Người mua nhà

Người mua nhà

Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ?

Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đánh thêm 10% thuế lên lượng hàng hóa trị giá 300 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, lập tức đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của Trung Quốc mất giá hơn 2%. Hiện tỷ giá USD/CNY đang giao dịch quanh mức 7,05 CNY/USD, mức cao nhất trong 10 năm qua.

Cùng với sự mất giá của CNY thì hôm thứ Hai vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc “thao túng tiền tệ”. Đây phải chăng là tiếng súng đầu tiên báo hiệu sau chiến tranh thương mại sẽ đến chiến tranh tiền tệ?

Trước năm 2006 Trung Quốc duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Từ năm 2006 đến nay chính sách tỷ giá của Trung Quốc linh hoạt hơn. CNY đã liên tục lên giá so với nhiều đồng tiền khác cho đến năm 2014 thì CNY bắt đầu giảm giá trở lại. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2018, CNY liên tục mất giá so với USD. Nguồn: Finance.Yahoo
Trước năm 2006 Trung Quốc duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Từ năm 2006 đến nay chính sách tỷ giá của Trung Quốc linh hoạt hơn. CNY đã liên tục lên giá so với nhiều đồng tiền khác cho đến năm 2014 thì CNY bắt đầu giảm giá trở lại. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2018, CNY liên tục mất giá so với USD. Nguồn: Finance.Yahoo

Chiến tranh tiền tệ là gì?

Chiến tranh tiền tệ (Currency war), được hiểu là việc các nền kinh tế tìm cách giảm giá tiền tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và gây thiệt thòi các nền kinh tế khác. Về lý thuyết khi một nền kinh tế phá giá đồng tiền sẽ làm cho hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn khi xuất khẩu và làm tăng tính cạnh tranh. Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt hơn. Do đó, khi phá giá đồng tiền làm tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu qua đó giúp sản xuất trong nước phục hồi làm giảm thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Vào những năm 1931, Vương quốc Anh đã giảm giá đồng Pound khoảng 25%, để cứu nền kinh tế đang suy yếu. Việc giảm giá của Pound khiến nhiều quốc gia khác cũng phải phá giá đồng tiền của mình. Năm 1933, cuộc đại khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng đã phải phá giá mạnh đồng USD khiến các nước Bỉ, Pháp và một loạt quốc gia khác phải phá giá đồng tiền của mình để đối phó.

Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ? - Ảnh 1

Sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia đã thành lập Hệ thống Bretton Woods để ngăn ngừa một chiến tranh tiền tệ như trong thập niên 1930 gây xáo trộn lớn cho các nền kinh tế trên thế giới. Hệ thống Bretton Woods bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và 44 quốc gia tham gia.

Theo đó, các quốc gia tham gia Bretton Woods quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce. Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng đôla.

Vào năm 1971, Mỹ rút khỏi chế độ tiền tệ Bretton Woods, với lý do là hệ thống này đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Mỹ và thế giới do lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Đồng đôla ngay lập tức hạ giá. Năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ngày nay, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều được điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi, tức là NHTW (Ngân hàng Trung Ương) không trực tiếp can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường mở để định hướng tỷ giá. Do đó tỷ giá giữa các đồng tiền thường biến động rất mạnh. Có những đồng tiền biến động tăng giảm đến 10-20% mỗi năm. Tuy nhiên, cũng có một số ít quốc gia vẫn duy trì tỷ giá gần như cố định hoặc thả nổi có kiểm soát như Việt Nam và Trung Quốc.

Ở những quốc gia kiểm soát tỷ giá, NHTW thường mua bán ngoài tệ trên thị trường mở hoặc sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì tỷ giá biến động trong biên độ cho phép. Đối với những quốc gia này, việc tỷ giá biến động mạnh thường gắn liền với những biến cố kinh tế vĩ mô hoặc là sự chủ động từ phía cơ quan quản lý. Trong nhiều trường hợp, sự biến động mạnh tỷ giá do sự chủ động từ các cơ quan quản lý sẽ bị cáo buộc là “thao túng tiền tệ”.

Thời gian qua chiến tranh tiền tệ được nhắc đến khá nhiều. Các nước châu Âu và Mỹ thường cáo buộc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ để dành lợi thế trong hoạt động thương mại. Chính châu Âu và Mỹ đã nhiều lần yều cầu Trung Quốc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ để giảm thiểu thâm hụt ngân sách cho châu Âu và Mỹ. Thực tế, CNY lại liên tục mất giá từ năm 2014 đến 2017 và lên giá trong năm 2018, nhưng hiện nay lại mất giá khá mạnh và đang ở mức yếu nhất trong 10 năm qua.

Leo thang “chiến tranh”

Tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ “Sau quyết định mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ làm việc với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm loại bỏ đi lợi thế cạnh tranh được tạo ra do hành động mới nhất từ phía Trung Quốc”. Ngoài ra, tuyên bố trên cũng nhấn mạnh thêm rằng NHTW Trung Quốc có lịch sử dài thao túng tỷ giá đồng tiền và sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy.

Như vậy, nếu bị xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ, Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt về phía Hoa Kỳ và kể các tổ chức quốc tế như IMF và WTO. Một số biện pháp trừng phạt có thể là Trung Quốc bị xóa bỏ một số ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển. Hàng rào thuế quan hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu và châu Âu, Mỹ tiếp tục được dựng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Trung Quốc.

Trên thực tế, ngay sau động thái phá giá của CNY hơn 2% vào hôm thứ Hai, thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Trong buổi sáng thứ Hai và thứ Ba tuần này, hầu hầu hết thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đều giảm rất mạnh. Tại Mỹ hôm thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 giảm gần 3%, chỉ số Nasdaq cũng giảm 3,5%. Đây là một trong những ngày giảm điểm mạnh nhất của thị trường này thời gian qua.

Về phía Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW – PBoC) đã có thông cáo giải thích về sự biến động giá CNY. "Tỷ giá CNY được điều hành theo cơ chế thả nổi có kiểm soát dựa trên cung cầu thị trường và tham chiếu với một rổ tiền tệ. Không hề có chuyện thao túng tỷ giá vì về bản chất, tỷ giá CNY là do cung cầu thị trường quyết định. Việc đồng CNY mất giá trong thời gian từ đầu tháng 8 tới nay là do sự tác động của các xung lực trên thị trường và phản ánh sự thay đổi của môi trường tỷ giá toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang".

Ngoài ra, PBoC cũng không quên chỉ trích Mỹ rằng “phía Trung Quốc rất lấy làm tiếc việc Mỹ coi chúng tôi là quốc gia thao túng tiền tệ. Quyết định này không tuân theo các tiêu chí định lượng do chính Bộ Tài chính Mỹ đặt ra. Đây là một hành động bất thường thể hiện chủ nghĩa đơn phương cũng như chủ nghĩa bảo hộ. Nó sẽ phá hoại nghiêm trọng các qui tắc quốc tế và tác động mạnh lên nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu".

Cuối cùng, PBoC cam kết vẫn liên tục cam kết giữ tỷ giá Nhân dân tệ cơ bản ổn định ở điểm cân bằng và có khả năng thích ứng.

Sau tuyên bố trên, đồng Nhân dân tệ cũng đã tăng giá trở lại hơn 1% và về mức quanh mức 7,05 CNY/USD. Có lẽ động thái “xoa dịu” từ phía Trung Quốc cũng đã làm cho chứng khoán phố Wall phục hồi khá mạnh trong phiên giao dịch thứ Ba. Mặc dù vậy, việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh và sự cáo buộc từ phía Mỹ có thể là phát súng đầu tiên khiến cho “Chiến tranh thương mại” sẽ chuyển sang giai đoạn mới “chiến tranh tiền tệ”. Đây sẽ là một kịch bản khá tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ? - Ảnh 2

Nguồn: Tradingeconomics

Đồng USD mất giá so với 2 đồng tiền JPY (Yên Nhật) và THB (Bạt Thái Lan), nhưng lên giá mạnh so với AUD (Đô la Úc) và các đồng tiền EUR (Euro), GBP (Bảng Anh). Đồng Nhân dân tệ chỉ giảm giá 3,47% vẫn bị cáo buộc “thao túng tiền tệ” do Trung Quốc đang áp dụng cơ chế kiểm soát tỷ giá và bị Mỹ đưa vào “tầm ngắm”.

0

Bình luận

TS Lê Xuân Nghĩa: “Năm 1990 tôi mua căn nhà 100m2 với giá 56 triệu đồng, nay tăng lên khoảng 20 tỷ đồng, gấp 400 lần nhưng vợ không cho bán…”

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, bất động sản là thị trường có sự tăng trưởng lớn nhất và ngày càng nóng. Tuy nhiên, về giá trị sử dụng vẫn không thay đổi, một miếng đất 10m2 từ năm 1990 đến nay vẫn giữ nguyên 10m2 nhưng giá trị đã khác nhau, chỉ có tiền “đổ” về đây ngày càng tăng Xem thêm
TS Lê Xuân Nghĩa: “Năm 1990 tôi mua căn nhà 100m2 với giá 56 triệu đồng, nay tăng lên khoảng 20 tỷ đồng, gấp 400 lần nhưng vợ không cho bán…”  - 1

Tăng chóng mặt, khi nào giá chung cư hạ nhiệt?

Các dự án nhà ở nói chung và các dự án nhà ở xã hội sẽ bắt đầu hoàn thiện về thủ tục, đẩy nguồn cung tăng lên giúp giá chung cư hạ nhiệt. Xem thêm
Tăng chóng mặt, khi nào giá chung cư hạ nhiệt? - 1

Kinh nghiệm cực đỉnh đầu tư căn hộ chung cư

Mấy năm gần đây xu hướng nhà nhà đi mua căn hộ chung cư để...đầu tư và hiện giờ vẫn có rất nhiều người đầu tư thắng lợi nhưng cũng ko ít người lỗ chỏng vó hoặc bán huề vốn hoặc lời hơn gửi ngân hàng chút đỉnh. Cái lỗ ở đây là lỗ chi phí cơ hội để đầu tư vào cái khác sinh lợi nhiều hơn. Bài viết chỉ xét đến đầu tư bán lại sinh lời chứ ko nhằm mục đích tích luỹ tài sản hay cho thuê để bảo vệ giá trị tiền hay mục đích nữa là rửa tiền. Dưới đây là một vài tiêu chí để tham khảo trước khi xuống tiền: Xem thêm
Kinh nghiệm cực đỉnh đầu tư căn hộ chung cư - 1

Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí

Phần mái ngói kiểu Nhật giúp hạn chế tình trạng nắng, mưa hắt ngược vào nhà, đồng thời tạo nên những hình khối riêng biệt, tạo điểm nhấn cho công trình. Xem thêm
Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí - 1
Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí - 2
Mẫu nhà 2 tầng đã đẹp còn tiện nghi và tiết kiệm chi phí - 3

MUA BĐS CHỖ NÀO TĂNG HAY GIẢM GIÁ?

Lấy vị dụ 1 nơi MẶC DÙ ĐÔNG NGHỊT khách cuối tuần nhưng không phải lúc nào chỗ nào cũng đông và có lợi cho đầu tư BDS. Và chỗ vắng chưa chắc bất lợi Xem thêm
MUA BĐS CHỖ NÀO TĂNG HAY GIẢM GIÁ? - 1

Chất sống Nhật Bản với những trải nghiệm chưa từng có tại The Miyabi

Thăng hoa chất sống Nhật bằng những trải nghiệm độc đáo chưa từng có, phân khu đóng hiếm hoi The Miyabi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) đang là điểm đến an cư được săn đón trên thị trường BĐS hạng sang. Xem thêm
Chất sống Nhật Bản với những trải nghiệm chưa từng có tại The Miyabi - 1

Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 3): Dẹp tình trạng "thổi giá", đâu là giải pháp?

Tình trạng giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 có dấu hiệu "tăng ảo", bị "thổi giá" sẽ gây khó khăn cho người mua nhà ở thực và sự phục hồi của thị trường bất động sản. Dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, song theo giới chuyên gia "chưa mang lại hiệu quả". Xem thêm
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 3): Dẹp tình trạng "thổi giá", đâu là giải pháp? - 1

Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 2): Ai trục lợi từ giá chung cư tăng ảo?

Nhu cầu không cao nhưng giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 vẫn tăng cao, khoảng 33% chỉ trong 1 năm cho thấy "bàn tay" thao túng đằng sau. Ai trục lợi từ việc "thổi" giá chung cư tăng ảo nhằm hưởng lợi, có lẽ cũng không khó đoán. Có điều, nếu không giải quyết được vấn đề này, người dân khó có thể mua được nhà. Xem thêm
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 2): Ai trục lợi từ giá chung cư tăng ảo? - 1

Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 1): Liên tục tăng cao, lộ "bẫy" tâm lý của môi giới

Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 liên tục thiết lập mặt bằng mới, trong đó nhiều dự án sau 1 năm đã tăng hơn 30%. Các chuyên gia cho rằng, giá bán bình quân hiện nay không phản ánh được thực trạng chung của tất cả các dự án. Xem thêm
Giá chung cư ở Hà Nội năm 2024 (bài 1): Liên tục tăng cao, lộ "bẫy" tâm lý của môi giới - 1

Điều gì làm nên khác biệt giữa pháo hoa và trình diễn drone?

Cùng với sự phát triển của phương tiện bay không người lái, trình diễn drone đang trở thành một xu hướng mới, phát triển mạnh mẽ trong ngành giải trí và sự kiện toàn cầu. Nhiều người cho rằng, drone sẽ có thể thay thế và làm mất đi sức hấp dẫn của pháo hoa. Xem thêm
Điều gì làm nên khác biệt giữa pháo hoa và trình diễn drone? - 1

Góp vốn tạo “sóng” bất động sản, sập bẫy siêu lừa đất Cảng: Mọi người cẩn thận nhé

Hơn 40 người gửi đơn kêu cứu vì bị dính bẫy lừa đảo bằng chiêu trò hùn vốn để "tạo sóng" bất động sản với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Xem thêm
Góp vốn tạo “sóng” bất động sản, sập bẫy siêu lừa đất Cảng: Mọi người cẩn thận nhé - 1

Đầu tư bất động sản cho người mới bắt đầu: 4 kỹ năng của nhà đầu tư thành công

Bạn đang cân nhắc trở thành nhà đầu tư và doanh nhân bất động sản, bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về đầu tư bất động sản cho người mới. Xem thêm
Đầu tư bất động sản cho người mới bắt đầu: 4 kỹ năng của nhà đầu tư thành công  - 1

Nối sóng chung cư, giá đất nền có "nhân đôi, nhân ba"?

Không chỉ phân khúc chung cư tăng giá đột biến, thị trường đất nền ở Hà Nội cũng ghi nhận diễn biến đảo chiều. Xem thêm
Nối sóng chung cư, giá đất nền có "nhân đôi, nhân ba"? - 1

Có 2 căn nhà nhưng ôm khoản nợ 10 tỷ

Một năm nay, mỗi tháng tôi phải đóng ngân hàng, trả nợ ngoài, lãi mẹ đẻ lãi con, giờ nợ mỗi tháng 100 triệu đồng, tổng nợ 10 tỉ đồng. Xem thêm
Có 2 căn nhà nhưng ôm khoản nợ 10 tỷ - 1

Không ngại mua nhà tầng trệt chung cư, nhiều người biến sân vườn thành chốn "bồng lai tiên cảnh" để hưởng thụ cuộc sống

Nhiều người mua nhà chung cư thường có tâm lý “kỳ thị” tầng trệt, nhưng nếu căn hộ tầng trệt mà kèm theo khoảng sân vườn lại là chuyện khác hẳn. Xem thêm
Không ngại mua nhà tầng trệt chung cư, nhiều người biến sân vườn thành chốn "bồng lai tiên cảnh" để hưởng thụ cuộc sống - 1
Không ngại mua nhà tầng trệt chung cư, nhiều người biến sân vườn thành chốn "bồng lai tiên cảnh" để hưởng thụ cuộc sống - 2
Không ngại mua nhà tầng trệt chung cư, nhiều người biến sân vườn thành chốn "bồng lai tiên cảnh" để hưởng thụ cuộc sống - 3

Sun Ponte Residence: Lời chào từ biểu tượng sống mới bên sông Hàn

Ngày 13/4, tại Đà Nẵng, biểu tượng sống mới bên sông Hàn – tổ hợp Sun Ponte Residence đã có màn “chào sân” ấn tượng với chủ đề “Ciao Ponte: Cầu trên không - Sông ánh sáng”.  Sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức, với sự tham dự của hàng trăm khách hàng đến từ Đà Nẵng và nhiều địa phương. Xem thêm
Sun Ponte Residence: Lời chào từ biểu tượng sống mới bên sông Hàn - 1

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng... Xem thêm
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023? - 1

Chủ đầu tư 'treo' sổ hồng của khách hàng: Phạt 1 tỉ đồng, khó răn đe

Số tiền xử phạt 1 tỉ đồng không lớn đối với các chủ đầu tư nên không phải là giải pháp để khắc phục tình trạng nợ giấy hồng của dân, luật sư Nguyễn Đức Thịnh đánh giá. Xem thêm
Chủ đầu tư 'treo' sổ hồng của khách hàng: Phạt 1 tỉ đồng, khó răn đe - 1
Chủ đầu tư 'treo' sổ hồng của khách hàng: Phạt 1 tỉ đồng, khó răn đe - 2

Nhiều cảnh báo về cơn 'sốt' giá chung cư

Giá chung cư tại Hà Nội tăng không ngừng từ đầu năm đến nay khiến giấc mơ mua nhà của nhiều người ngày càng xa vời. Các chuyên gia cảnh báo cơn sốt chung cư lần này nếu không giải quyết sẽ dẫn đến nguy cơ “hỗn loạn” từ nay đến cuối năm. Xem thêm
Nhiều cảnh báo về cơn 'sốt' giá chung cư - 1

GÓC NHÌN VIỆT: TẠI SAO NHIỀU DỰ ÁN KHÔNG THỂ HÌNH THÀNH "KHU DÂN CƯ " TRONG NHIỀU NĂM

Thực trạng hiện nay chúng ta đều có thể nhìn thấy các khu vực bị gọi tên là "thành phố ma": có nhà nhưng không ai ở, xây phần thô xong hoang hoá, thậm chí đất nền cắt bạt ngàn vẫn đang hoang vu. Xem thêm
GÓC NHÌN VIỆT: TẠI SAO NHIỀU DỰ ÁN KHÔNG THỂ HÌNH THÀNH "KHU DÂN CƯ " TRONG NHIỀU NĂM - 1

Những người bạn đang chuẩn bị làm nhà, hãy lắng nghe 7 kinh nghiệm của tôi

Lưu ý, đây chỉ là ý kiến riêng được rút ra từ kinh nghiệm của tôi thôi ạ. Xem thêm
Những người bạn đang chuẩn bị làm nhà, hãy lắng nghe 7 kinh nghiệm của tôi - 1

Tầm view độc bản, chất Mỹ “triệu đô” chỉ có tại căn hộ The Beverly

Những căn hộ cuối cùng tại The Beverly (Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) đang “nóng” tại các sàn giao dịch, nhờ không gian sống đậm chất Mỹ cùng những đặc quyền sống không dành cho số đông, đặc biệt kể từ khi chủ đầu tư tung ra ưu đãi đột phá. Xem thêm
Tầm view độc bản, chất Mỹ “triệu đô” chỉ có tại căn hộ The Beverly - 1

Người giàu Việt 'bắt sóng' cuộc sống xa xỉ thầm lặng

Khi xu hướng tận hưởng một cuộc sống “quiet luxury” (sự xa xỉ thầm lặng) ngày càng thịnh hành, The Miyabi (thuộc Vinhomes Royal Island , Vũ Yên, Hải Phòng) trở thành nơi thu hút nhất của giới thượng lưu. Xem thêm
Người giàu Việt 'bắt sóng' cuộc sống xa xỉ thầm lặng - 1

Những trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ khi áp dụng Luật Đất đai 2024, người dân cầm nắm chắc trong tay

Theo Luật Đất đai mới được thông qua sẽ có 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xem thêm
Những trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ khi áp dụng Luật Đất đai 2024, người dân cầm nắm chắc trong tay  - 1

Phóng viên Hàn khẳng định Phú Quốc là điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Phóng viên Kim Ji-won của tờ báo chính thống lớn nhất Hàn Quốc – Chosun Ilbo, say đắm những trải nghiệm tại Phú Quốc, ca ngợi hòn đảo là điểm đến “thỏa mãn” cả 5 giác quan. Xem thêm
Phóng viên Hàn khẳng định Phú Quốc là điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á - 1

"MUA MỘT TẶNG MỘT, MUA NHÀ TẶNG VỢ": TUYỆT CHIÊU KHUYẾN MẠI THỜI KHỦNG HOẢNG NHÀ ĐẤT Ở TRUNG QUỐC

Thị trường bất động sản ở Trung Quốc ế ẩm khiến các chủ đầu tư áp dụng đủ các chiêu trò tiếp thị để thúc đẩy doanh số bán. Xem thêm
"MUA MỘT TẶNG MỘT, MUA NHÀ TẶNG VỢ": TUYỆT CHIÊU KHUYẾN MẠI THỜI KHỦNG HOẢNG NHÀ ĐẤT Ở TRUNG QUỐC - 1

Sun Property ra mắt “siêu phẩm” Sun Ponte Residence ven sông Hàn, Đà Nẵng

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) giới thiệu ra thị trường dự án Sun Ponte Residence tọa lạc trên quỹ đất hiếm hoi còn sót lại kề bên sông Hàn, Đà Nẵng. Đây là “siêu phẩm” tiếp theo góp phần viết tiếp hành trình kiến tạo phong cách sống mới hiện đại, hội nhập, đầy đủ tiện ích ngay trung tâm thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam. Xem thêm
Sun Property ra mắt “siêu phẩm” Sun Ponte Residence ven sông Hàn, Đà Nẵng - 1

Thông tin một số dự án bất động sản khu vực TP.HCM tháng 4/2024

Nhìn chung khá ít dự án mới, mới hoàn toàn thấy có Eaton Park. Các chủ đầu tư vẫn tập trung đẩy hàng còn lại bằng các chính sách ưu đãi mới. Người mua nhà vẫn có sự lựa chọn nhưng không nhiều. Số lượng giao dịch thực tế tăng lên khá rõ từ sau Tết. Xem thêm
Thông tin một số dự án bất động sản khu vực TP.HCM tháng 4/2024 - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết