Người mua nhà

Người mua nhà

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản?

Mới đây, ngân hàng nhà nước lấy ý kiến sửa đổi dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN, quy định các khoản vay mua nhà đất, căn nhà từ 3 tỉ đồng trở lên sẽ áp dụng hệ số rủi ro lên tới 150% (siết tín dụng vay mua nhà trên 3 tỷ đồng).

Thông tin này đã ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, BĐS. Sau là những ghi nhận quan điểm của các chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh câu chuyện đang khá “nóng” trên thị trường BĐS hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: “Trước mắt doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhưng lâu dài sẽ tốt”

Tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế đều không được dự báo chính xác thời điểm nhưng có chung một điểm là đến một lúc nào đó nó chắc chắn sẽ xảy ra và đều bắt đầu từ khủng hoảng tài chính.

Muốn biết thị trường BĐS phát triển lành mạnh hay rủi ro phải nhìn vào tài chính BĐS. Khi những tác động tiêu cực đến thị trường BĐS dẫn đến vỡ bong bóng dấu hiệu đầu tiên là sẽ xuất hiện tại những nơi có dòng tiền đang đổ vào mạnh nhất. Do đó, khủng hoảng BĐS gắn liền với khủng hoảng tài chính.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 1

Không nên vội vàng kết luận việc thắt chặt tín dụng vào BĐS sẽ tác động tiêu cực đến thị trường. Đây là cái nhìn chưa đúng khi chính sách tiền tệ có thể đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh hơn. Nếu không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến vỡ bong bóng, lúc đó toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng có thể tác động tạm thời đến các doanh nghiệp BĐS nhưng về lâu dài sẽ làm ổn định và lành mạnh hóa thị trường.

Hiện nay về phía ngân hàng đang cố gắng kết hợp các biện pháp tín dụng để phù hợp với thị trường BĐS, giúp thị trường phát triển và hạn chế rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land: “Không phải là giải pháp tốt vì chưa căn cứ trên câu chuyện cung - cầu của thị trường”

Tôi thấy việc siết tín dụng vào BĐS 3 tỉ đồng trở lên là chưa ổn và không phải là giải pháp tốt ở giai đoạn hiện nay.

Lý do, năm 2018 thị trường BĐS phát triển tương đối đồng đều giữa các phân khúc, không có sự lệch pha đáng báo động giữa 3 phân khúc là trung cấp, cao cấp hay hạng sang. Trong đó, phân khúc cao cấp và hạng sang chiếm tỉ lệ trên dưới 30% nguồn cung thị trường, các phân khúc khác cũng xấp xỉ như vậy.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 2

Trong khi đó, nhu cầu của thị trường vẫn khá ổn định. Sự phát triển của phân khúc cao cấp hay hạng sang còn phụ thuộc vào yếu tố vị trí dự án, nhu cầu thực của khách hàng. Nghĩa là mỗi phân khúc có nhu cầu khách hàng khác nhau, cho nên nếu tách biệt siết tín dụng ở một phân khúc giá như vậy thì sẽ “duy ý chí” và can thiệp quá sâu vào cung - cầu của thị trường, không phù hợp với quy luật thị trường.

BĐS là lĩnh vực kéo tất cả các ngành nghề khác đi theo. Do đó, một quyết định đưa ra sẽ có ảnh hưởng dây chuyền chứ không riêng gì lĩnh vực BĐS. Cho nên, tôi nghĩ nên cân nhắc thật kỹ câu chuyện siết tín dụng cho phân khúc BĐS 3 tỉ trở lên. Một quyết định cần phải thận trọng và có tầm nhìn dài hạn đến thị trường và dựa trên câu chuyện cung - cầu của thị trường BĐS.

Hiện tại cung - cầu của thị trường BĐS vẫn ở ngưỡng ổn định nên tốt nhất để cho thực tế thị trường quyết định thay vì vội vàng đưa ra chính sách có thể gây tác dụng ngược lại. Ở giai đoạn này, đây chưa phải là một giải pháp tốt.

Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Ngân hàng không nên siết quá chặt hay hạn chế tín dụng”

Nếu thị trường BĐS phát triển thì ngân hàng cũng được hưởng lợi rất lớn. Bởi vậy ngân hàng không nên siết quá chặt hay hạn chế tín dụng vào BĐS.

