nhiều người.
Tác giả: Thái Phạm