Chủ yếu tập trung giải quyết hàng tồn kho
Thay vì ồ ạt cho ra mắt những dự án mới, thị trường sẽ chủ yếu tiêu thụ những dự án CŨ đã được mở bán từ năm ngoái. Hầu hết những dự án này sẽ tập trung ở một số khu vực như: Đại Mỗ, Tây Mỗ, Hà Đông, Gia Lâm và một số ít ở Đông Anh. Trong khi đó, phía Tây Hà Nội - vẫn đang chứng tỏ là “mảnh đất hứa” của thị trường địa ốc, khi chiếm đến 50% nguồn cung.
Mới đây, theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) ước tính tồn kho bất động sản gần 202.000 tỷ đồng.
Thông tin trên tờ Người Đồng Hành hôm 10/6/2019, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đánh giá nhận định của Bộ Xây dựng có thể dẫn đến ngộ nhận là lượng hàng tồn kho bất động sản hiện nay còn rất ít, không đáng quan ngại, trong lúc tình hình thực tế còn rất lớn, cần đặc biệt quan tâm giải quyết, để đảm bảo thanh khoản và sự phát triển ổn định, lành mạnh của doanh nghiệp và thị trường.
HoREA tính toán cơ cấu hàng tồn kho gồm (1) sản phẩm trong quá trình phân phối, lưu thông; (2) doanh nghiệp chủ động tiến độ đưa hàng ra thị trường; (3) sản phẩm chưa tiêu thụ được. Ảnh minh họa
Hiệp hội nhận thấy, điều đáng quan tâm là hàng tồn kho đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, vì có liên quan đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng.
Do đó, Hiệp hội đề nghị các doanh nghiệp cần quan tâm xử lý hàng tồn kho đi đôi với xử lý các khoản nợ xấu. Trong đó, doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản phẩm, chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường nhà có giá vừa túi tiền; tính toán giảm giá bán, thậm chí chấp nhận cả giải pháp bán lỗ để cắt lỗ để sớm xử lý hàng tồn kho.
Trong năm nay, nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc trung cấp vẫn dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên thanh khoản thị trường ở phân khúc căn hộ sẽ duy trì ở mức ổn định chứ không bùng nổ mạnh mẽ so với năm ngoái. Mặt khác, những khu đất “vàng” ở Thủ Đô sẽ có sự trở lại của phân khúc hạng sang.
Ngoài sự hiện diện của 2 đại đô thị ở 2 đầu phía Đông và Tây của Thành phố được cho có tác động rất lớn về nguồn cung là Vinhomes Ocean Park (420 ha) và Vinhomes Smart City (280 ha), hai đại đô thị của Vinhomes chắc hẳn sẽ cần một thời gian nhiều năm thị trường mới có thể hấp thụ hết. Trong quý 2 cũng ghi nhận sự xuất hiện bổ sung về nguồn cung mới từ các dự án trung và cao cấp như: The Zei Mỹ Đình (hơn 800 căn); The Terra An Hưng (1328 căn); AnLand Nam Cường (575 căn), Roman Plaza (804 căn)...là cơ hội thuận lợi cho người mua nhà lựa chọn.....
Mặc dù nhu cầu nhà ở giá rẻ trong năm 2019 được dự báo sẽ tăng cao nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn chưa thể đáp ứng. Hiện nay, do quỹ đất sạch ở trung tâm đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, nên hầu hết các dự án giá rẻ đều xây dựng ở những khu vực xa trung tâm. Tình trạng này đã dẫn đến một nghịch lý, mặc dù nhu cầu nhà ở giá rẻ vẫn tăng cao nhưng nhiều dự án thuộc phân khúc này vẫn ế ẩm khi chào bán.
Giá biến động xu hướng giảm
Nguồn cung từ tồn kho dồi dào, sự cạnh tranh lớn từ các chủ đầu tư khiến nhiều dự án điều chỉnh giá chào bán các dự án có xu hướng giảm đáng kể. Việc giảm giá được ẩn trong các hình thức như tri ân, khuyến mãi, chiết khấu, quà tặng..v.v.bao gồm cả dự án mới và dự án cũ
Đơn cử liệt kê một loạt dự án như The Zei Mỹ Đình- một dự án cao cấp của HDmon, sau hơn 30 ngày mở bán, đã tung ra chương trình chiết khấu khủng 7% cho người mua nhà; The Sun Mễ Trì đã công bố mức chiết khấu lên đến 8,5% ; CĐT Hải Phát Thủ Đô có mức giảm còn mạnh hơn dành cho dự án căn hộ HPC Landmark 105 Hà Đông tới tận 10%. Thông tin Hải Phát Thủ Đô “đại hạ giá” bán căn hộ HPC Landmark 105 đã khiến giới địa ốc xôn xao vì đây được cho là mức giảm giá “sốc”, hiếm thấy từ trước đến nay.
Điều này đã dấy lên nhiều băn khoăn trong giới đầu tư, nhiều người đặt câu hỏi, vì sao giá bán căn hộ tại dự án này lại giảm “sâu” đến vậy?