Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Binh pháp “Dĩ Dật Đãi Lao” vào đầu tư BĐS trong giai đoạn hiện nay - Bám sát diễn biến thị trường và doanh nghiệp ( Bài 3)

Bước 2 của Binh pháp Dĩ Dật Đãi Lao là theo dõi địch, sát sao quân địch, lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn, dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức, lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt ….địch tấn công lúc đang hăng thì sẽ để thành không, nhà trống, lui binh kéo dài thời gian địch sẽ giảm nhuệ khí và cạn dần lương thảo, càng chờ lâu càng mệt mỏi ….

Binh pháp “Dĩ Dật Đãi Lao” vào đầu tư BĐS trong giai đoạn hiện nay - Bám sát diễn biến thị trường và doanh nghiệp ( Bài 3) - 1

          Vận dụng bước 2 của Binh pháp Dĩ Dật Đãi Lao, ta cần theo dõi sát sao: Diễn biến của thị trường" mà diễn biến của thị trường phụ thuộc vào diễn biến các nguyên nhân tạo nên tình trạng thị trường qua đó xác định được xu thế thị trường và theo dõi thực trạng sức khỏe của doanh nghiệp, đo lường sự tác động của những yếu tố thị trường chung tới doanh nghiệp này ra sao…

          Thứ nhất: diễn biến của đại dịch Covid và hậu quả của nó. Cho tới nay, dù đã có vắc-xin, tuy nhiên cả WHO (Tổ chức y tế Thế giới) và Bộ Y tế đều khẳng định dịch bệnh không thể chấm dứt trong năm 2021; hậu quả của nó là vô cùng nặng nề và lâu dài. Mặc dù, chính phủ đã và đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch, nhưng Covid vẫn còn, đặc biệt ở những nước, khu vực vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và ASEAN thì sự tác động của dịch tới nền kinh tế có độ mở tới 200% cơ bản là còn rất nặng nề. 

Binh pháp “Dĩ Dật Đãi Lao” vào đầu tư BĐS trong giai đoạn hiện nay - Bám sát diễn biến thị trường và doanh nghiệp ( Bài 3) - Ảnh 1

          Thứ hai, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Theo đó, vốn tín dụng vào nền kinh tế dược điều tiết một cách linh hoạt, phù hợp với sức hấp thụ và theo hướng giảm dần đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tỷ lệ tăng trường tín dụng toàn nền kinh tế giảm dần từ mức trung bình 17,91% của 3 năm 2015-2017 xuống còn 13,02% của 3 năm vừa qua 2018-2020, dự kiến năm 2021 khoảng 12-14%. Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở GDP trung bình 3 năm 2015-2017 đạt 6,56 % trong khi năm 2018 và 2019 GDP lần lượt đạt 7,08% và 7,02%, năm 2020 nếu không có dịch bệnh chắc chắn GDP vẫn theo Trend tăng trưởng ổn định này, mục tiêu năm 2021 là 6,5%.

          Thứ ba, thị trường BĐS được điều tiết theo hướng thắt chặt dần và đưa thị trường BĐS vào nề nếp: “chủ động kiểm soát, điều tiết và định hướng sự phát triển ổn định của thị trường BĐS, khắc phục tình trạng thị trường ngầm, phát triển tự phát và đầu cơ BĐS”- Trích Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 và định hướng thị trường BĐS của Bộ Xây dựng. Các bộ ngành:Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thuế…, Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước, chính quyền các địa phương….đều đã, đang và sẽ tiếp tục ra quân thực hiện chủ trương chung rà soát, thắt chặt BĐS của Chính phủ bằng các hoạt động cụ thể: Chấm dứt hình thức Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); thanh tra, rà soát tính pháp lý các các dự án BĐS và dự án đối ứng; qui định các điều kiện dự án đủ điều kiện mởi bán; hay chỉ được chuyển giao cho chủ đầu tư khác sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính…vv.

           Thứ tư, dòng tiền vào thị trường BĐS giảm dần, cụ thể (1) NHNN điều tiết tín dụng vào BĐS theo hướng thắt chặt dần (1) vốn tín dụng vào BĐS  năm 2018 là 26,76%; năm 2019 là 21,53% và giảm mạnh năm 2020 chỉ còn 9,97% thấp hơp nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 12,13%. Ngân hàng nhà nước đánh giá kết quả này là hiệu quả tổng hợp của việc áp dụng nhiều biện pháp: Quy định tỷ lệ tối đa sử dụng vốn huy động ngăn hạn cho vay dài hạn đang từ 60% từ 1/2/2015 (Thông tư 36/2014) tới 1/1/2018 còn 45% (Thông tư  16/2017), sau đó tiếp tục giảm còn 40% kể từ 1/1/2019 và tỷ lệ này tiếp tục giảm dần còn 30% kể từ 1/10/2023 theo qui định tại Thông tư 22/2019; không hạ thấp điều kiện tín dụng; yêu cầu các TCTD phải kiểm soát chặt trẽ mức độ tập trung tín dụng vào BĐS; không cấp tín dụng cho hoạt động đầu cư hoặc triển khai các dự án tiềm ẩn rủi ro cao…vv xu hướng này vẫn đang tiếp tục trong năm 2021.

          (2) Nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng bị thắt chặt dần. Giai đoạn 2018-2020 TPDN được coi là cứu cánh, là cửa sinh cho nhiều dự án, doanh nghiệp. Giá trị vốn huy động từ TPDN năm 2018 chiếm 9,01% GDP, 2019 tăng lên 11,26% và thực sự bùng phát vào năm 2020 chiếm tới 15,1% GDP. Năm 2020 NHNN cảnh báo tới 3 lần, và trong vòng 4 tháng Chính phủ liên tiếp ra 2 Nghị định 81/2020 đã thu hẹp cửa phát hành TPDN hiệu lực từ 1/9/20 và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP hiệu lực ngày 1/1/21 đóng sập cửa huy động vốn vô tội vạ để trả nợ đậy hoặc đáo hạn các khoản nợ đến kỳ trả nợ.

          (3) Kiều hối và chủ trương cho người nước ngoài được mua BĐS tại Việt Nam đã từng là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên những cơn sóng lớn của thị trường BĐS. Nhưng hơn một năm nay và thể thể sẽ còn một vài năm tiếp theo nguồn tiền này sẽ rất hạn chế do Covid làm cho cuộc sống của Việt kiều khó khăn,  kiều hối từ nguồn xuất khẩu lao động cũng suy giảm đáng kể do lao động phải về nước…

          (4) Nguồn tiền có tính chất trọng yếu thổi phồng quả bóng BĐS là nguồn tiền đầu cơ. Theo giới chuyên môn đánh giá dân đầu tư, đầu cơ chuyên nghiệp hiện tại vẫn đang đứng ngoài thị trường, quan sát và chờ cơ hội. Việc hạn chế tín dụng vào BĐS ( tỷ lệ an toàn vốn cho vay BĐS lên tới 150%- gấp 3 so với các khoản vay thông thường) và việc giá nhà đất còn đang neo cao… là các yếu tố giữ dòng tiền đầu cơ, đầu tư đứng ngoài thị trường.

          Thứ năm, sức khỏe tài chính các nhiều doanh nghiệp BĐS khó khăn. Sau một năm ngủ đông hoặc cầm cự doanh nghiệp địa ốc nào còn sống đều sức cùng, lực kiệt do bị ảnh hưởng từ sự trầm lắng kéo dài của thị trường từ năm 2019, sang năm 2020 cộng thêm cú đấm bồi Covid. Năm 2020, tiền dự trữ đã hết, thanh khoản giảm mạnh, hàng tồn kho chất đống, chi phí tài chính cho dự án tăng theo thời gian .... càng làm cho sức khoẻ nhiều doanh nghiệp quyệt quệ.

          Dồn tiền đầu tư vào cao ốc văn phòng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng resort, trung tâm thương mại….là chiến lược đầu tư quen thuộc của hầu hết các chủ đầu tư BĐS trên thế giới và tại Việt Nam. Covid đã tàn phá ngành du lịch kéo theo khách sạn nhà hàng, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, bất động sản du lịch… đã bẻ gẫy kế hoạch kinh doanh của nhiều công ty, tập đoàn. Những công ty, tập đoàn đã gặt hái thành công từ những dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng như FLC, CEO, Novanland ….trong giai đoạn 2017-2018 say với chiến thắng quyết định “đại nhảy vọt” khi đầu tư lớn, mạnh tay vay mua nhiều dự án BĐS du lịch dàn trải khắp nơi…sẽ lao đao trong năm 2021-2022

          Việc tạm hoãn, dãn nợ, khoanh nợ hay không nâng hạng nợ xấu... theo tinh thần của Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã hết thời hạn và Thông tư đang được xem xét sửa đổi. Người đầu tư cần bám sát sự thay đổi của thông tin quan trọng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của doanh nghiệp BĐS; năm 2021 ngân hàng không được phép hạ chuẩn cho vay và NHNN liệt các dự án lớn thuộc các lĩnh vực BĐS du lịch, BĐS cao cấp được NHNN liệt vào diện BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ đạo các NHTM hạn chế cho vay các dự án loại này.      

Thị trường đã xuất hiện nhiều nhân tố mới tác động tích cực nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng, bài tiếp theo xin được chia sẻ tới bạn đọc quan tâm

4

Bình luận

Chưa đầy "3 tuổi", Công ty Khương Nguyễn muốn làm dự án gần 1.000 tỷ tại Quảng Bình

Công ty CP Khương Nguyễn là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ làm Dự án Khu đô thị phía Tây đường Phan Huy Chú 998 tỷ đồng tại Quảng Bình. Đáng chú ý, tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này vẫn chưa đầy "3 tuổi". Xem thêm
Chưa đầy "3 tuổi", Công ty Khương Nguyễn muốn làm dự án gần 1.000 tỷ tại Quảng Bình - 1

Ấn tượng với nhà mái ngói giữa đồng quê xanh mát

Ngôi nhà được nhận xét là một thiết kế thể hiện sự hòa quyện hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và thiên nhiên. Xem thêm
Ấn tượng với nhà mái ngói giữa đồng quê xanh mát - 1
Ấn tượng với nhà mái ngói giữa đồng quê xanh mát - 2

Căn hộ quận Tân Phú (TP.HCM) và một vài thông tin chi tiết

Nhắc về Tân Phú, chẳng ai mà không biết AEON Mall, nói AEON Mall giúp nhiều người biết tới Tân Phú cũng chẳng sai. Mật độ căn hộ ở quận này cũng tương đối dày, đặc biệt là có những khu đô thị lớn, điển hình như Celadon City. Sẵn đây cùng mình điểm qua một chút về các dự án căn hộ tại quận Tân Phú này nhé! Xem thêm
Căn hộ quận Tân Phú (TP.HCM) và một vài thông tin chi tiết - 1

Lưu ý khi “bỏ tiền” mua chung cư

Theo các chuyên gia, năm 2024 vẫn là giai đoạn vừa giằng co vừa thăm dò quan sát tình hình (cả thị trường bất động sản và những dấu hiệu chuyển biến của nền kinh tế). Với chung cư, nếu không đáp ứng tốt “nhu cầu sử dụng cuối” thì vẫn chưa có nhiều thanh khoản. Xem thêm
Lưu ý khi “bỏ tiền” mua chung cư - 1

CHIÊU BÀI BƠM THỔI ĐẾN MÙA LẠI LÊN!

Gần đây đất nền tại một số khu vực ở huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thường Tín... (Hà Nội) được môi giới quảng cáo giá liên tục tăng cao. Lý do là người có nhu cầu cũng như các nhà đầu tư không thể tìm mua được các căn hộ chung cư có mức giá phù hợp nên chuyển sang mua đất nền. Xem thêm
CHIÊU BÀI BƠM THỔI ĐẾN MÙA LẠI LÊN! - 1

Các bác nhiều kinh nghiệm cho mình hỏi:

Mình dự định mua 1 căn nhà,các năm trước(2020-2023) đều tính là đường tuyến 2, đóng thuế đất 12,000/m2, Xem thêm

Năm nay 2024, lại tính là đường tuyến 3,đóng thuế đất 9,000/m2.

Hỏi bác đi thu tiền thì chỉ nói là thu theo chỉ đạo của phường,và cũng không trình ra được bảng giá đất có đóng dấu đỏ của chi cục thuế.

Vậy căn nhà trên liệu có dính vào dự án, thay đổi quy hoạch hay chỉnh trang đô thị không ạh?

Cám ơn admin đã duyệt bài!

"Giá nhà tăng cao là do khái niệm nhà ở Việt Nam không chỉ để ở, mà còn là tài sản tích lũy để lại cho con cháu, mua để chờ tăng giá"

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Tọa đàm triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học: "Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam". Xem thêm
"Giá nhà tăng cao là do khái niệm nhà ở Việt Nam không chỉ để ở, mà còn là tài sản tích lũy để lại cho con cháu, mua để chờ tăng giá" - 1

Kita Invest có khoản nợ gần 14 nghìn tỷ, "ẩn số" liên quan đến Sacombank?

CTCP Kita Invest có khoản nợ trái phiếu khá lớn, trong khi đó những liên quan đến ngân hàng Sacombank vẫn là ẩn số khi nhiều tài sản đang được thanh lý. Xem thêm
Kita Invest có khoản nợ gần 14 nghìn tỷ, "ẩn số" liên quan đến Sacombank? - 1

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn – “Viên kim cương” bất động sản thương cảng

Nổi bật giữa trung tâm thương cảng Vân Đồn, dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc đầy kiêu hãnh bên bờ vịnh Bái Tử Long. Dự án thừa hưởng mọi yếu tố thiên thời, địa lợi để trở thành điểm nhấn biểu tượng của thành phố mới Vân Đồn trong tương lai, là “viên kim cương” vô giá của bất động sản thương cảng Vân Đồn trên hành trình tìm lại lại ánh hào quang rực rỡ năm xưa. Xem thêm
Crystal Holidays Harbour Vân Đồn – “Viên kim cương” bất động sản thương cảng - 1

'Chân lạnh toát' khi chung cư cũ ngừng sốt

Giá chung cư cũ liên tục tăng nóng dù thị trường lạnh ngắt, nhưng nhiều người vẫn bất chấp sự vô lý, bất thường đó, mua vào rồi sụt hố. Xem thêm
'Chân lạnh toát' khi chung cư cũ ngừng sốt - 1

Thanh Hóa: “Bom tấn” đầu tư The Pathway chính thức được kích hoạt

Ngày 18/5, sự kiện giới thiệu dự án The Pathway thuộc đại đô thị Sun Grand Boulevard, thành phố Sầm Sơn với chủ đề “Huyết mạch phồn hoa” đã diễn ra trong không khí tưng bừng, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư đến từ xứ Thanh và các tỉnh miền Bắc. Xem thêm
Thanh Hóa: “Bom tấn” đầu tư The Pathway chính thức được kích hoạt - 1

Giới startup và cộng đồng quốc tế thấy cơ hội thành công ở Vinhomes Grand Park

Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) sở hữu vị trí đắc địa siêu kết nối, cùng với hơn 60.000 cư dân hiện hữu, đang là tâm điểm của du khách đến... Xem thêm
Giới startup và cộng đồng quốc tế thấy cơ hội thành công ở Vinhomes Grand Park - 1