Hiện nay các chính sách giảm tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn quy định giảm từ 60% xuống 40%, giãn ra trong 2 năm. Gần đây lại có thông tin sẽ giảm xuống 30% trong thời gian tới rồi thêm việc siết tín dụng cho vay mua nhà 3 tỉ đồng trở lên. Việc ngân hàng nhà nước giải thích là 3 tỉ đồng là mua được nhà thu nhập thấp rồi nên không ảnh hưởng đến người nghèo nhưng việc gì ngân hàng lại đi cấm người giàu mua nhà khi họ đủ khả năng trả nợ. Nếu người dân vay trên 3 tỉ đồng nhưng họ có khả năng trả nợ thì tại sao lại không cho vay?

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 3

Vấn đề ở đây là ngân hàng phải kiểm soát chặt việc người vay có đủ khả năng trả nợ hay không chứ không phải là quy định phân khúc cho vay hay không cho vay.

Không nên hạn chế tín dụng cho vay mua nhà mà nên hạn chế tín dụng cho vay mua đất vì đa số người mua đất là “ngâm” để đó lướt sóng hưởng chênh. Trong trường hợp không lướt được mà mắc cạn thì đất nền không có thanh khoản, dễ vỡ bong bóng, người vay không thể trả nợ, rủi ro cho ngân hàng mới cao.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group: “Không giải quyết trúng đích bài toán thị trường”

Việc siết tín dụng BĐS không giải quyết trúng đích nguyên nhân cần giải quyết. Nguyên nhân không phải nằm ở vấn đề là anh siết tín dụng bao nhiêu % vào BĐS mà nằm ở câu chuyện nhu cầu thực của thị trường đến đâu.

Khi siết tín dụng vô hình chung lại làm cho người có nhu cầu mua nhà bị ảnh hưởng, đặc biệt những người mua ở thực, mua nhà lần đầu. Theo chủ trương, ngân hàng nhà nước siết tín dụng 3 tỉ trở lên cũng là hướng ủng hộ cho các phân khúc BĐS và người mua đáp ứng nhu cầu ở thực. Nhưng, lại phải nghĩ đến câu chuyện, người có 3 tỉ không phải không có nhu cầu mua ở thực. Nếu họ giàu thì họ mua phân khúc cao, sao lại bắt họ mua nhà thấp, như vậy là không công bằng với họ.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 4

Thực tế, lộ trình siết tín dụng vào BĐS dù chưa gây sốc ngay nhưng sẽ ngấm dần dần đến thị trường BĐS. Đặc biệt, với ý kiến dự thảo mới đây theo hướng siết tín dụng với BĐS 3 tỉ đồng trở lên chắc chắn phân khúc sản phẩm bán giá trị cao sẽ bị ảnh hưởng. Đối với nhà đầu tư, đầu cơ vào phân khúc này sẽ chùn tay. Như vậy, đồng nghĩa với việc lượng người mua sẽ bị hạn chế lại, lượng nhu cầu chú ý vào BĐS đó của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, bản thân chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng.

Mà một khi dự án không bán được thì chủ đầu tư không có tiền để tiếp tục triển khai các dự án khác thì càng làm cho nguồn cung thị trường BĐS ảm đạm hơn. Kéo theo đó là hàng loạt bất ổn liên quan đến câu chuyện nguồn cung như tăng giá bán, lệch pha cung cầu, thậm chí đóng băng.

Siết tín dụng nhưng phải có sự chọn lọc cho hợp lý. Nên khuyến khích cho vay đối với các dự án mà chủ đầu tư đáp ứng nhu cầu ở thực trên thị trường. Chọn lọc trong quá trình cho vay, phân loại từng dự án, doanh nghiệp rõ ràng. Chẳng hạn, trong quy định chung cần có những quy định bổ sung, đi kèm là loại hình BĐS đáp ứng nhu cầu ở thực nên khuyến khích để tăng cung và “chừa đất” cho khách hàng mua ở thực.

Theo tôi, việc quy định siết tín dụng chưa trúng đích, nếu không cẩn thận có thể gây ra tác động ngược. Chẳng hạn, người giàu có tiền, họ đi mua hết các dự án vừa túi tiền, gom hàng để đó đẩy giá lên vô hình chung tạo ra sự khan hiếm nguồn cung, trong khi nhu cầu nhiều, giá cả lại tăng vô tội vạ.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng: “Khó khăn với cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà”

Việc siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro trong cho vay kinh doanh BĐS sẽ tác động đến nguồn vốn tín dụng vào thị trường này trong năm 2019. Với thực trạng nguồn tiền huy động vào của ngành ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nếu đem cho vay trung, dài hạn với tỉ lệ cao sẽ dẫn đến rủi ro về thanh khoản.

Do đó, khó khăn là điều khó tránh, không chỉ với vốn cho vay kinh doanh BĐS mà với cả cho vay mua nhà, bởi các ngân hàng phải điều chỉnh vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 5

Vốn cho vay mua nhà hiện nay chủ yếu là trung, dài hạn, 5 - 15 năm, thậm chí có ngân hàng cho vay lên đến 20 năm. Do vậy, việc tỉ lệ trên dần được siết lại buộc ngân hàng phải tăng cường huy động kỳ hạn dài để cơ cấu lại nguồn vốn. Thực tế, với tâm lý sợ rủi ro, người gửi tiền chủ yếu muốn gửi ngắn hạn. Để thu hút tiền gửi dài hạn, lãi suất tiết kiệm phải tăng nên sẽ kéo theo lãi vay mua nhà tăng.

Ông Nguyễn Thái Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse: “Người dân sẽ khó mua nhà do lượng cung giảm và giá tăng cao

Theo ý kiến dự thảo mới thay thế thông tư 36 của ngân hàng nhà nước thì việc siết tín dụng đối với BĐS từ 3 tỉ đồng trở lên sẽ gây khó khăn đối với các doanh nghiệp và người mua nhà ở phân khúc giá cao. Trong đó, người dân khó mua được nhà do lượng cung trên thị trường giảm và giá tăng cao.

Nguy cơ chững lại của phân khúc giá cao trên thị trường là dễ nhận thấy. Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành liên quan đến xây dựng nhà ở.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 6

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, dự thảo này cũng là một cách kiểm soát và thanh lọc thị trường BĐS. Theo đó, để đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp BĐS phải huy động tối đa tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh sản phẩm và minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp phải thực sự có nội lực về tài chính, sản phẩm lẫn nhân sự để đạt hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, đảm bảo khả năng thanh toán tài chính sau này với ngân hàng.

Về năng lực cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp BĐS phải có khả năng phát triển dự án phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ của thị trường. Các dự án phải có vị trí đắc địa (đảm bảo hạ tầng tiện ích hiện đại nhưng cũng gần gũi với thiên nhiên, sinh thái), tính thanh khoản cao, mục đích sử dụng phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Để giải quyết bài toán nguồn cung trên thị trường đa dạng và trong dài hạn thì bản thân các doanh nghiệp BĐS cũng cần thay đổi hướng đi. Tìm đến các thị trường lân cận Tp.HCM để xây dựng chiến lược kinh doanh, sản phẩm giá mềm và linh hoạt nhu cầu ở đa dạng cũng là hướng giải quyết hiệu quả.

Ông Lê Xuân Nghĩa, Nguyên phó chủ tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia: “Ngân hàng không nên kiểm soát quá hà khắc”

Hiện tại, thị trường BĐS vẫn diễn biến ổn định, chưa có dấu hiệu của “bong bóng”. Nguồn cầu BĐS vẫn tăng trưởng ở cấp độ bình thường, ít nhất từ nay đến năm 2021 chưa thấy có dấu hiệu của sự “đổ vỡ”.

 

Chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp nói gì về việc siết tín dụng vào bất động sản? - Ảnh 7

Do đó, không nên kiểm soát tín dụng vào BĐS một cách hà khắc thay vì kiểm soát tổng tín dụng nói chung.

Từ năm 2021 - 2023 sẽ là giai đoạn nhạy cảm của thị trường BĐS và thị trường tài chính. Sắp tới sẽ có sự dịch chuyển dòng vốn khá lớn từ thị trường chứng khoán sang thị trường BĐS. Sự dịch chuyển này có thể bắt đầu từ năm 2019 và nhanh thì có thể kéo dài đến năm 2021, còn chậm thì đến năm 2023.

0

Bình luận

Khi nào sổ đỏ của bạn bị thu hồi hoặc phải đính chính

Sổ đỏ nếu bị cấp sai thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân, cấp sai diện tích... có bị thu hồi không là vấn đề nhiều người quan tâm. Dưới đây là những trường hợp sổ đỏ cấp sai sẽ bị thu hồi, hoặc phải đính chính thông tin, bạn đọc hãy tham khảo. Xem thêm
Khi nào sổ đỏ của bạn bị thu hồi hoặc phải đính chính   - 1

Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”

“Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản (BĐS) và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt. Xem thêm
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng” - 1

Giải mã cơn sốt chung cư

Từng một thời bị giới đầu tư “hắt hủi” vì gần như không tăng giá hoặc tăng rất chậm, đột nhiên từ giữa năm 2023 sang đầu năm 2024, phân khúc nhà chung cư lên cơn sốt, giá cứ vùn vụt tăng. Vì sao có hiện tượng này? Xem thêm
Giải mã cơn sốt chung cư  - 1

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ

- Nhà đầu tư là người phân tích kỹ lưỡng một bất động sản, quyết định về giá trị hợp lý của nó, và sẽ không mua bds đó trừ khi nó được giao dịch với ở mức giá thấp hơn so với giá trị nội tại. Ví dụ, “mảnh đất X đang giao dịch với giá 2ty đồng, nhưng theo phân tích đầu tư, giá trị lợi nhuận kép mà nó mang lại là 3ty”. Nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu thực tế, không cho phép cảm xúc của họ tham gia. Xem thêm
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ  - 1

Từ 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã trên toàn quốc sẽ bị siết phân lô bán nền, chuyên gia dự báo khó có sốt đất

Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào 1/1/2025, chuyên gia cho rằng sẽ ảnh hưởng gần như bao trùm thị trường từ Bắc tới Nam và có thể sẽ không còn chứng kiến nhiều cuộc sốt đất nền như trước đây. Xem thêm
Từ 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã trên toàn quốc sẽ bị siết phân lô bán nền, chuyên gia dự báo khó có sốt đất  - 1

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng. Xem thêm
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối - 1

'Siêu' dự án nghìn tỷ rầm rộ 'bán lúa non'

Mới đang làm móng, chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhưng dự án khu nhà ở nghìn tỷ tại TP Thủ Đức (TP.HCM) đã rầm rộ chào bán và thu tiền đặt cọc giữ chỗ của khách hàng. Xem thêm
'Siêu' dự án nghìn tỷ rầm rộ 'bán lúa non'  - 1

Đề xuất Luật đất đai hiệu lực trước 6 tháng

Chính thức Luật đất đai 2024 sẽ sớm có hiệu lực vào 1/7/2024 chứ không phải 1/1/2025 như dự định trước đó. Xem thêm

👉 Khung giá đất mới theo giá thị trường

👉 Việt Kiều và Người gốc Việt ở nước ngoài dễ dàng sở hữu nhà tại Việt Nam hơn trước

👉 Dòng tiền thị trường sẽ đảo chiều vào BĐS sớm hơn dự kiến

Đề xuất Luật đất đai hiệu lực trước 6 tháng - 1
Đề xuất Luật đất đai hiệu lực trước 6 tháng - 2

Thực hư dự án Happy One Central của Tập đoàn địa ốc Vạn Xuân xả bụi và nước thải gây ô nhiễm

Dự án Happy One Central của Tập đoàn địa ốc Vạn Xuân nằm tại đường N8, khu phố 6 phường Phú Hoà, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Mới đây, theo phản ánh của người dân xung quanh về việc chủ đầu tư dự án này xả bụi bẩn gây ô nhiễm không khí cả ngày lẫn đêm. Xem thêm
Thực hư dự án Happy One Central của Tập đoàn địa ốc Vạn Xuân xả bụi và nước thải gây ô nhiễm  - 1

Chu kỳ tăng giá bất động sản đã bắt đầu và sẽ có 03 đợt tăng giá trong chu kỳ mới này

Bây giờ BĐS vẫn đang ở chân sóng, chưa tăng giá nhiều đâu: vì Tín Dụng vẫn chưa tăng: nguồn tiền mua nhà đất chủ yếu là "tiền tiết kiệm" (Tiền Thịt). Khi nào tín dụng BĐS tăng: tức là tiền mua bds chủ yếu là "tiền máy tính" (Tiền Vay Ngân Hàng) thì khi đó bds mới có sóng thần. Xem thêm
Chu kỳ tăng giá bất động sản đã bắt đầu và sẽ có 03 đợt tăng giá trong chu kỳ mới này - 1

Khám phá 'vũ trụ vui chơi, giải trí' đẳng cấp quốc tế tại Thành phố đảo Hoàng Gia

Trong bức tranh toàn cảnh về Thành phố đảo Hoàng Gia, Vinhomes Royal Island Vũ Yên, Hải Phòng không chỉ là biểu tượng cho chốn sống sang trọng và đẳng cấp tầm vóc quốc tế, mà còn là điểm đến lý tưởng để tận hưởng các hoạt động vui chơi, giải trí kéo dài bất tận. Xem thêm
Khám phá 'vũ trụ vui chơi, giải trí' đẳng cấp quốc tế tại Thành phố đảo Hoàng Gia - 1

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An. Xem thêm
T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An - 1

Căn hộ resort The Oasis Vân Đồn chỉ từ 1,5 tỷ đồng – “Két vàng thông minh, sinh lời bền vững”

Chỉ từ 1,5 tỷ đồng, việc sở hữu căn hộ resort cao cấp tại tòa The Oasis thuộc dự Crystal Holidays Harbour Vân Đồn không còn là điều xa vời với các nhà đầu tư. Căn hộ được ví như “Két vàng thông minh, sinh lời bền vững” trong bối cảnh thị trường đang thiếu vắng các kênh đầu tư an toàn, hiệu quả. Xem thêm
Căn hộ resort The Oasis Vân Đồn chỉ từ 1,5 tỷ đồng – “Két vàng thông minh, sinh lời bền vững” - 1

Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

Sau khi hoàn thành sân bay thứ 2, TP Hà Nội sẽ lập thêm thành phố mới khu vực phía Nam thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa. Như vậy, trong tương lai, Hà Nội sẽ có 3 thành phố trực thuộc nằm ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Xem thêm
Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa  - 1

Hệ sinh thái của Shark Thủy liên quan đến hàng loạt dự án bất động sản trải dài từ Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vũng Tàu…

Trong bối cảnh mảng kinh doanh chính là lĩnh vực giáo dục hoạt động kém hiệu quả, cuối năm 2020, doanh nghiệp của Shark Thuỷ đã công bố bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Xem thêm
Hệ sinh thái của Shark Thủy liên quan đến hàng loạt dự án bất động sản trải dài từ Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vũng Tàu… - 1

MUA BÁN NHÀ ĐẤT Ở VN, ĐÃ SANG TÊN SỔ ĐỎ MÀ VẪN KHÔNG CÓ ĐẤT. CAO THỦ VÕ LÂM THOÁT CHẾT CŨNG CHỈ NHỜ MAY MẮN

Đó là vào buổi sáng một ngày đầu năm 2017, thời điểm bđs Sài gòn đang sốt từng ngày. Tôi có giao dịch một lô đất mặt tiền nằm trên con đường rất đẹp, thuộc Huyện Hóc môn, Tp hcm Xem thêm
MUA BÁN NHÀ ĐẤT Ở VN, ĐÃ SANG TÊN SỔ ĐỎ MÀ VẪN KHÔNG CÓ ĐẤT. CAO THỦ VÕ LÂM THOÁT CHẾT CŨNG CHỈ NHỜ MAY MẮN  - 1

Chuyên gia: Mọi thứ giới thượng lưu tìm kiếm đều hội tụ tại Vinhomes Royal Island

Chỉ sau vài ngày ra mắt, Vinhomes Royal Island đã “chiếm spotlight” của thị trường bất động sản khi thu hút hàng nghìn khách hàng và nhà đầu tư đến với đảo Vũ Yên tìm kiếm một tương lai thịnh vượng cùng một chốn sống xa hoa đẳng cấp thế giới. Xem thêm
Chuyên gia: Mọi thứ giới thượng lưu tìm kiếm đều hội tụ tại Vinhomes Royal Island - 1

Hano-vid lãi ròng gần 78 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-vid vừa có báo cáo định kỳ về tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, lãi ròng trong năm 2023 của Hano-vid tăng mạnh, đạt hơn 77,8 tỷ đồng. Xem thêm
Hano-vid lãi ròng gần 78 tỷ đồng - 1

"Chung cư tăng giá gần gấp đôi sau 6 năm"

'Mua căn hộ chung cư cách đây sáu năm với giá 895 triệu đồng, tôi không ngờ bây giờ giá nhà đã tăng lên tới 1,7 tỷ đồng'. Xem thêm
"Chung cư tăng giá gần gấp đôi sau 6 năm" - 1

GIÁ CHUNG CƯ CÒN TĂNG NỮA VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐỈNH?

Gần đây các phương tiện truyền thông báo chí nhắc rất nhiều về việc giá chung cư tăng rất là nhanh và mạnh và nhiều người sẽ có tâm lý fomo. Giá chung cư sau 2 năm từ 2023 đến nay gần như đã tăng x2 tại tất cả các khu vực trong nội thành. Xem thêm
GIÁ CHUNG CƯ CÒN TĂNG NỮA VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐỈNH?  - 1

Vinhomes ra mắt Vinhomes Royal Island - “Thành phố đảo Hoàng Gia” đẳng cấp bậc nhất châu lục

Ngày 15/3/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt dự án “Thành phố đảo Hoàng Gia” - Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên, Hải Phòng - đô thị đảo đầu tiên giữa trung tâm thành phố. Được kiến tạo để trở thành “đặc khu mới” của giới tinh hoa quốc tế, Vinhomes Royal Island quy tụ hệ thống tiện ích và dịch vụ đẳng cấp hàng đầu thế giới với những đặc quyền cư dân vượt trội, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Xem thêm
Vinhomes ra mắt Vinhomes Royal Island - “Thành phố đảo Hoàng Gia” đẳng cấp bậc nhất châu lục - 1

Lý do khiến giá đất bán không được và giá vàng tăng cao?

Thị trường bất động sản hiện nay đang khá ảm đạm, nhiều nơi đất bán không được, giá cả cũng chững lại. Trong khi đó, giá vàng lại liên tục tăng cao, lập nhiều kỷ lục mới. Xem thêm
Lý do khiến giá đất bán không được và giá vàng tăng cao? - 1

HỌC TRẢ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN 30%: Nguyên tắc đầu tư lời ngay khi mua

Hôm qua có một em sale một lô đất tại Thanh Vinh 10, P. Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng có nhà trọ 7 phòng cho thuê. Xem thêm
HỌC TRẢ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN 30%: Nguyên tắc đầu tư lời ngay khi mua - 1

Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng sẽ mở bán 240 căn nhà ở xã hội tại dự án chung cư xã hội tại lô đất B4-1 và B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside. Xem thêm
Mở bán 240 căn nhà ở xã hội giá dưới 1,1 tỷ đồng - 1

Có gì trong sổ đất của một dự án chung cư?

Có nhiều ý kiến cho rằng chung cư không phải là của mình là là đi thuê, rồi các công trình công cộng là của nhà nước, sau này hết thời hạn nhà nước thu lại.... Nay mình chia sẻ cho các bạn xem một cái sổ cụ thể của chung cư, xem chúng ta thấy được thông tin gì? Xem thêm
Có gì trong sổ đất của một dự án chung cư? - 1

Không được vay tiền mua nhà vì dính nợ xấu thẻ tín dụng

'Nhiều khách hàng của tôi khi vay tiền mua nhà bị từ chối mới biết đang dính nợ xấu từ thẻ tín dụng'. Xem thêm
Không được vay tiền mua nhà vì dính nợ xấu thẻ tín dụng  - 1

Người mua dự án Louis City Hoàng Mai căng băng rôn đòi quyền lợi

Sáng nay tại dự án Louis City Hoàng Mai khách hàng đã căng băng rôn đòi quyền lợi, yêu cầu CĐT đóng tiền sử dụng đất. Xem thêm
Người mua dự án Louis City Hoàng Mai căng băng rôn đòi quyền lợi - 1
Người mua dự án Louis City Hoàng Mai căng băng rôn đòi quyền lợi - 2

Cắt lỗ biệt thự cả triệu đô, nhà ở xã hội bị 'thổi giá' ngang nhà thương mại

Trái ngược với chung cư 'sốt giá', biệt thự Hà Nội cắt lỗ đến cả triệu đô; Xôn xao nhà xã hội ở Bình Dương bán với giá nhà thương mại; Cận cảnh dự án Park City bị thanh tra yêu cầu cung cấp hồ sơ; Cocobay Đà Nẵng muốn khởi động lại dự án sau 'vỡ trận' cam kết lợi nhuận;... là những thông tin về BĐS đáng chú ý tuần qua. Xem thêm
Cắt lỗ biệt thự cả triệu đô, nhà ở xã hội bị 'thổi giá' ngang nhà thương mại  - 1
Cắt lỗ biệt thự cả triệu đô, nhà ở xã hội bị 'thổi giá' ngang nhà thương mại  - 2
Thông báo
vừa bình luận bài viết