Trần Linh

Trần Linh

Khu đô thị Nhơn Trạch: 'Mồ chôn' đầu tư bất động sản

Để triển khai quy hoạch dự án Khu đô thị mới Nhơn Trạch, đã có 74 dự án lớn với gần 5.000 ha đất được giao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, nơi đây thành “mồ chôn” của giới đầu tư bất động sản và bị gắn cho cái tên không mấy thiện cảm như “thành phố ma” hay “cú lừa lớn của thập niên”…

“Chiếc áo” quá rộng

Năm 1994, huyện Nhơn Trạch ở tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở tách từ huyện Long Thành cũ, tổng diện tích toàn huyện là 431 km2. Đến năm 1996, đề án Khu đô thị mới Nhơn Trạch được phê duyệt có diện tích lên đến hàng ngàn hecta với định hướng sẽ trở thành đô thị loại II của tỉnh Đồng Nai và là thành phố vệ tinh của TPHCM.

Đến 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, xác định huyện Nhơn Trạch là một trong các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của tỉnh Đồng Nai.

Những căn biệt thự đã hoàn thiện, không có người ở
Những căn biệt thự đã hoàn thiện, không có người ở

Khu đô thị mới Nhơn Trạch có vị trí địa lý quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm TPHCM 30 km và nằm giữa vùng tam giác kinh tế gồm TPHCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến nơi đây trở thành cuộc đua của các dự án phát triển khu đô thị với hàng trăm dự án bất động sản. Để triển khai quy hoạch dự án Khu đô thị mới Nhơn Trạch, đã có 74 dự án lớn với gần 5.000 ha đất được giao cho các nhà đầu tư.

Các dự án bắt đầu triển khai rầm rộ từ năm 2003 để rồi sau hơn 20 năm, chỉ có 12 dự án được thực hiện dở dang rồi ngưng hẳn, số còn lại bỏ hoang hoặc nhà đầu tư “bỏ của chạy lấy người”. Nhơn Trạch được nhiều người trong giới địa ốc gọi bằng những từ không mấy thiện cảm như “thành phố ma” hay “cú lừa lớn của thập niên”…

Điển hình của “thành phố ma” là Khu đô thị Long Thọ - Phước An do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, có diện tích 223 ha. Khu đô thị này được xây dựng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh như đường giao thông, cấp thoát nước, điện, bưu chính viễn thông, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, nhà máy cấp nước…

Ngoài ra, dự án còn có các tiện ích khác gồm trường học, nhà trẻ, trung tâm văn hóa, khu thể dục thể thao, trạm y tế, trung tâm thương mại, bưu điện, ngân hàng , công viên cây xanh…

Thế nhưng, đến nay, hàng chục căn biệt thự, nhà liên kế có giá tiền tỷ đã xây xong nhưng đang bỏ không cho cỏ mọc, cửa kính và tường đã bị hư hỏng. Bước chân vào bên trong những căn biệt thự đang xây dở dang ở khu đô thị Long Thọ - Phước An, khung cảnh này không dành cho những người yếu tim khi qua nhiều năm những căn nhà này bắt đầu xuống cấp, gạch mục rã, mối đùn trong nhà…

Tương tự, Khu dân cư Thăng Long Home - Phước An do Công ty CP Địa ốc Thăng Long (Thăng Long Real) làm chủ đầu tư ở xã Phước An được xem là dự án nhà ở thương mại đầu tiên ở Nhơn Trạch. Khu dân cư Thăng Long Home - Phước An mở bán từ tháng 11/2015, nhưng đến nay phần lớn trong khoảng 400 căn nhà tại đây không có người ở, nhiều bảng rao bán nhà được trưng ra.

Theo một cư dân tại đây, khách mua nhà tại Khu dân cư Thăng Long Home - Phước An hầu hết chạy theo cơn sốt đất Nhơn Trạch. Khi dọn về sinh sống thì họ mới “ngã ngửa” khi không có những tiện ích thiết yếu phục vụ đời sống, dân cư thì thưa thớt.

Nằm dọc đường Thích Quảng Đức của xã Phú Hội là hình ảnh các biệt thự rêu phong, hoang hóa của dự án Khu cao ốc liên hợp Cát Tường Hưng Phát. Dự án có quy mô rộng 5 ha nhưng đến nay, ngoài những biệt thự xây xong phần thô rồi bỏ hoang, cỏ mọc um tùm thì còn có không ít căn nhà chỉ dừng lại ở hạng mục xây móng.

Chị Hoàng Thị Yến, cư dân đang sống ở khu chung cư Điện lực Dầu khí cho hay, cả Khu đô thị mới Nhơn Trạch nằm biệt lập, xa trung tâm huyện, không có các dịch vụ như bệnh viện, chợ, quán ăn nên rất bất tiện trong sinh hoạt. Chị Yến cho hay, sở dĩ gia đình chị ở đây là vì công ty cấp nhà cho ở nhưng con đi học hằng ngày phải chở đến trường cách nơi ở hơn 5 km.

5 cơn “sốt đất”

Nhìn lại quá khứ, có thể thấy Khu đô thị mới Nhơn Trạch vì thông tin nhiều dự án hạ tầng giao thông được “bơm thổi” quá mức nên liên tục xảy ra các cuộc sốt đất ảo. Kết quả, đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư bất động sản dường như đã mất niềm tin vào khu vực này.

Theo đó, cơn sốt đất đầu tiên của Nhơn Trạch diễn ra vào năm 1996, khi huyện này được duyệt quy hoạch lên thành phố, là đô thị loại II với dân số dự kiến năm 2020 khoảng 500.000 người, cho diện tích 8.000 ha.

Lần thứ 2, giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9 (cũ) của TPHCM. Đến năm 2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất đai ở huyện Nhơn Trạch lại sốt lần thứ 3, sau đó trầm lắng.

Lần thứ 4 là vào năm 2016, khi TPHCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái.

Lần thứ 5 là vào tháng 8/2018, khi UBND tỉnh Đồng Nai họp với TPHCM về phương án xây cầu Cát Lái. Theo đó, Đồng Nai tỏ ra sốt ruột với việc TPHCM chậm triển khai các thủ tục để có phương án xây cầu Cát Lái, nên tỉnh Đồng Nai đang muốn thay TPHCM chủ trì thực hiện dự án.

Ông Nguyễn Văn Long, chủ một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho biết: “Trước làn sóng mua bán bất động sản rầm rộ vào năm 2020, tôi cũng đã mua một căn biệt thự ở Khu đô thị Long Thọ - Phước An và đã bán lại. Có thời điểm giá đất nền ở đây được đẩy lên giá 7-8 triệu đồng/m2, hàng trăm công ty bất động sản hoạt động rầm rộ tại đây.

Một lô đất có thể sáng mua, chiều bán ngay trong giới đầu tư bất động sản với nhau. Nhiều căn biệt thự bỏ hoang, nhiều lô đất nền ở đây đều đã có chủ nhưng người đầu tư ở tận Hà Nội hay TPHCM. Họ đến nơi còn không biết đất của mình nằm ở vị trí nào, phải nhờ môi giới mở bản đồ tìm mới được”.

Theo Phòng Quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch, toàn huyện hiện có khoảng 200 dự án lớn nhỏ, trong số đó gần một nửa được quy hoạch là khu dân cư đô thị hiện đại, nhà nước đã xây dựng đường điện liên kết với các dự án.

So với quy hoạch thì số lượng các dự án đang triển khai rất ít, nếu có xây xong thì người dân cũng không vào ở vì còn thiếu các điều kiện an sinh xã hội đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về dịch vụ.

Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho hay năm 2023, UBND huyện đã đề xuất tỉnh Đồng Nai thu hồi khoảng 20 dự án hết hiệu lực. Với những dự án nhà đang bỏ hoang, ông Phong cho biết, những dự án đó có đầy đủ tính pháp lý nên huyện đang tập trung xây dựng các hạ tầng xã hội như trường học, chợ để phục vụ dân cư.

“Huyện Nhơn Trạch cũng đề nghị nhà đầu tư hoàn thiện các khu nhà ở và tập trung xem lại những doanh nghiệp nào đủ điều kiện thì huyện sẽ hỗ trợ cùng doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào không đủ điều kiện thì huyện đề xuất thu hồi dự án theo quy định”, ông Phong nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, phần lớn đất đai của các dự án tại Nhơn Trạch hiện nay đều nằm trong tay giới đầu cơ, tạo sóng bởi tin đồn nên việc hình thành một khu dân cư ổn định là rất khó. Để hóa giải bài toán Nhơn Trạch, chỉ cần một cây cầu kết nối từ TPHCM sang sẽ giải quyết cơ bản vấn đề. Tuy nhiên, cũng chính những thông tin về xây cầu kết nối đã nhiều lần khiến vùng đất này trở nên khốn đốn bởi giới đầu cơ. Do đó, quan trọng nhất là phải công bố quy hoạch và xác định lộ trình hoàn thiện rõ ràng, tránh việc thông tin chỉ dừng ở mức chủ trương hay tin đồn thì mới kích thích được nhu cầu thật của người mua.

Theo Mạnh Thắng - Duy Quang/Tiền phong

0

Bình luận

Nhà nước cần “thông” đường đi cho các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội

Nhà nước cần sớm có các biện pháp hỗ trợ nhằm “thông” đường đi cho các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội và có thêm chính sách phục hồi cho bất động sản nghỉ dưỡng. Xem thêm
Nhà nước cần “thông” đường đi cho các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội - 1

Khi Ban quản trị nhân danh đấu tranh, khơi mào tranh chấp

Dù được bầu là đại diện của cư dân trong chung cư, bảo vệ quyền lợi của cư dân nhưng có những trường hợp Ban quản trị (BQT) đứng ở phía đối nghịch với người dân hoặc khơi mào tranh chấp trong khu chung cư để thâu tóm lợi ích về mình. Xem thêm
Khi Ban quản trị nhân danh đấu tranh, khơi mào tranh chấp - 1

Tổng hợp một số nguyên nhân làm giá bất động sản phi mã như “lên đồng” trong thời gian qua

Qua tổng hợp cho thấy trong Quý III/2024, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Xem thêm
Tổng hợp một số nguyên nhân làm giá bất động sản phi mã như “lên đồng” trong thời gian qua  - 1

Bất động sản ven Hà Nội, ngày trước ngại xa xôi, giờ thì chẳng mua nổi

Đang ở nội đô đông đúc, tiện ích đủ cả, về ven đô vừa xa, giao thông chưa phát triển, như về quê vậy, nhiều vùng còn nghèo Xem thêm
Bất động sản ven Hà Nội, ngày trước ngại xa xôi, giờ thì chẳng mua nổi  - 1

Kỳ lạ: Rao bán nhà chung cư cả tháng không có ai hỏi mua, vậy có phải thị trường bất động sản sốt ảo hay không?

Theo nhiều môi giới, thị trường bất động sản ở Hà Nội vẫn đang “sốt xình xịch”, đặc biệt là các căn hộ chung cư. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà cho biết, rao bán căn hộ cả tháng mà không có khách đến xem. Xem thêm
Kỳ lạ: Rao bán nhà chung cư cả tháng không có ai hỏi mua, vậy có phải thị trường bất động sản sốt ảo hay không? - 1

Thu nhập 50 triệu đồng/tháng, vợ chồng vẫn tính bỏ phố về quê vì 3 từ "nhà Hà Nội" xa vời vợi

Vợ chồng anh Thanh, chị Hoa (quê ở Hà Giang) cưới nhau từ cuối năm 2022. Sau khi cưới anh chị tính mua nhà trả góp, với số tiền tích cóp là 500 triệu đồng. Số tiền này là tiền tích cóp trong vài năm đi làm và bán vàng (của hồi môn) từ 2 bên gia đình. Xem thêm
Thu nhập 50 triệu đồng/tháng, vợ chồng vẫn tính bỏ phố về quê vì 3 từ "nhà Hà Nội" xa vời vợi - 1

Nghe đánh thuế theo thời gian sở hữu, người vay mua đất lo 'chết cứng', vì sao?

Các giải pháp đánh thuế bất động sản thứ hai, theo thời gian sở hữu... giúp ngăn chặn đầu cơ, lướt sóng nhưng cũng gây khó khăn cho thị trường. Xem thêm
Nghe đánh thuế theo thời gian sở hữu, người vay mua đất lo 'chết cứng', vì sao? - 1

Lương 20 triệu 'đầu hàng' căn hộ 4-5 tỷ đồng, về quê sống có nhẹ tênh?

Thực tế ở quê bây giờ đất cũng không rẻ, thực phẩm rẻ hơn chút, hàng tiêu dùng công nghiệp thì lại đắt hơn thành phố. Xem thêm
 Lương 20 triệu 'đầu hàng' căn hộ 4-5 tỷ đồng, về quê sống có nhẹ tênh? - 1

Canh cánh nỗi lo ở trọ cả đời tại đất thành phố với mức lương hai mươi triệu đồng

Tôi 34 tuổi, một vợ, một con, lương 20 triệu, cả gia đình vẫn còn sống trọ ở đất thành phố. Đằng sau đồng lương này, là cả quá trình phấn đấu của tôi, khi hồi mới đi làm, lương chỉ 6,5 triệu đồng. Xem thêm

Mỗi tháng lãnh lương về, tiền nhà, tiền nuôi con, tiền điện nước, tiền gửi về quê, tiền sinh hoạt... đã gần hết. Khoản tiết kiệm dựa vào lương 11 triệu của vợ.

Tôi thấy mình đang mắc kẹt với mức lương 20 triệu này, vì nó rất lưng chừng, nói nhiều cũng không phải nhiều, mà ít thì cũng không ít.

Đồng lương này của tôi gánh chi phí sinh hoạt gia đình, khiến tôi không dám nhảy việc hoặc tìm cơ hội khác. Vì bây giờ khó khăn, kiếm việc không dễ, lỡ không hợp với chỗ mới, thì cuộc sống gia đình thêm chật vật.

Nhưng làm trụ cột gia đình thì mức lương này không đủ mua nhà, không đủ mua xe, cho vợ con cuộc sống đầy đủ hơn. Tôi lại càng bất lực khi một số người thân ở quê biết mức lương này, rồi phát hiện tôi chưa mua được nhà, lại bĩu môi chê con họ lương thấp hơn đã mua được nhà rồi.

Trong khi ví dụ nhà 1 tỷ, thì họ cho con hết 950 triệu đồng. Còn tôi thì chả có ai cho hay vay mượn được ai. Chẳng lẽ tôi lại tự ru ngủ mình trong hoàn cảnh lưng chừng này sao?

Nguồn: Gia Cat Phuong

Canh cánh nỗi lo ở trọ cả đời tại đất thành phố với mức lương hai mươi triệu đồng - 1

Nhà hàng và Bar Sun Bavaria Bistro có gì mà khiến du khách đến Phú Quốc “say” mê?

“Đây là một trong những loại bia thủ công ngon nhất mà tôi từng uống”, một du khách quốc tế đã phải thốt lên khi trải nghiệm Sun Bavaria Bistro – nhà hàng bia thủ công đầu tiên tại Phú Quốc, nơi đang trở thành tâm điểm thưởng thức ẩm thực và giải trí mới tại Phú Quốc. Xem thêm
Nhà hàng và Bar Sun Bavaria Bistro có gì mà khiến du khách đến Phú Quốc “say” mê? - 1

Muôn kiểu chiêu trò nâng giá nhà: Tân trang lại nhà cũ, xuống cấp hét giá cao chót vót

Từ quê lên Hà Nội học tập rồi làm việc, sau khi tích cóp đủ tiền tôi cũng muốn mua nhà để sớm có chốn an cư. Tìm mua nhà khi thị trường đang nóng, tôi đã chứng kiến nhiều chiêu trò đẩy giá nhà vượt quá giá trị thật. Xem thêm
Muôn kiểu chiêu trò nâng giá nhà: Tân trang lại nhà cũ, xuống cấp hét giá cao chót vót - 1

Chuyên gia: Giá căn hộ Hà Nội cao ngất, vẫn chưa phải là đỉnh

Ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing nhận định: "Giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn, nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới". Xem thêm

Theo ông Trung, dự báo toàn bộ nguồn cung sơ cấp tại Hà Nội trong năm 2025 sẽ thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang, trong đó hạng sang chiếm 36%.

Theo vị chuyên gia, giá bất động sản chỉ có thể giảm khi nguồn cung dư thừa, nhu cầu tăng chậm làm ảnh hưởng tới thanh khoản thị trường, tác động đến giá bán hoặc là có biến động lớn về vĩ mô, thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế...

Vậy giá bây giờ chưa là đỉnh đâu các bác ạ! Người đến Hà Nội thì ngày một tăng, nhưng quỹ đất chỉ có thế!

Nguồn: VTC

-----------------

Thế bao giờ mới là đỉnh nhỉ?????

Chuyên gia: Giá căn hộ Hà Nội cao ngất, vẫn chưa phải là đỉnh - 1

GIÁ NHÀ TẠI VIỆT NAM CAO CẤP 22 LẦN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Theo thống kê từ một Công ty Chứng khoán, giá nhà ở Việt Nam đang ở mức khá đắt đỏ với tỉ lệ giá nhà trên thu nhập ở mức cao. Xem thêm

Sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2016–2017, do tình trạng đầu cơ bất động sản gia tăng, tỉ lệ này đã giảm xuống nhờ tăng trưởng GDP trong 5 năm tiếp theo, trước khi bắt đầu tăng dần trong hai năm qua nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập hộ gia đình.

“Do giá nhà vẫn cao so với thu nhập của hộ gia đình, nguồn cung trên thị trường sơ cấp có hình kim tự tháp ngược, với các sản phẩm nghiêng về phân khúc cao cấp và đất nền do hoạt động đầu cơ. Hiện Việt Nam đứng ở nhóm đầu bảng xếp hạng với tỉ lệ 22,6x, sau Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Chúng tôi khá lo ngại vì tỉ lệ này khó có thể giảm trong ngắn hạn, do đó việc sở hữu một căn nhà giá phải chăng đôi khi sẽ nằm ngoài tầm với của số đông người dân”, đơn vị này nhận định.

Cre: Nhịp cầu đầu tư

GIÁ NHÀ TẠI VIỆT NAM CAO CẤP 22 LẦN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH  - 1

Mua nhà tiền tỷ tại Hà Nội rồi đi ở trọ: Phương án cho mục tiêu tài chính

Nhiều người tiết kiệm tiền mua nhà ở Hà Nội rồi cho thuê lấy lãi, trong khi bản thân lại đi ở trọ. Xem thêm
Mua nhà tiền tỷ tại Hà Nội rồi đi ở trọ: Phương án cho mục tiêu tài chính - 1

25 tuổi tiết kiệm 1 tỷ đồng: Vay thêm mua nhà hay vẫn đi thuê?

Nhiều người đã quyết định vay thêm để sớm sở hữu nhà trong bối cảnh giá căn hộ chung cư liên tục tăng cao, ngược lại một số cũng lo sợ khoản nợ tài chính đè nặng. Tuy nhiên, quyết định vay hay không vay nên dựa trên sự tham vấn chuyên gia về tài chính cá nhân. Xem thêm
25 tuổi tiết kiệm 1 tỷ đồng: Vay thêm mua nhà hay vẫn đi thuê? - 1

Đất nền 3 huyện vùng ven Hà Nội bất ngờ tăng giá đột biến: Cơn sốt thật hay chỉ là hiệu ứng bong bóng?

Thị trường đất nền tại các huyện vùng ven Hà Nội như Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đang chứng kiến mức tăng giá đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau những con số hào nhoáng này, câu hỏi đặt ra: Đây là tín hiệu tích cực của thị trường hay chỉ là “cơn sốt ảo” được tạo ra bởi bàn tay môi giới và giới đầu cơ? Xem thêm
Đất nền 3 huyện vùng ven Hà Nội bất ngờ tăng giá đột biến: Cơn sốt thật hay chỉ là hiệu ứng bong bóng? - 1

Bất động sản, ai ai cũng... khóc

Lâu nay nhiều người cứ nghĩ làm bất động sản dễ ăn lắm, giá nhà đất cứ lên vù vù mới có chuyện "một người cười, chín người đau". Xem thêm
Bất động sản, ai ai cũng... khóc - 1

“Ôm” tiền tỷ về vùng ven mua đất nền xây nhà khi nhà nội đô tăng cao

Nhiều người dân chuyển hướng về vùng ven mua đất nền xây nhà khi các phân khúc bất động sản nội đô tăng cao. Xem thêm
“Ôm” tiền tỷ về vùng ven mua đất nền xây nhà khi nhà nội đô tăng cao - 1

Phía sau chuyện chung cư tầm giá 3 tỷ “biến mất” ở Hà Nội: Hàng trăm dự án nhà ở thương mại bị vướng mắc

Sau cơn sốt chung cư, giá căn hộ mới dưới 50 triệu đồng/m2 gần như vắng bóng tại Hà Nội. Điều này khiến việc mua chung cư mới, 2 phòng ngủ với giá 3 tỷ đồng tại thủ đô hiện nay cũng bất khả thi. Xem thêm
Phía sau chuyện chung cư tầm giá 3 tỷ “biến mất” ở Hà Nội: Hàng trăm dự án nhà ở thương mại bị vướng mắc - 1

Bán nhà giữa cơn sốt giá, 1 năm tăng 5 tỷ sau những lần sang tay chớp nhoáng

Ngôi nhà 48m2 của gia đình tôi nay trở thành món hàng đầu cơ, liên tục đội giá qua tay những nhà đầu tư. Từ mức giá 8,3 tỷ đồng, chỉ sau gần một năm, căn nhà bị đẩy lên 12 tỷ, tăng gần 5 tỷ đồng. Xem thêm
Bán nhà giữa cơn sốt giá, 1 năm tăng 5 tỷ sau những lần sang tay chớp nhoáng - 1

Chung cư bình dân đã “biến mất” khỏi thị trường, không còn khả năng xuất hiện trở lại?

Trong vài năm trở lại đây, phân khúc chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) đã biến mất khỏi thị trường, thậm chí theo Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS), loại hình này không còn khả năng xuất hiện trở lại Hà Nội và TP.HCM. Xem thêm
Chung cư bình dân đã “biến mất” khỏi thị trường, không còn khả năng xuất hiện trở lại?  - 1

- Góc trà đá - Lại chuyện đấu giá đất, các bác ơi!

Nông dân đang lo đấu giá đất đẩy giá lên cao, mà Bộ Tài nguyên Môi trường thì khẳng định đã có cách “chấn chỉnh” rồi. Nhất là ở các huyện ven Hà Nội như Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh… có nơi giá đấu lên tới 100 triệu/m². Nghe mà giật mình luôn! 😲 Xem thêm

Bác nào muốn tách sổ, mua đất làm nhà, chắc cũng đau đầu vì giá cao. Nhưng ông Cục trưởng Quy hoạch đất nói rõ: Người dân chưa có đất ở sẽ được giao đất chỉ định, không phải lo đấu giá. Quy định mới này trong Luật Đất đai 2024, mà chắc phải chờ thêm thời gian các địa phương triển khai.

Thêm nữa, Bộ cũng đang siết lại vụ “bơm giá”, yêu cầu công khai quy hoạch, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng giá, và đặc biệt là xử nghiêm mấy ông trúng giá cao rồi bỏ cọc để trục lợi.

Thế các bác nghĩ sao? Quy định mới này có giúp "hạ nhiệt" được đấu giá đất không, hay chỉ là nói cho vui?

©: VnExpress

- Góc trà đá - Lại chuyện đấu giá đất, các bác ơi! - 1

Không phải Hà Nội hay TP.HCM, đây mới là tỉnh có "làn sóng" tìm mua chung cư tăng mạnh nhất tới 516% khiến nhiều người ngỡ ngàng

Vào quý 3/2024, nhu cầu tìm kiếm chung cư Quảng Bình tăng mạnh nhất 516% so với quý 1/2024. Giá rao bán chung cư tại Quảng Bình ghi nhận mức tăng 41% vào quý 3/2024 so với quý 1/2022. Xem thêm
Không phải Hà Nội hay TP.HCM, đây mới là tỉnh có "làn sóng" tìm mua chung cư tăng mạnh nhất tới 516% khiến nhiều người ngỡ ngàng  - 1

4 dự án tại Đà Nẵng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà: Điều kiện nào để mua được?

Các cá nhân tổ chức người nước ngoài muốn sở hữu nhà đất Việt Nam có thể tham khảo 4 dự án dưới đây tại Đà Nẵng... Xem thêm
4 dự án tại Đà Nẵng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà: Điều kiện nào để mua được? - 1

Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Hệ thống giao thông của TPHCM nghiên cứu trên cơ sở quy hoạch TP là đô thị đa trung tâm với định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), từng bước giảm dần áp lực tại khu trung tâm, hướng đến hình thành và phát triển các khu đô thị “vệ tinh”, gắn với chức năng đô thị nổi trội trong tổng thể TPHCM và vùng đô thị: Xem thêm
Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060  - 1

Cập nhật nhanh giá đất mặt phố trung bình tại một số huyện vùng ven Hà Nội sau các đợt đấu giá

Thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội đang "dậy sóng" với loạt phiên đấu giá đất tại các huyện ven như Thanh Oai, Hoài Đức. Giá trúng cao ngất ngưởng, gấp nhiều lần giá khởi điểm, thậm chí vượt mốc 100 triệu đồng/m², đã khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Trước tình hình này, các địa phương đã tạm dừng tổ chức đấu giá để rà soát các điều kiện pháp lý theo chỉ đạo từ cơ quan có thẩm quyền. Xem thêm

Biggee cập nhật nhanh giá đất mặt phố trung bình tại một số huyện vùng ven. Thống kê sơ bộ cho thấy, các huyện giáp ranh với 12 quận trung tâm có mức giá trung bình trên 100 triệu đồng/m², trong khi các khu vực khác dao động từ 70-80 triệu đồng/m².

 

Hy vọng thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về giá đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Lưu ý, những số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ bạn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp!

---------------------

Nguồn: Biggee

Cập nhật nhanh giá đất mặt phố trung bình tại một số huyện vùng ven Hà Nội sau các đợt đấu giá  - 1

Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới

Với vị trí chiến lược tại trung tâm mới The Global City, Masteri Grand View đang là tâm điểm của thị trường bất động sản TPHCM, nơi giao thoa tiện ích và hạ tầng hiện đại, mang lại giá trị bền vững cho cư dân và nhà đầu tư. Xem thêm
Vị trí “vàng” của Masteri Grand View – Trung tâm mới, giá trị mới - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết