Hue Tran

Hue Tran

Cơn khát trái phiếu doanh nghiệp: “Bom” nổ chậm?

Riêng tháng 7/2019, lượng trái phiếu doanh nghiệp hút tới 6.764 tỷ đồng và 300 triệu USD, con số này của 6 tháng trước là trên 116 nghìn tỷ đồng. Dù không thước đo tín nhiệm, các điều kiện "bảo lãnh" mù mờ nhưng người mua kẻ bán vẫn hân hoan.

Cơn khát trái phiếu doanh nghiệp: “Bom” nổ chậm? - 1

Con số trên được cập nhật bởi Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA); còn tính chung 6 tháng đầu năm 2019, số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đạt 116.085 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

Đưa "giấy" là lấy tiền?

Còn tính từ khi Nghị định 163/2018/NĐ - CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (ban hành 4/12/2018, hiệu lực 1/2/2019), gần như tuần nào cũng có đợt phát hành mới. Trong đó, lượng trái phiếu được phát hành bởi khu vực ngân hàng đạt 36.700 tỷ (36%), bất động sản 22.122 tỷ (19%), công ty chứng khoán 3,5% và 41,5% là của các nhóm ngành khác.

Theo VBMA, trong tháng 7/2019, có 23 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì chỉ có 1 đơn vị không thành công là Công ty Cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời. Đây là loại trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Phát hành nhiều nhất trong tháng này (không tính khu vực ngân hàng, chứng khoán), chính là đại gia Công ty ĐT & PT Du lịch Phú Quốc với 1.710 tỷ đồng, được chia thành nhiều đợt. Kế đến là Công ty Cổ phần Khu Du lịch Bắc Mỹ An, chỉ trong 1 đợt, phát hành thành công 1.000 tỷ đồng (xấp xỉ 15%).

Đáng chú ý, hầu hết lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đều cao ngất ngưởng, như thể nước trong cơn khát. Đơn cử, Công ty TNHH Mặt trời Sông Hàn phát hành 2 đợt, mỗi đợt 100 tỷ, kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 2 năm đầu là 10%/năm, sau đó là lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiết kiệm 5 năm của VPBank + 2,25%/năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công phát hành kỳ hạn 2 năm thì lãi suất cố định chốt luôn 12%/năm.

Công ty ĐT & PT Du lịch Phú Quốc, phát hành cả 1.710 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm thì đều lãi suất 10%/năm 1 năm đầu, 2 năm còn lại là lãi suất thả nổi tương ứng bình quân lãi suất tiết kiệm 4 ngân hàng lớn (theo thông lệ là nhóm 4 ngân hàng nhà nước chi phối vốn - PV) + 4%/năm.

Còn theo bản cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu MSB, lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng từ 0,5% - 1%, cá biệt có doanh nghiệp bất động sản huy động lãi suất từ 12% - 14%. Thậm chí, Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt phát hành trái phiếu lãi suất tới 14,5%.

Cũng theo trung tâm này, đến cuối tháng 6/2019 quy mô trái phiếu doanh nghiệp có mức vốn hoá bằng 10,22% GDP, tăng 21% so với cùng kỳ; trong khi, mục tiêu đến năm 2020 là 7% GDP.

Rất nhiều chuyên gia dự báo rằng, trong vài năm tới, tăng trưởng của thị trường trái phiếu sẽ đạt 30% - 40% so với hiện nay.

Với mức lãi suất nêu trên, huy động vốn và phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 ở các ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.

Hiện tại, Agribank đang chào phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 7 năm, lãi suất 8,1%/năm để đáp ứng đủ hệ số an toàn vốn tối thiểu, kịp phục vụ nhu cầu tín dụng vụ thu đông và đông xuân. Một phó tổng giám đốc ngân hàng này phàn nàn với phóng viên VnEconomy: "Các doanh nghiệp chào lãi suất như vậy thì ngân hàng không thể nào cạnh tranh nổi cả huy động vốn lẫn phát hành trái phiếu tăng vốn".

