Thanh Sơn

Thanh Sơn

Kinh nghiệm thực chiến 'xương máu' từ một thương vụ mua nhà đang tứ bề tranh chấp

Thật ra đây cũng chưa phải là ca khó nhất mà bản thân đã từng gặp, nhưng tôi rất vui là vì 1 lần nữa mình lại vượt qua được những khó khăn trong nghề. Thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến quí báu, thêm bản lĩnh...

Kinh nghiệm thực chiến 'xương máu' từ một thương vụ mua nhà đang tứ bề tranh chấp - 1

Đó là vào buổi sáng một ngày đầu năm 2017, thời điểm bất động sản Sài gòn đang sốt từng ngày. Tôi có giao dịch một căn nhà nằm trên con hẻm rất đẹp, thuộc Quận 12, Tp. HCM.

Kinh nghiệm thực chiến 'xương máu' từ một thương vụ mua nhà đang tứ bề tranh chấp - Ảnh 1

Căn nhà cấp 4, có diện tích 5m x 20m(100m2) ở vị trí dân cư đông đúc, hẻm cụt nhưng ô tô vô được. Nhà cấp 4 đơn giản nhưng xây có gác, sạch sẽ và được chính chủ đang bị ngộp nợ ngân hàng rao bán là 1,7 tỷ đồng (nếu ở thời điểm hiện tại nó có giá khoảng 4,5 tỷ). Giá này tương đối hấp dẫn nên có thể xem xét.

Nhà đang cho thuê, chủ nhà không phải người địa phương và nhà đang được thế chấp vay ngân hàng 1 tỷ đồng. Điều kiện người bán đưa ra là người mua phải bỏ tiền để giải chấp ngân hàng trước công chứng sang tên. Đó là thông tin sơ bộ ban đầu.

Vì là dân thổ địa, lại đã từng mua bán nhiều căn nhà trong cùng khu vực, cho nên tôi thuộc khu vực này và biết đây là khu vực an toàn, không vướng quy hoạch.

Tuy nhiên, khi có thông tin sổ đỏ, tôi vẫn bật máy tính kiểm tra sơ bộ thông tin quy hoạch một lần nữa (chúng tôi thường có sẵn bản đồ quy hoạch hàng năm của quận, bản này chỉ là tham khảo bước đầu vì nó không được cập nhật thông tin quy hoach thường xuyên, vậy nên không thể chính xác 100%). Sau khi thấy quy hoạch trên bản đồ an toàn. Một mặt đi khảo sát xem ngay thực địa, một mặt gửi thông tin qua người quen trong phòng công chứng, phòng tài nguyên môi trường để kiểm tra lần cuối.

Thông tin nhanh chóng được xác định quy hoạch an toàn, giấy tờ hợp pháp chính chủ, không có tranh chấp. Tuy nhiên, thông tin từ hệ thống công chứng quốc gia thể hiện chỉ trong năm 2017, nhà được công chứng đến 3 lần. Đầu năm công chứng ủy quyền, sau đó 3 tháng, nhà lại được công chứng tặng cho chủ hiện tại và cuối cùng nhà được công chứng thế chấp cho 1 ngân hàng trên Quận 5.

Khi đến thực địa, nơi đây cả con xóm dân ở đông đúc. Khu vực này trước đây họ cho phép tách thửa, phân lô, nhà xây đúng giấy phép hoàn công. Hàng xóm không biết chủ nhà là ai nhưng xác nhận nhà gần đây không sảy ra tranh chấp.

Người thuê nhà có vẻ hợp tác với bên môi giới, vui vẻ cho xem nhà, cũng xác nhận đã thuê ở đây hơn 3 năm và chưa thấy tranh chấp hay có gì đó bất thường. Họ còn nói có nghe chủ dặn việc sẽ bán nhà và nhờ giúp đỡ cho việc người mua xem nhà. Ngoài ra cũng nghe phong phanh rằng có người của phía ngân hàng đến mấy lần để khảo sát và cho biết căn nhà có thể bị thu hồi vì đang thiếu nợ.

Vậy là có thể nói chỉ trong buổi sáng, qua nhiều các biện pháp nghiệp vụ, mối quan hệ, tôi đã xác định được căn nhà đúng chủ, giấy tờ hợp pháp, không nằm trong quy hoạch, có giá khởi điểm tốt, đặc biệt chủ nhà đang bị ngân hàng dí nợ nên rất cần bán....Đó là những điều kiện có thể đi gặp chủ nhà thương lượng.

Đối với dân lái đất thì việc xác minh, định giá , đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng là rất quan trọng. Quyết định tiền tỷ nhiều khi chỉ được phép kết thúc trong ngắn hơn 1 ngày. Càng để lâu thời gian, bạn càng dần đánh mất cơ hội mua được tài sản giá "hời" tốt nhất, khi các thông tin được lan truyền rộng rãi, đặc biệt trong những giai đoạn giá bđs đang sốt. Tuy nhiên, nếu non kinh nghiệm, quá nóng vội, bạn cũng rất dễ bị "chết" giá hoặc dính rủi ro pháp lý.

Quay lại câu chuyện căn nhà. Thường thì nhà đã được thế chấp ở ngân hàng là tương đối an toàn, vì bản thân ngân hàng khi nhận thế chấp, họ cũng rất cẩn thận trong vấn đề thẩm định tài sản. Mua nhà đang cắm sổ trong ngân hàng, người mua phải tự bỏ tiền ra giải chấp trước công chứng sang tên cũng thường xuyên diễn ra và rất an toàn nếu biết cách sử lý. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, tôi thấy dù cùng hệ thống ngân hàng nhưng những phòng giao dịch trên các Quận trung tâm thường thẩm định các tài sản vùng ven sơ sài, không chính xác và hay cho vay lượng tiền rất cao (cái này có rất nhiều nguyên nhân).

Vấn đề nữa là, tại sao tài sản đã sang tên chủ mới cả gần 1 năm rồi mà người thuê vẫn không biết, vẫn xác nhận 3 năm nay liên tục trả tiền thuê cho chủ cũ ?. Tại sao theo lịch sử công chứng 1 năm gần nhất thì cho thấy họ đã công chứng ủy quyền, sau đó mấy tháng lại làm hợp đồng tặng cho ?.

Tại sao nhà thế chấp, vừa mới vay ngân hàng có mấy tháng mà đã không thể trả lãi đến mức ngân hàng phải phát mại ?.

Thật ra những tình tiết rất nhỏ này nếu là người non kinh nghiệm thì rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, do có rất nhiều kinh nghiệm trong các giao dịch dạng này, nên tôi cần phải có sự tìm hiểu thỏa đáng những câu hỏi của mình trước khi chốt giao dịch.

Buổi chiều, không khó khăn lắm để tôi xác minh câu hỏi quan trọng nhất, là tại sao tài sản đã sang tên chủ mới cả nhiều tháng rồi mà người thuê vẫn không biết, vẫn xác nhận 3 năm nay liên tục trả tiền thuê cho chủ cũ ?. Xâu chuỗi tất cả các vấn đề, tôi nhận thấy tài sản này chắc chắn đang gặp nhiều vấn đề rất nghiêm trọng về tranh chấp. Tuy nhiên, có thể các vấn đề sẽ được giải quyết và cũng là cơ hội mua được nhà giá rẻ, an toàn rất lớn nếu mình biết cách.

 

Nói thật, lúc giá bđs sốt thì đúng là bà bán rau, bác chạy xe ôm cũng vẫn có cơ hội trở thành dân buôn đất. Tuy nhiên, khi mọi chuyện trở nên trầm lắng hoặc gặp lúc thị trường đảo chiều thì rất ít người có thể sống sót an toàn và làm giàu được bền vững bằng nghề buôn đất. Nhiều người vì ham giàu nhanh hoặc ảo tưởng vào khả năng của mình mà lao vào buôn đất đã trắng tay hoặc trở thành con nợ bất đắc dĩ của ngân hàng. Thậm chí còn vướng vòng lao lý.

Chẳng có gì là dễ cả khi mà lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro lớn.

Chiều tối, tôi hẹn gặp chủ nhà, chủ nhà nói không định cư ở Sg và nếu cần gặp thì ngày hôm sau hãy về Long an.

Hôm sau, tôi đi Long an để gặp chủ nhà. Đến 1 huyện gần cuối Long an, chủ đất hẹn gặp tại 1 quán cà phê mà không phải ở tư gia như tôi mong muốn. Chủ nhà là người đàn ông trung niên, nhìn là biết dân từng trải. Hỏi han, giới thiệu xã giao xong, chủ nhà đưa tôi xem các giấy tờ pháp lý căn nhà tôi đang quan tâm.

Không vòng vo, tôi ngửa bài luôn về những vấn đề căn nhà đang gặp phải, khẳng định anh ấy đang sai lầm khi che dấu thông tin và sẽ không bao giờ bán được căn nhà này nếu như sự thật bị lộ ra.

Thấy tôi nói vậy, chủ nhà mới bắt đầu chân tình giãi bày toàn bộ câu chuyện pháp lý cực kỳ phức tạp của căn nhà anh đang đứng tên và rao bán.

Không nằm ngoài những gì tôi hình dung, thì ra căn nhà này chủ cũ trước đây mua lô đất lớn, sau đó xây thành nhiều căn nhà cấp 4, rồi tách ra sổ riêng để bán. Thời điểm mới có bản vẽ mà chưa tách được sổ, chủ nhà bán vi bằng và viết giấy cam kết khi có sổ sẽ trả lại cho người mua sau đó.

Mấy năm sau khi nhà đất đã tách ra có sổ riêng, tất nhiên vẫn đứng tên chủ cũ. Lẽ ra chủ cũ phải báo cho người mua, hủy vi bằng để sang tên sổ mới cho người ta như cam kết. Tuy nhiên, thấy bảo do làm ăn, chơi bời dẫn đến nợ nần chồng chất. Nên chủ cũ liều lĩnh thế chấp sổ bên ngoài bằng cách công chứng ủy quyền, vay lãi cao đến 500tr, sau đó bỏ trốn mà không đóng lãi.

Chủ đứng tên hiện tại cũng chính là bên cho vay, rất giận dữ khi phát hiện bị lừa, họ lập tức tự làm thủ tục tặng cho người thân theo giấy ủy quyền .

Theo lẽ thông thường, sau khi đã sang được tên rồi thì chủ mới có thể tranh chấp để đòi lại nhà với người đã mua vi bằng trước đó. Tuy nhiên, khi gặp nhau nói chuyện, chủ mua vi bằng trước đó phản đối dữ dội. Lúc này chủ mới được sang tên âm thầm thế chấp sổ để vay ngân hàng 1 tỷ, số tiền lớn gấp đôi đã bỏ ra cho vay trước đó. Có thể họ muốn mượn tay ngân hàng để dồn kẻ vay tiền và người mua vi bằng trước đó vào thế bất lợi (vì họ nghĩ chỉ có ngân hàng mới có cách giải quyết).

Chắc có thể sau 1 thời gian bị phía ngân hàng ép nợ vì không trả lãi, cảnh cáo các hậu quả nếu bị phát mãi nhà. Hơn nữa cũng thấy không ổn vì sợ các vấn đề liên lụy pháp lý nếu căn nhà bị ngân hàng phát mãi, nên chủ mới nhất (người đang đứng tên thế chấp) lại đổi ý, muốn bán lại cho 1 người khác, dồn tất cả rủi ro, tranh chấp cho 1 người thứ 4 sau ngân hàng !.

Quay lại câu chuyện, tôi giải thích, rằng không bao giờ làm như cách này được. Thứ nhất, anh cho vay lãi rất cao so với quy định đã là sai. Tất nhiên, người vay tiền đã bán nhà rồi lại tiếp tục ủy quyền giấy nhà để vay tiền, về bản chất là đang lừa đảo. Tuy nhiên, anh biết bị lừa rồi, lại tiếp tục thế chấp ngân hàng, rồi lại muốn bán tiếp cho người khác thì cũng chẳng đang lừa đảo đó sao ?.

Nếu bán nhà thành công, người mua sau cùng rất có thể sẽ được tòa án công nhận giao dịch hợp pháp (vì bản chất họ không biết mọi sự việc và mua bán hợp pháp theo thủ tục luật định). Nhưng những giao dịch trước đó, tòa án có thể tuyên là vô hiệu, nếu như xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

1 vấn đề nữa là rất có thể những hành vi lộn xộn của những người liên quan trước đó là vi phạm pháp luật hình sự...

Cuối cùng, tôi nói, nếu đồng ý chỉ nhận lại 550tr, nhiều hơn 1 chút số tiền đã bỏ cho vay trước đó thì tôi sẽ có cách dàn xếp cho tất cả mọi việc ổn thỏa, đúng luật và quan trọng là tất cả mọi người đều đồng thuận. Chủ nhà suy nghĩ 1 chút, chắc là dân làm ăn nên muốn chấm dứt sớm mọi chuyện, lại thấy hợp lý nên đồng ý. Tôi bắt tay thỏa thuận hợp tác với chủ nhà, không quên xin số điện thoại, địa chỉ của các bên liên quan.

Hôm sau, tôi gọi điện hẹn gặp người chủ đang cầm giấy tờ vi bằng căn nhà. Thật bất ngờ là ông chủ này gặp tôi là nói chuyện ngay với tư cách đang bán căn nhà trên theo dạng vi bằng, vì cứ nghĩ tôi là người cần mua.

Thì ra ông chủ này khi biết mọi việc, thấy ngày càng ở thế bất lợi, thay vì nhờ đến pháp luật sử lý thì lại cũng rao bán nhà theo dạng vi bằng hòng muốn đẩy sự phức tạp, rủi ro sang cho người khác. Đó là lý do người thuê nhà vui vẻ cho người mua xem nhà thỏa mái, chắc theo lời chủ nhà căn dặn.

Khi tôi hỏi xem giấy tờ và giá căn nhà vi bằng định bán. Chủ nhà chốt 1 tỷ, giá này cao gấp đôi so với giá trong giấy vi bằng chủ cũ mua cách đây 5 năm.

Sau khi xem xét các giấy tờ, tôi hỏi rằng chủ nhà có biết căn nhà đã có giấy chứng nhận và đã bán sang tên cho người khác ?. Chưa hết, giấy tờ căn nhà này đang thế chấp 1 khoản vay lớn trong ngân hàng ?.

Mới đầu, chủ nhà nói mình không biết (? !). Chỉ biết mua vi bằng thì giờ lại bán lại theo kiểu vi bằng.

Tuy nhiên, tôi nói thẳng là đã gặp gỡ tất cả các bên liên quan, cứng rắn khẳng định chủ nhà đã biết tất cả và đang cố tình bán nhà vi bằng không hợp pháp. Tôi cũng phân tích những rủi ro pháp lý của căn nhà. Khuyên chủ nhà không nên làm cho tình hình rối thêm. Cũng hãy hiểu mình đang ở thế bất lợi.

Giả sử vì người mua không biết, chủ nhà có bán thành công căn nhà đang tứ bề tranh chấp này theo dạng vi bằng thì chắc chắn khi phát hiện ra, người mua cũng chẳng bao giờ chịu ngồi im. Họ sẽ phản ứng rất dữ dội, thậm chí bằng cả đơn tố cáo hình sự...

Kể cả nhẹ nhàng nhất là họ khởi kiện trong 1 vụ án dân sự thì tất nhiên tòa án chắc chắn sẽ tuyên 2 hợp đồng mua bán vi bằng là vô hiệu. Lúc này các bên có trách nhiệm nhận và hoàn tiền. Chủ nhà sẽ phải trả tiền cho người mới mua và chờ đợi tiền trả lại của một người đang vỡ nợ !.

Chủ nhà nghe xong mặt mềm như bún. Đúng lúc, tôi đưa ra lời đề nghị rất hợp lý, rằng hãy chấp nhận nhận lại 600tr đồng và chỉ cần nộp lại giấy vi bằng, ký giấy không tranh chấp, mọi việc còn lại tôi sẽ lo. Thật ra số tiền này là rất thiệt thòi cho 1 khoản đầu tư 500tr đã hơn 5 năm. Tuy nhiên, vẫn là quá may mắn so với việc tiếp tục làm rối mọi việc nên khi mình đang ở thế bất lợi.

Chủ nhà nói cần suy nghĩ và hẹn sẽ trả lời vào buổi tối.

Buổi tối, không nằm ngoài dự đoán, chủ nhà gọi điện chấp thuận phương án của tôi. Theo các thông tin có được, tôi soạn 3 văn bản thỏa thuận giữa tôi với các bên (chủ đầu, chủ mua vi bằng và chủ cho vay tiền đang đứng tên cuối). Theo đó, tôi đồng ý bỏ tiền ra xóa thế chấp cùng với chủ cuối (chủ này cầm của ngân hàng 1 tỷ đồng, trừ đi 550tr như thỏa thuận rồi nên phải bỏ ra thêm 450tr nữa, phần lãi, phạt quá hạn, phạt trả trước... đều do tôi chịu trách nhiệm). Chủ này tất nhiên phải trả lại giấy vay tiền của chủ đầu, hợp tác hoàn thiện hồ sơ sang tên cho tôi sau đó.

Với chủ mua vi bằng, phải đồng ý trao lại toàn bộ giấy tờ vi bằng, ký giấy không tranh chấp, giấy bàn giao nhà và sẽ nhận được 600tr như thỏa thuận.

Với chủ đầu, người đã bán vi bằng rồi lại vẫn dùng giấy tờ căn nhà để ký giấy vay tiền. Chủ này cực kỳ sai trái, bí quá làm liều và chắc chắn cũng đang rất lo sợ những hành vi sai trái của mình, nên tôi có một văn bản yêu cầu chấp nhận không tranh chấp và sẽ nhận lại được giấy ký vay tiền trước đó mà không phải trả nợ !.

Hôm sau, tôi tìm gặp được gia đình của chủ đầu. Người này vỡ nợ đang bỏ trốn. Sau khi nghe tôi trình bày và nêu rõ cách giải quyết sẽ có lợi cho gia đình. Tôi cũng nói lên những rủi ro pháp lý mà chủ đầu gặp phải nếu không hợp tác với tôi để giải quyết. Sau khi để lại số đt, tôi ra về mà không quên căn dặn họ sớm tìm cách liên lạc.

Chỉ sau hơn 1h đồng hồ, khi đang trên đường về, tôi đã nhận được cuộc đt đồng ý hợp tác của chủ đầu.

Vậy là mọi việc coi như đã xong. Ngay hôm sau, tôi cùng chủ cuối đứng tên đi gặp phía ngân hàng. Các bên thống nhất số tiền, thời gian và cách thức giải chấp để lấy sổ ra.

Tất nhiên, để tránh rủi ro, các thủ tục giải chấp, công chứng và trả tiền thu giấy tờ vi bằng của chủ thứ 2 đều được làm đồng bộ cùng 1 lúc.

Tổng số tiền tôi phải bỏ ra gồm: gần 650tr cho phía ngân hàng (đã bao gồm cả tiền lãi, phạt quá hạn, phí...) + 600tr cho chủ vi bằng thứ 2 + khoảng 50tr thuế, phí môi giới ...

Tổng số tiền khoảng 1,3 tỷ.

Khi đã hoàn thành thủ tục công chứng sang tên, tôi gọi điện cho chủ đầu yêu cầu đến lấy lại giấy vay tiền ngày trước đã ký. Khi 2 vợ chồng họ đến, vẻ mặt vui mừng và rất biết ơn. Tất nhiên, để nhận lại miễn phí tờ giấy ký vay tiền trước đây, họ phải ký xác nhận cam kết không tranh chấp.

Vậy là sau 1 tuần vất vả lao động đấu trí, kết quả nhận được là 400tr tiền lời, tất nhiên, hoàn toàn không tệ!.

Thật ra đây cũng chưa phải là ca khó nhất mà bản thân đã từng gặp, nhưng tôi rất vui là vì 1 lần nữa mình lại vượt qua được những khó khăn trong nghề. Thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến quí báu, thêm bản lĩnh...

Ở 1 góc độ nào đó, bản thân cũng đã giúp giải tỏa được 1 rủi ro cho nhiều người. Gỡ rối đi những phức tạp tranh tụng pháp lý và xã hội.

Vì sẽ chẳng biết chuyện gì đã sảy ra nếu như 1 người nào đó phải đi vay mượn hoặc dùng tiền tiếp kiệm cả đời mà vô tình mua phải căn nhà đang tứ bề tranh chấp như thế.

Nhà đất ở VN luôn là một tài sản rất lớn, nhiều khi nó là thành quả của cả một đời người.

Hệ thống pháp lý của chúng ta đang hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Các qui định chồng chéo hoặc khác nhau ở mỗi địa phương.

Đặc biệt, 1 bộ phận lớn người dân do nôn nóng, thiếu hiểu biết nên đã vô tình hoặc cố ý làm sai.

Tất cả đã tạo nên việc mua bán bđs ở Việt nam có rất nhiều rủi ro luôn rình rập.

Vì vậy, khi có nhu cầu về bđs, nếu chưa đủ hiểu biết, hãy thật thận trọng trong tất cả các giao dịch.

Cách tốt nhất để tránh rủi ro là nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là người thông thạo trong khu vực địa bàn thì càng tốt.

Hãy thận trọng, để cho cuộc sống của mỗi chúng ta được an toàn hơn các bác nhé!

(Sưu tầm)

0

Bình luận

'Tâm lý đám đông thổi bùng giá chung cư'

Khi thị trường bất động sản đi xuống, giá tốt, nhưng ai cũng găm tiền, không chịu mua nhà. Đến khi giá tăng người ta lại tranh nhau mua. Xem thêm
'Tâm lý đám đông thổi bùng giá chung cư' - 1

Tháng 5: Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà. Xem thêm
Tháng 5: Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất? - 1

Những con số mang tính chất hên xui, cần phải xem xét kỹ lưỡng khi mua nhà

Trong mua bán nhà, nhiều ông lớn bất động sản cho rằng cần phải tránh mua những ngôi nhà có số không may mắn, nếu không sau này sẽ thực sự rất khó bán. Xem thêm

Trên thực tế, nếu là trường hợp cư trú cá nhân thì con số không phải là vấn đề quá quan trọng. Nhưng nếu đặt vào vị trí bạn đang coi bất động sản như một khoản đầu tư trong tương lai thì vẫn có những khác biệt về văn hóa cần lưu ý.

Ví dụ, nhiều người sẽ tránh mua những ngôi nhà nằm ở tầng 4 (hắc họa), 8 (thượng âm), 14 (hắc họa) và tầng 18 (âm hội), bởi những con số này có ý nghĩa khác nhau trong văn hóa các vùng miền.

Cũng chính vì nguyên do này, nhiều chủ đầu tư thường có những ưu đãi đặc biệt cho căn hộ ở các tầng này. Nếu bạn là một người không quan tâm đến ý nghĩa của các con số và mua với mục đích cá nhân thì việc mua bất động sản với giá hời cũng là một ý tưởng hay ho.

Nguyen Bình

Vay ngân hàng mua nhà, vợ chồng trẻ cần chú ý gì để tránh 'bẫy' lãi suất?

Hiện các ngân hàng có động thái giảm lãi suất cho vay với bất động sản, mức thấp nhất từ 5%/năm khiến nhiều vợ chồng trẻ muốn vay tiền mua nhà. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý nhiều vấn đề để người vay tránh “bẫy” lãi suất thả nổi sau khi hết ưu đãi. Xem thêm
Vay ngân hàng mua nhà, vợ chồng trẻ cần chú ý gì để tránh 'bẫy' lãi suất? - 1

Dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI “hot” nhất dự án Sun Ponte Residence, Đà Nẵng

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê, không ngạc nhiên khi hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón, tăng sức nóng cho phân khúc BĐS đô thị cao cấp tại Đà Nẵng. Xem thêm
Dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI “hot” nhất dự án Sun Ponte Residence, Đà Nẵng - 1

Bóc BCTC của DIG: Vì sao doanh thu bán BĐS là 111 tỷ, nhưng hàng bán bị trả lại là BĐS trong quý 1 tận 185 tỷ?

Doanh thu kinh doanh BĐS quý 1/2024 của DIG chỉ 111 tỷ, nhưng Hàng bán bị trả lại là BĐS trong quý 1 tận 185 tỷ. Điều này thể hiện lượng hàng bán bị trả lại là hàng đã tiêu thụ trong kỳ trước, cụ thể là năm 2023 --> Vậy nghĩa là lãnh đạo DIG cố ý dồn doanh thu vào năm 2023 để có lãi, rồi tới năm 2024 lại chấp nhận lấy lại hàng đã bán về! Xem thêm
Bóc BCTC của DIG: Vì sao doanh thu bán BĐS là 111 tỷ, nhưng hàng bán bị trả lại là BĐS trong quý 1 tận 185 tỷ? - 1

Đất nền sốt ảo và các chiêu thổi giá

Thị trường vùng ven Hà Nội (như Hoài Đức, Sóc Sơn, Mê Linh…) một số khu vực có hiện tượng đất tăng giá gấp 2 lần. Đây là nhu cầu thực hay chiêu trò của “cò đất” thổi giá. Xem thêm
Đất nền sốt ảo và các chiêu thổi giá - 1

Có 700 triệu thì nên mua căn hộ hay đầu tư mua đất ở quê ?

Giá bán chung cư tăng phi mã, vốn 700 triệu liều mua căn hộ Hà Nội hay đầu tư đất ở quê. Xem thêm
Có 700 triệu thì nên mua căn hộ hay đầu tư mua đất ở quê ? - 1

Sunbay Ninh Thuận: Liên tục báo lỗ trong 3 năm, nợ phải trả “phình to” lên gần 3.300 tỷ đồng

Năm 2023, Sunbay Ninh Thuận tiếp tục thua lỗ trong khi nợ phải trả tăng mạnh lên hơn 3.300 tỷ đồng, riêng dư nợ trái phiếu chiếm 1.700 tỷ đồng. Xem thêm
Sunbay Ninh Thuận: Liên tục báo lỗ trong 3 năm, nợ phải trả “phình to” lên gần 3.300 tỷ đồng - 1

Biển người nô nức tới Lễ hội du lịch Sầm Sơn ngắm pháo hoa, dự khánh thành Quảng trường biển

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam. Xem thêm
Biển người nô nức tới Lễ hội du lịch Sầm Sơn ngắm pháo hoa, dự khánh thành Quảng trường biển - 1

Không chỉ tấp nập đón khách du lịch, Sầm Sơn “dậy sóng” với Lễ ra quân dự án The Pathway

Ngày 27/4, sự kiện “kick off” và đào tạo dự án The Pathway thuộc quần thể Sun Grand Boulevard, Sầm Sơn, Thanh Hóa đã chính thức diễn ra, quy tụ hàng trăm “chiến binh” kinh doanh. Xem thêm
Không chỉ tấp nập đón khách du lịch, Sầm Sơn “dậy sóng” với Lễ ra quân dự án The Pathway - 1

Chung cư tăng phi mã, vốn 700 triệu liều mua căn hộ Hà Nội hay đầu tư đất ở quê?

Có 700 triệu, vợ chồng tôi đang băn khoăn phương án vay thêm ngân hàng để mua chung cư Hà Nội hay đầu tư đất ở quê chờ tăng giá? Xem thêm
Chung cư tăng phi mã, vốn 700 triệu liều mua căn hộ Hà Nội hay đầu tư đất ở quê? - 1

Thế khó của doanh nghiệp trong hoàn thành nghĩa vụ thuế

Dự án còn vướng mắc, tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) đã ứng trước nhưng chưa được đối trừ, doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có hồi đáp đã bịcưỡng chế thuế. Phải dừng hóa đơn, doanh nghiệp rơi vào thế khó vì những quyđịnh và hướng dẫn không rõ ràng trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Xem thêm
Thế khó của doanh nghiệp trong hoàn thành nghĩa vụ thuế - 1

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp lễ 30/4-1/5

Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, đồng thời khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại Thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island với hàng loạt hoạt động văn hóa giải trí và nghệ thuật hấp dẫn. Xem thêm
Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp lễ 30/4-1/5 - 1

Nam Long ôm nợ 3.100 tỷ trái phiếu

Trước khoản nợ và tồn kho lớn, Nam Long chuyển hướng, không tập trung vào sản phẩm nhiều tiền, khó bán. Xem thêm
Nam Long ôm nợ 3.100 tỷ trái phiếu - 1

Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ tác động thị trường bất động sản như thế nào?

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 đã được thông qua là căn cứ bản lề góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh. Xem thêm
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ tác động thị trường bất động sản như thế nào? - 1

"Hiện nay, nhiều người sẵn sàng mua chung cư để cho thuê, rồi lấy tiền đó đi thuê một căn villa để ở"

Đây là chia sẻ của ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CenGroup về thực tế hiện nay nhiều người đã chuyển sang mua chung cư để cho thuê, nhằm tạo dòng tiền ổn định hàng tháng. Xem thêm
"Hiện nay, nhiều người sẵn sàng mua chung cư để cho thuê, rồi lấy tiền đó đi thuê một căn villa để ở" - 1

Sầm Sơn: Tọa độ du lịch hấp dẫn bậc nhất miền Bắc

Du lịch Sầm Sơn tạo bứt phá ngoạn mục về hạ tầng - dịch vụ, đồng thời liên tục bổ sung các sản phẩm mới để hướng tới kỷ lục về lượng khách trong năm 2024. Xem thêm
Sầm Sơn: Tọa độ du lịch hấp dẫn bậc nhất miền Bắc - 1

THỦ TỤC PHÁP LÝ CHO VIỆT KIỀU MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM (từ 1/7/2024)

1. Đối tượng áp dụng: Luật Đất đai sửa đổi 2024 mở rộng đối tượng áp dụng: Xem thêm
THỦ TỤC PHÁP LÝ CHO VIỆT KIỀU MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM (từ 1/7/2024) - 1

“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)”

Mình đã xin phép anh Bùi Quốc Hưng được chia sẻ bài viết về tình huống mà anh đang gặp phải. Mong sự việc được lan tỏa trong Cộng đồng và hy vọng sự việc sớm được giải quyết tốt đẹp. Xem thêm
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 1
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 2
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 3
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 4
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 5
“CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO BÁN CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI (NOXH)” - 6

"Cơn sốt" chung cư: Môi giới dùng bài tâm lý “mua nhanh không giá tăng”, thực tế căn hộ chưa ai chốt

Sau khi đi xem nhà xong, trong vòng chưa đầy 24 tiếng, môi giới liên tục báo đã có người chốt. Tuy nhiên, chị Hằng xác thực được thông tin chưa có ai xuống tiền đặt cọc, thậm chí có căn đã rao gần 2 tháng mà chưa bán được vì giá cao. Xem thêm
"Cơn sốt" chung cư: Môi giới dùng bài tâm lý “mua nhanh không giá tăng”, thực tế căn hộ chưa ai chốt - 1

Những điạ phương nào sẽ bị cấm phân lô bán nền theo Luật Kinh doanh bất động sản từ 1/1/2025?

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành và sẽ có tác động nhiều đến thị trường, nhất là với quy định về việc cấm phân lô bán nền. Xem thêm
Những điạ phương nào sẽ bị cấm phân lô bán nền theo Luật Kinh doanh bất động sản từ 1/1/2025? - 1

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động. Xem thêm
Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này - 1

Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư: Ai bắt buộc mua? Phí bao nhiêu?

Có bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư không? Mua ở đâu? Là những vấn đề được hầu hết người dân đang có nhu cầu mua chung cư quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này. Xem thêm
Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư: Ai bắt buộc mua? Phí bao nhiêu? - 1

Review dự án: Sun Cosmo Residence Da Nang (Đang mở bán)

Sun Cosmo Residence là tổ hợp dự án tháp căn hộ cao tầng và nhà phố thương mại do tập đoàn Sun Group xây dựng và phát triển tại “giao lộ Hoàng Kim” bên bờ sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Suncosmo Website) Xem thêm
Review dự án: Sun Cosmo Residence Da Nang (Đang mở bán) - 1

TS Lê Xuân Nghĩa: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường..."

Ông Nghĩa cho rằng, nên thiết kế 1 gói hỗ trợ mới và phải làm thật bài bản. Tại Việt Nam, lãi suất chỉ được hỗ trợ 3 năm, hết niên hạn lãi suất thả nổi rất cao, thời gian cho vay lại quá ngắn. Điều này, là một cản trở lớn đối với người nghèo muốn mua nhà. Xem thêm
TS Lê Xuân Nghĩa: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường..." - 1

[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội

Trong khi cơn sốt giá chung cư đang lan toả trên thị trường bất động sản Hà Nội, ở các khu vực như Long Biên, Hoàng Mai vẫn còn đó những khu nhà ở bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Xem thêm
[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội - 1
[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội - 2
Thông báo
vừa bình luận bài viết