DIFF và loạt show diễn của các nghệ sĩ huyền thoại thế giới khiến du lịch Đà Nẵng “nóng” lên từng ngày

DIFF cùng loạt lễ hội và show diễn đẳng cấp quốc tế diễn ra khắp mọi ngõ ngách của thành phố được cho là điều làm nên sức nóng của Đà Nẵng hè này. Đó cũng là lý do hãng hàng không Vietnam Airlines chọn thành phố sông Hàn để tăng cường 2.000 chuyến bay đêm Xem thêm
DIFF và loạt show diễn của các nghệ sĩ huyền thoại thế giới khiến du lịch Đà Nẵng “nóng” lên từng ngày - 1

Sắp có 2 thay đổi lớn về sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Sổ đỏ cách gọi thông thường dựa theo màu sắc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người dân hay dùng. Tại Luật Đất đai 2024 đã có nhiều sự thay đổi lớn, trong đó có những quy định liên quan đến sổ đỏ. Xem thêm
Sắp có 2 thay đổi lớn về sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024 - 1

Hà Nội thiếu hàng chục ngàn căn hộ, người dân “đỏ mắt” chờ dự án mới ra mắt

Theo các chuyên gia, từ nay đến 2025, Hà Nội dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 50.000 căn hộ, đây là lý do khiến các dự án chung cư mới trở nên sốt xình xịch ngay khi có thông tin ra mắt. Xem thêm
Hà Nội thiếu hàng chục ngàn căn hộ, người dân “đỏ mắt” chờ dự án mới ra mắt - 1

10 câu “thần chú” khi đi săn bất động sản: Muốn mua chuẩn cứ áp dụng

Trong bối cảnh rất nhiều nguồn hàng được bán ra, người mua, nhất là những người mới tham gia thị trường bất động sản rất dễ “mắc bẫy”. Lưu những chi tiết nhỏ trong việc tìm mua bất động sản là không “thừa”. Xem thêm
10 câu “thần chú” khi đi săn bất động sản: Muốn mua chuẩn cứ áp dụng - 1

Giá chung cư Hà Nội thiết lập giá mới sau ‘sốt nóng’

Sau cơn sốt chung cư với lượng giao dịch, mua bán và giá tăng đột biến, đến nay bất chấp lượng tìm mua giảm nhưng giá chung cư vẫn “neo” cao. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội thiết lập giá mới sau ‘sốt nóng’ - 1

Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế

Mỗi ngày, hàng chục người xếp hàng từ 2h trước văn phòng chủ đầu tư để nộp hồ sơ để mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn. Sau đó, họ lại tiếp tục xếp hàng từ 4h sáng để bốc thăm với tỷ lệ 1 chọi 9. Trong khi đó, Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long mở bán lần thứ 26 vẫn ế. Xem thêm
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế - 1

Vì đâu doanh thu và lợi nhuận quý 1 của Khang Điền giảm?

CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) báo cáo về doanh thu thuần chỉ thu về 334 tỷ trong quý đầu năm 2024, kết quả này đã giảm 21,5% so với cùng kỳ. Xem thêm
Vì đâu doanh thu và lợi nhuận quý 1 của Khang Điền giảm? - 1

Nhà Đầu Tư "Mắc Cạn" Vì Lướt Sóng Chung Cư Hà Nội

Đà tăng giá liên tiếp của chung cư trong 3 năm gần đây và đặc biệt các bước nhảy mạnh về giá thời điểm sau Tết Nguyên đán đã hình thành làn sóng lướt sóng chung cư. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn với các căn hộ. Xem thêm
Nhà Đầu Tư "Mắc Cạn" Vì Lướt Sóng Chung Cư Hà Nội - 1

Nhiều người tìm mua nhà trong ngõ Hà Nội tầm giá 3 tỉ đồng

Nhiều căn nhà trong ngõ có diện tích khoảng 30m2 tại TP Hà Nội gần đây đang được chủ nhà rao bán 3 tỉ đồng/căn trên các diễn đàn, mạng xã hội. Xem thêm
Nhiều người tìm mua nhà trong ngõ Hà Nội tầm giá 3 tỉ đồng - 1

Hơn nửa giới trẻ 22-29 tuổi tự tin có thể mua được nhà

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đến 60% người trẻ trong độ tuổi từ 22 đến 29 lại cảm thấy tự tin mua được nhà? Chắc hẳn đây là một câu chuyện khiến nhiều người tò mò. Hãy cùng khám phá bí mật đằng sau sự tự tin này và tìm hiểu xem liệu bạn có thể làm được điều tương tự hay không! Xem thêm
Hơn nửa giới trẻ 22-29 tuổi tự tin có thể mua được nhà - 1

"Ôm" khoản nợ gấp 27,54 lần vốn chủ sở hữu, chủ KĐT Trung Minh (Hòa Bình) tiếp tục huy động 900 tỷ đồng trái phiếu

Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Trung Minh ở mức 156,8 tỷ đồng, trong khi đó nợ phải trả lên tới gần 4.320 tỷ đồng. Xem thêm
"Ôm" khoản nợ gấp 27,54 lần vốn chủ sở hữu, chủ KĐT Trung Minh (Hòa Bình) tiếp tục huy động 900 tỷ đồng trái phiếu - 1

Điểm mặt 10 chung cư có tốc độ tăng giá mạnh nhất hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM

Giá rao bán chung cư Hà Nội tăng mạnh thời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa bằng TP.HCM khi có dự án rao bán tăng giá tới 46% so với hồi đầu năm nay. Xem thêm
Điểm mặt 10 chung cư có tốc độ tăng giá mạnh nhất hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM - 1

Quần thể BĐS đẳng cấp nhất ven sông Hàn Sun Symphony Residence chính thức lộ diện

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như “nốt SOL” trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng). Xem thêm
Quần thể BĐS đẳng cấp nhất ven sông Hàn Sun Symphony Residence chính thức lộ diện - 1

Vịnh Hạ Long và Sa Pa lọt Top 5 điểm đến hàng đầu thế giới của TripAdvisor

Mới đây, TripAdvisor vừa công bố những địa điểm du lịch thịnh hành nhất thế giới, trong đó Vịnh Hạ Long và Sa Pa là hai cái tên của Việt Nam nằm trong Top 5 danh giá. Xem thêm
Vịnh Hạ Long và Sa Pa lọt Top 5 điểm đến hàng đầu thế giới của TripAdvisor - 1

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Được đánh giá là dự án được mong đợi nhất tại TP. Móng Cái, Vinhomes Golden Avenue mang tới cho cư dân tại đây những trải nghiệm lần đầu tiên với một đại đô thị all-in-one thịnh vượng, hội tụ những giá trị sống vượt trội cùng tiềm năng tăng giá không giới hạn. Xem thêm
Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái - 1

TỔNG HỢP 15 ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẤT ĐAI 2024

Luật Đất đai số 31/2024/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó, Luật Đất đai 2024 có gì mới? Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật Đất đai 2024. Xem thêm
TỔNG HỢP 15 ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẤT ĐAI 2024  - 1

𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝟔𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐚𝐲 𝐦𝐮𝐚 𝐜𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̣̂ 𝐯𝐮̀𝐧𝐠 𝐯𝐞𝐧?

Theo tôi, nếu tìm được căn hộ mới, gói vay lãi suất thấp và thu nhập ổn định, việc vay vốn mua nhà là một lựa chọn phù hợp. Xem thêm
𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝟔𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐚𝐲 𝐦𝐮𝐚 𝐜𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̣̂ 𝐯𝐮̀𝐧𝐠 𝐯𝐞𝐧?  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết