Bài toán khởi nghiệp của công ty bất động sản (gọi tắt là công ty A) sẽ như sau:
Giả dụ A có 100 tỷ, A dựng lên dự án 300 tỷ rồi vay Ngân hàng 200 tỷ để xây dựng, hoàn thiện.
Thay vì làm đàng hoàng để bán 400 tỷ, vừa trả được nợ Ngân hàng 200 tỷ + lãi và dư ra gọi là lời nhưng KHÔNG…
A cầm 200 tỷ vay được và bỏ 100 tỷ xây dựng dự án còn 100 tỷ kia A đi mua đất tiếp.
Miếng đất 100 tỷ đó A lại làm y như phần 1 là lại vay tiếp 200 tỷ…
Khi A xoay vậy vài ba vòng là tự nhiên có 3-5 dự án nổi đình nổi đám nhưng thực tế bên trong vốn tự có của A chỉ có 100 tỷ và đang nợ 600-1000tỷ
Lúc này, khoản tiền 100 tỷ bơm vào dự án để xây dựng cũng tạo ra 3-5 khối bê tông cao tầng.
Sau 3 năm bắt đầu đến lúc phải xử lý 5 khoản vay kia nếu không muốn chuyển nhóm nợ xấu và cách xử lý rất đơn giản :
A tiếp tục mua 1 miếng đất to hơn, vẽ ra 1 dự án to hơn. Lúc này A đang nợ 1000 tỷ + lãi Ngân hàng 3 năm, như vậy dự án mới phải ít nhất 2500-3000 tỷ
Để làm gì? Câu trả lời là để A vay tiếp 1500-2000 tỷ vì luật Ngân hàng cho vay cỡ 60% tài sản thế chấp
Rút 2000 tỷ ra thì A đã có thể trả 5 món nợ 200 tỷ ban đầu + lãi, còn phần dôi dư ra mấy trăm tỷ thì lại ném vào xây dựng đại dự án mới…
Đại khái bức tranh là như vậy. Tới lúc này thì có một số phương án xảy ra:
1) Các dự án ban đầu được bơm 100 tỷ vào làm hòm hòm nhưng gặp may bán được nhà thì thu tiền khách hàng ( vốn 20 - 30% ban đầu mà người mua nhà đóng vào) để thi công tiếp và dựa vào nguồn thu của khách hàng để thi công. Nếu thị trường tăng trưởng thì đôi khi bán hết va thu về đầy đủ thì dự án đó coi như có lời và thành công => đóng sổ clear nợ.
2) Nếu 100 tỷ bỏ vô mà mãi không bán được thì cứ treo đó chờ, cho nên mới có từ “Dự án treo” vì nó nằm hoài không xong. Nếu may mắn sau 3-5 năm thị trường khởi sắc thì vẫn thu tiền khách hàng để xây cho xong. Hoặc lúc đó A thành con nợ nghìn tỷ rồi thì A bơm vài trăm cho các dự án này xây cho xong cũng không sao nhưng thường mấy dự án này khi kết sổ sẽ lỗ nặng
Quay lại công ty mẹ mà giờ đây đang nợ 3000 tỷ kia. Lúc này, không có phép màu nào cứu được nó ngoài việc phải tiếp tục tiến lên…
Thế là dưới những cái tên mỹ miều như “Bussiness Development” hay “Project Porfolio” hay “Merger & Accquisition”…. mục đích chính vẫn là kiếm đất mới, dự án mới, thu gom, mua cổ phiếu những công ty có đất, có dự án…
Để trả cho 3000 tỷ sắp hết hạn kia thì A cần vay ít nhất 6000 tỷ bao gồm 3500 tỷ trả vốn + lãi và 2500 tỷ để đi thu mua đất tiếp….
Họ xoay như vậy cho đến khi công ty siêu to và bắt đầu chuẩn bị công cuộc IPO nhằm đưa công ty lên sàn chứng khoán
Lưu ý là kế hoạch này đã được lập ngay ngày 1 cho nên tất cả các dự án đều nằm dưới 1 công ty con, dự án nào xui quá (ví dụ như bị thưa kiện hay bị tai nạn lao động v.v..) mà không cứu vãn được thì họ cắt bỏ cái đuôi đó, còn những cái tốt thì giữ lại.
Đến lúc lên sàn thì các công ty con ngoan sẽ về hợp nhất cùng với công ty mẹ. Nếu công ty mẹ lên sàn thành công thì từ 1 công ty định giá 10.000 tỷ sẽ được thị trường đẩy giá trị x5 x10.
Vì vậy các tập đoàn bất động sản phải liên tục phình to không ngừng: Dự án sau lớn hơn dụ án trước : Khoản nợ sau to hơn gấp nhiều lần khoản nợ trước: Giống như xây mô hình kim tự tháp tài chính: phải liên tục mở rộng khi nào không mở rộng được nữa thì sẽ bị khủng hoảng và đổ vỡ.
Tuy nhiên khi đổ vỡ thì ngân hàng sẽ thiệt (chứ gia đình các đại gia bất động sản đã ôm tiền chuyển sang nước ngoài từ lâu rồi nhé). Nếu ngân hàng thiệt hại nặng đến nguy cơ bị vỡ nợ thì nhà nước sẽ không để ngân hàng phá sản mà sẽ mua lại giá 0 đồng để tránh đổ vỡ dây chuyền: Và sẽ bơm tiền kích thích kinh tế để bất động sản tăng thêm 1 nhịp mới: Như vậy dân đen đầu tư bất động sản như mình sẽ được hưởng lợi.
Bởi vì đặc thù ở Việt nam thì bất động sản chính là trụ cột của nền kinh tế: Tốc độ tăng giá của bất động sản sẽ tương đương với tốc độ in tiền. Và ở Việt Nam tốc độ in thêm tiền tăng nhanh gấp 3-4 lần tăng GDP.
Tốc độ tăng lương, tốc độ tăng lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp, tốc độ tăng VN Index: Chỉ ngang với tốc độ Tăng GDP của cả nước.
Vậy nên tốc độ tăng giá bất động sản sẽ gấp mấy lần tốc độ tăng lương.
* Bài viết dựa trên quan điểm của cá nhân
Nguồn: Tô Đức Quỳnh – Cộng đồng dừng mua nhà ngáo giá Hà Nội