Nguồn : Trung tâm Nghiên Cứu Ngân Hàng MSB
Nguồn: Trung tâm Nghiên Cứu Ngân Hàng MSB

Phiên bản mới của "sân sau"

Một nhân lực chủ chốt về quản trị rủi ro ở một ngân hàng (đã đạt chuẩn basel II), với công việc thường ngày là đánh giá và đưa ra khuyến cáo đối với ban điều hành các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho VnEconomy biết, ông buộc phải rời bỏ ngân hàng.

Lý do là rủi ro quá lớn khi thường xuyên phải ký vào hàng loạt báo cáo đánh giá tích cực với các thương vụ phát hành trái phiếu của các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu.

Ông kể: Một tập đoàn rất lớn (tạm gọi là V) "rất thân" với một ngân hàng đối tác (tạm gọi là T) muốn phát hành một lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng, V đã thông qua C (là công ty chứng khoán của T) với bản hợp đồng: bảo lãnh phát hành; nghĩa là, hợp đồng đảm bảo cho V phát hành thành công cận trên của ham muốn và dĩ nhiên, không đồng nghĩa bảo lãnh thanh toán đối với người mua.

Trước hết, C sẽ tư vấn cho V rằng, với một lô lớn như vậy, sẽ cân nhắc tình hình thị trường để phát hành một đợt hay chia thành nhiều đợt.

Tiếp đó, trong trường hợp phát hành lô 1.000 tỷ đồng trong 1 đợt, C sẽ dành ra 200 tỷ bán hoặc ký gửi cho công ty quản lý quỹ (cũng thuộc ngân hàng T) hoặc công ty chứng khoán khác là đối tác (buôn có bạn, bán có phường).

Với 800 tỷ còn lại, C xé lẻ ra thành nhiều món, mỗi món tương ứng khoảng vài trăm triệu đồng để bán cho những nhà đầu tư cá nhân thông qua hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mẹ T.

Trong trường hợp số hàng "ký gửi" cho công ty quản lý quỹ, đối tác không tiêu thụ được, C lại mang về bán tiếp sau khi chịu hao tổn một ít phí. Một câu hỏi đặt ra, C lấy tiền ở đâu, ông này cho biết, tiền có thể của C (vốn, các quỹ…), thậm chí, nếu cần số lượng tiền lớn vượt khả năng ôm của C thì ngân hàng mẹ T sẽ bơm sang với một ít bút toán rất đơn giản. Cũng có trường hợp, ngân hàng mẹ T sẽ ôm đỡ cho C một cơ số nhất định.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang gắt gao việc đẩy tín dụng trá hình qua kênh trái phiếu. Tuy việc kiểm tra này không đến mức "xuân thu nhị kỳ", không thường xuyên, không bất thình lình và nhất là đã được mặc định vào ngày cuối tháng, quý hay 31/12; cho nên, trước hạn báo cáo sổ sách chừng vài ngày, ngân hàng T đẩy hết hàng về cho C là sạch sổ.

"Phải kiểm tra bất thường như kiểm quỹ tiền mặt trong két thì mới chỉ tận tay day tận mặt ngân hàng mẹ đã tiếp tay cho công ty chứng khoán con như thế nào trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những cái gọi là hạn mức, tỷ lệ đều có thể che mắt", ông này nói với VnEconomy.

Có vẻ như, kể từ 2012, khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước mở cuộc tiến công vào sở hữu chéo, dẹp trừ các cặp sân sau của các ngân hàng, những tưởng đã xong thì nay, lại một dạng sân sau phiên bản mới xuất hiện.

Phải kiểm tra bất thường như kiểm quỹ tiền mặt trong két thì mới chỉ tận tay day tận mặt ngân hàng mẹ đã tiếp tay cho công ty chứng khoán con như thế nào trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Những cái gọi là hạn mức, tỷ lệ đều có thể che mắt.

Một chuyên gia khuyến nghị.

Mù mờ bảo lãnh

Một câu hỏi đặt ra: công ty chứng khoán C dựa vào độ tín nhiệm nào để đứng ra ký hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho V? Thực tế cho thấy, C hoàn toàn dựa vào báo cáo đánh giá tín nhiệm V của ngân hàng T; thay vì một công ty độc lập.

Hồi tháng 5/2019, một tập đoàn lớn đã dừng tham gia xếp hạng tín nhiệm bởi Fitch. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì những lý do, nếu độ tín nhiệm bị hạ thấp, họ sẽ rất khó tiếp cận với các kênh vốn và luôn phải trả lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro.

Không chỉ đối với trường hợp nêu trên, hầu hết lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm đến nay không hề qua đánh giá tín nhiệm bởi một đơn vị độc lập và luôn có bóng dáng ngân hàng thoắt ẩn, thoắt hiện phía sau.

Khi phát hành thành công, doanh nghiệp hút được vốn mà thủ tục nhanh, trong khi ngân hàng, công ty chứng khoán thu được phí, nên cả thị trường say sưa trong tuần trăng mật.

Soi vào 23 doanh nghiệp phát hành trong tháng 7/2019, cho thấy, phần lớn là doanh nghiệp bất động sản, chủ yếu dành cho các dự án phân khúc cao cấp; còn thống kê từ khi Nghị định 163 có hiệu lực (tháng 2/2019) thì nhóm ngành bất động sản chiếm tới 19% tổng doanh số phát hành.

Đặc biệt, trong số 23 doanh nghiệp nêu trên, ngoài các ngân hàng, công ty chứng khoán và Công ty Cổ phần Du lịch Bắc Mỹ An là phát hành "không có tài sản đảm bảo"; hầu hết các doanh nghiệp khác đều ghi là "có tài sản đảm bảo" và/hoặc "có bảo lãnh thanh toán".

Vị chuyên gia quản trị rủi ro ở ngân hàng T (nêu trên) phân tích: với trường hợp có tài sản bảo đảm thì doanh nghiệp phát hành dùng luôn tài sản hình thành từ vốn phát hành, cộng với các tài sản khác (cổ phiếu của mình) để làm tài sản bảo đảm; giá trị tài sản bảo đảm có khi lên tới 200% so với doanh số phát hành (chẳng hạn, phát hành 1.000 tỷ thì giá trị tài sản bảo đảm 2.000 tỷ).

Siết tín dụng bất động sản để bảo vệ ngân hàng nhưng bất động sản vẫn tìm vốn một phần ở ngân hàng, một phần ở các nhà đầu tư khác và với cách thức như nêu trên, chỉ là chuyển rủi ro từ chỗ này sang chỗ 

"Giả định thị trường bất động sản đổ vỡ hay đình trệ, cổ phiếu đóng băng thì lấy nguồn nào để trả cho nhà đầu tư", ông này nói.

Chưa kể, với khung pháp lý giải chấp như hiện nay, nhà đầu tư cá nhân trót mua các "mảnh giấy xé lẻ" như nói trên rất khó khăn để đòi được nợ. Ở trường hợp này, những công ty chứng khoán hay ngân hàng đứng ra bảo lãnh phát hành sẽ đẩy hết rủi ro về doanh nghiệp phát hành và người mua.

Còn với "bảo lãnh thanh toán" thì sao? Đa phần nhà đầu tư cá nhân khi mua trái phiếu doanh nghiệp được các nhân viên ngân hàng tư vấn, nhất là các ngân hàng có thương hiệu lớn thì tấm logo kia trở thành bảo chứng nên rất yên tâm.

Vì vậy, đối với "bảo lãnh thanh toán", những câu hỏi: ai thanh toán, thanh toán một lần hay nhiều lần, mức độ ưu tiên của chủ nợ (trái chủ)… khi doanh nghiệp vỡ nợ, không mấy trái chủ quan tâm.

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước không cho phép ngân hàng bảo lãnh thanh toán với trái phiếu doanh nghiệp nhằm tránh tín dụng trá hình qua kênh này.

"Siết tín dụng bất động sản để bảo vệ ngân hàng nhưng bất động sản vẫn tìm vốn một phần ở ngân hàng, một phần ở các nhà đầu tư khác và với cách thức như nêu trên, chỉ là chuyển rủi ro từ chỗ này sang chỗ kia", vị chuyên gia trên kết lại.

Kinh doanh mà mới mở ra đã dùng khung pháp lý trấn ngay thì làm ăn gì được?

(Ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia)

Khi tín dụng bất động sản bị siết chặt, tăng trưởng tín dụng bị gói vào "room", dòng vốn vào bất động sản bị thu hẹp thì tự thị trường phải tìm cách đi.

Cũng đừng vội đặt vấn đề xếp hạng tín nhiệm vì hàng nghìn doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong khi công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước hầu như không có. Công ty nước ngoài thì không vào, nếu có thì chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vậy ai xếp hạng? Đã phát hành riêng lẻ thì mấu chốt là niềm tin giữa nhà đầu tư và bên phát hành.

Dĩ nhiên, để thị trường bền vững thì trái phiếu doanh nghiệp phải qua xếp hạng tín nhiệm. Nhìn mô hình trái phiếu "Gấu Trúc" của Trung Quốc sẽ thấy, họ phát hành khắp nơi và dùng tiền thu hút được để tài trợ cho các công ty trong, ngoài nước, tất cả trái phiếu "Gấu Trúc" đều qua xếp hạng tín nhiệm.

Trái phiếu doanh nghiệp mới nở rộ gần đây, cái gì mới cũng thái quá, nó cũng như Bitcoin hay phái sinh. Nhưng cũng đừng vì thế mà hạn chế đóng khung.

Hãy để cho thị trường vận hành, nhất là giai đoạn đầu, cơ quan quản lý tiếp tục nghe ngóng, xem có tiêu cực, rủi ro gì để điều chỉnh dần. Kinh doanh mà mới mở ra đã dùng khung pháp lý trấn ngay thì làm ăn gì được?

0

Bình luận

Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư: Ai bắt buộc mua? Phí bao nhiêu?

Có bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư không? Mua ở đâu? Là những vấn đề được hầu hết người dân đang có nhu cầu mua chung cư quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này. Xem thêm
Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư: Ai bắt buộc mua? Phí bao nhiêu? - 1

Review dự án: Sun Cosmo Residence Da Nang (Đang mở bán)

Sun Cosmo Residence là tổ hợp dự án tháp căn hộ cao tầng và nhà phố thương mại do tập đoàn Sun Group xây dựng và phát triển tại “giao lộ Hoàng Kim” bên bờ sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Suncosmo Website) Xem thêm
Review dự án: Sun Cosmo Residence Da Nang (Đang mở bán) - 1

TS Lê Xuân Nghĩa: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường..."

Ông Nghĩa cho rằng, nên thiết kế 1 gói hỗ trợ mới và phải làm thật bài bản. Tại Việt Nam, lãi suất chỉ được hỗ trợ 3 năm, hết niên hạn lãi suất thả nổi rất cao, thời gian cho vay lại quá ngắn. Điều này, là một cản trở lớn đối với người nghèo muốn mua nhà. Xem thêm
TS Lê Xuân Nghĩa: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường..." - 1

[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội

Trong khi cơn sốt giá chung cư đang lan toả trên thị trường bất động sản Hà Nội, ở các khu vực như Long Biên, Hoàng Mai vẫn còn đó những khu nhà ở bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Xem thêm
[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội - 1
[Photostory] Nhiều dự án hoang hoá giữa cơn sốt chung cư Hà Nội - 2

Những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền tại “thành phố điểm đến” Ocean City

Khu vực phía Đông Hà Nội đang chứng kiến sự lên ngôi của các mô hình kinh doanh từ homestay, cho thuê biệt thự, shop các loại hình… đặc biệt là trong thời điểm bùng nổ Lễ hội “Chào mùa hè 2024” tại “nơi đáng sống bậc nhất hành tinh” Ocean City. Xem thêm
Những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền tại “thành phố điểm đến” Ocean City - 1

Nhờ 9 mẹo mua nhà từ đại lý mười năm kinh nghiệm mà tôi đã mua được ngôi nhà đẹp và rẻ hơn dự tính

Việc nắm vững một số kỹ năng mua nhà là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu 9 mẹo mà bạn phải nắm vững trong quá trình mua nhà. Xem thêm
Nhờ 9 mẹo mua nhà từ đại lý mười năm kinh nghiệm mà tôi đã mua được ngôi nhà đẹp và rẻ hơn dự tính - 1
Nhờ 9 mẹo mua nhà từ đại lý mười năm kinh nghiệm mà tôi đã mua được ngôi nhà đẹp và rẻ hơn dự tính - 2

19 TUỔI ĐÃ VAY TIỀN MUA NHÀ 2 TỶ, 4 NĂM SAU TRẢ HẾT NỢ: CHƯA TỪNG HỐI HẬN KHI SỞ HỮ NHÀ RIÊNG

Uyên Nhi (24 tuổi, kinh doanh) đã mua căn hộ 51m2 bao gồm 1 phòng khách và 1 phòng ngủ ở TP Đà Nẵng vào năm 2019. “Mình mua căn này năm 19 tuổi. Mình vay 70% giá trị căn hộ vào thời điểm đấy, khoảng 2 tỷ đồng bao gồm nội thất. Hiện tại sau hơn 4 năm mình đã trả nợ xong”. Xem thêm
19 TUỔI ĐÃ VAY TIỀN MUA NHÀ 2 TỶ, 4 NĂM SAU TRẢ HẾT NỢ: CHƯA TỪNG HỐI HẬN KHI SỞ HỮ NHÀ RIÊNG  - 1

Tập đoàn Everland và Samsung Vina ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện

Ngày 22/4/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Everland và Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina (thành viên Tập đoàn Samsung) đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để hỗ trợ lẫn nhau, cộng hưởng cùng phát triển. Xem thêm
Tập đoàn Everland và Samsung Vina ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện - 1

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay"

Quyết định không mua nhà nữa hoặc chuyển hướng tìm ở khu vực xa trung tâm hơn để kỳ vọng giá nhà sẽ rẻ, phù hợp với tài chính… đang là lựa chọn của không ít người. Xem thêm
Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định "phải mua luôn và ngay" - 1

GÓC NHÌN VIỆT: KINH NGHIỆM THUÊ CĂN HỘ Ở THỬ TRƯỚC KHI MUA

Tôi đã chia sẻ một điều cần làm trong việc đi mua căn hộ để chính là thuê air bnb ở thử trước khi quyết định xuống tiền và đây là những kinh nghiệm tôi rút ra. Xem thêm
GÓC NHÌN VIỆT: KINH NGHIỆM THUÊ CĂN HỘ Ở THỬ TRƯỚC KHI MUA - 1

Công ty "họ APEC" API kinh doanh ra sao sau vụ thao túng chứng khoán đình đám khiến chủ tịch vướng lao lý?

Công ty API được biết đến là một trong ba doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái APEC Group. Xem thêm
Công ty "họ APEC" API kinh doanh ra sao sau vụ thao túng chứng khoán đình đám khiến chủ tịch vướng lao lý? - 1

Khởi công dự án căn hộ gần 5.600 tỷ đồng tại Hà Nội

Sáng 22/4, chủ đầu tư MIK Group đã khởi công dự án Imperia Smart City - The Sola Park tại trung tâm đại đô thị Vinhomes Smart City, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Xem thêm
Khởi công dự án căn hộ gần 5.600 tỷ đồng tại Hà Nội - 1

Xu hướng bỏ nhà phố lên căn hộ "cập bến" đô thị trẻ Đà Nẵng? 

Sau Hà Nội và TP.HCM, những tổ hợp căn hộ hiện đại, tiện nghi đang dần trở thành lựa chọn “tổ ấm” lý tưởng cho người thành đạt tại các đô thị trẻ, điển hình là Đà Nẵng. Xem thêm
Xu hướng bỏ nhà phố lên căn hộ "cập bến" đô thị trẻ Đà Nẵng?  - 1

Điểm danh các dự án đã và đang triển khai tại Long An...

Những dự án CĐT & Liên Danh Vinhomes, Novaland, Ecopark, Himlam, Prodezi đã và đang đầu tư triển khai tại Long An cụ thể : Bến Lức, Đức Hoà , Cần Giuộc.. Xem thêm
Điểm danh các dự án đã và đang triển khai tại Long An... - 1

Cắn răng mua chung cư 'ngáo giá'

Dù thấy giá chung cư đang cao một cách vô lý, tôi vẫn phải chấp nhận xuống tiền mua ngay vì sợ giá nhà sẽ tiếp tục leo thang. Xem thêm
Cắn răng mua chung cư 'ngáo giá' - 1

Năm nay, 2024 có loạt 'ông lớn' bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ

Thông tin cập nhật từ Bộ Tài chính, trong năm 2024 có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ. Xem thêm
Năm nay, 2024 có loạt 'ông lớn' bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ  - 1
Năm nay, 2024 có loạt 'ông lớn' bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ  - 2

Giá chung cư tăng nhanh, người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền

Chuyên gia cho rằng trước những diễn biến leo thang về giá, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, do đó người mua nhà cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án. Xem thêm
Giá chung cư tăng nhanh, người mua nhà đổi "khẩu vị" để hợp túi tiền - 1

Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7 tác động ra sao đến người dân?

Luật Đất đai đang được chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội cho phép có hiệu lực từ 1.7.2024. Luật có hiệu lực sớm sẽ mang lại nhiều tác động tích cực, tuy nhiên, cũng cần sớm ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật. Xem thêm
Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1.7 tác động ra sao đến người dân? - 1

CÓ NÊN ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT TẠI PHÒNG CÔNG CHỨNG

Việc đặt cọc công chứng trong giao dịch mua bán có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua và bên bán, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro cần cân nhắc. Xem thêm
CÓ NÊN ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT TẠI PHÒNG CÔNG CHỨNG - 1

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CỦA VỢ CHỒNG TÔI SAU 4 LẦN MUA ĐẤT NGOẠI THÀNH

Sau vài miếng đất quá xa ở tận Bình Dương, Long An, mua xong đành để đấy, vợ chồng chị Ánh chuyển sang mua đất ở Bình Chánh. Xem thêm
BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CỦA VỢ CHỒNG TÔI SAU 4 LẦN MUA ĐẤT NGOẠI THÀNH - 1

Bất động sản Hà Nội vào “sóng”, nhà trong ngõ ở trung tâm có giá ngang ngửa biệt thự, liền kề vùng ven

Giá nhà trong ngõ thời gian gần đây đã tăng 5-15% so với hồi cuối năm ngoái. Đáng chú ý, mức giá của nhà trong ngõ trung tâm Hà Nội hiện đang ngang ngửa với biệt thự, liền kề vùng ven. Xem thêm
Bất động sản Hà Nội vào “sóng”, nhà trong ngõ ở trung tâm có giá ngang ngửa biệt thự, liền kề vùng ven - 1

Kinh Nghiệm Giao Dịch Ở Phòng Công Chứng

Mình nghĩ cái này nhiều người cũng biết, nhưng cũng có nhiều người không biết. (vì bản thân mình đi cc nhiều mà cũng k để ý do mình chả bgio làm mấy chuyện này) Or pcc quen với người bán họ sẽ bỏ qua. Xem thêm
Kinh Nghiệm Giao Dịch Ở Phòng Công Chứng - 1
Kinh Nghiệm Giao Dịch Ở Phòng Công Chứng - 2

Thị trường BĐS: Đông khách hỏi, vắng khách mua - Môi giới đất tỉnh dở khóc dở cười

Theo thông tin chúng tôi cập nhật được, thị trường bất động sản (BĐS) các tỉnh đang ghi nhận lượng khách quan tâm gia tăng, tuy nhiên giao dịch thực tế vẫn ở mức thấp. Điều này khiến nhiều môi giới rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" khi liên tục gặp khách nhưng không chốt được hợp đồng nào. Xem thêm
Thị trường BĐS: Đông khách hỏi, vắng khách mua - Môi giới đất tỉnh dở khóc dở cười - 1

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: đón đợi những biểu tượng mới bên sông Hàn

Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông chính thức được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẹn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai. Xem thêm
Bất động sản ven sông Đà Nẵng: đón đợi những biểu tượng mới bên sông Hàn - 1

Hỏi khó: Nhà đẹp nhưng phải thoáng mát ngày hè - KTS nổi tiếng giải bài thế nào?

Dưới góc nhìn và tư vấn từ kiến trúc sư, một ngôi nhà sẽ cần những gì để đảm bảo vừa đẹp, vừa mát? Xem thêm
Hỏi khó: Nhà đẹp nhưng phải thoáng mát ngày hè - KTS nổi tiếng giải bài thế nào? - 1
Hỏi khó: Nhà đẹp nhưng phải thoáng mát ngày hè - KTS nổi tiếng giải bài thế nào? - 2
Hỏi khó: Nhà đẹp nhưng phải thoáng mát ngày hè - KTS nổi tiếng giải bài thế nào? - 3
Hỏi khó: Nhà đẹp nhưng phải thoáng mát ngày hè - KTS nổi tiếng giải bài thế nào? - 4

BỎ PHỐ VỀ ĐÀ LẠT MỞ HOMSTAY SAU 1 NĂM PHẢI ĐÓNG CỬA: DOANH THU CHỈ ĐỦ TIỀN TRẢ THUÊ NHÀ, MẤT TRẮNG 400 TRIỆU

Sau 10 năm sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh, Na Vi (sinh năm 1993) quyết định lên Đà Lạt kinh doanh homestay vào tháng 10/2022. Trước đó, cô bạn làm tại công ty dược nhiều năm, ổn định nhưng không còn sự mới mẻ. Thích sự chỉn chu và khá cầu toàn, Na Vi cùng 2 người bạn đã đầu tư 500 triệu đồng cho sửa chữa và trang trí homestay. “Lúc mình quyết định làm homestay là vì quá thích. Trước đó, mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thu chi, khá thoải mái khi chi tiền cho sửa chữa và trang trí”. Xem thêm
BỎ PHỐ VỀ ĐÀ LẠT MỞ HOMSTAY SAU 1 NĂM PHẢI ĐÓNG CỬA: DOANH THU CHỈ ĐỦ TIỀN TRẢ THUÊ NHÀ, MẤT TRẮNG 400 TRIỆU - 1

Nguy cơ “nổ bong bóng” chung cư

Thời gian qua, phân khúc căn hộ chung cư “sốt nóng”, giá bán tăng mạnh trong khi thị trường bất động sản vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu không sớm thực hiện Luật Đất đai để đưa các phân khúc khác vào thì phân khúc chung cư sớm muộn cũng có nguy cơ “nổ bong bóng”. Xem thêm
Nguy cơ “nổ bong bóng” chung cư - 1

Thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2024 sẽ đi theo kịch bản nào?

Các chuyên gia đồng tình cho rằng, thị trường bất động sản sẽ nghiêng theo kịch bản phục hồi nhanh và phát triển mạnh nhưng cần có các yếu tố đòn bẩy như vốn đầu tư nước ngoài tăng, hoàn thiện văn bản dưới các luật, nới lỏng chính sách tiền tệ tài chính. Xem thêm
Thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2024 sẽ đi theo kịch bản nào? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết