Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả?

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả ?Chúng ta hay nói tới luật Nhân-Quả xuôi chiều theo cách: gieo nhân nào, gặt quả nấy; gieo gió, gặp bão; nhân nào, quả nấy .... ở góc nhìn ngược lại ta thấy khá thú vị, đó là: nếu ta coi sự vật, hiện tượng là một kết quả thì kết quả này đã được tạo nên bởi một/một số nguyên nhân nào đó và nó sẽ thay đổi nếu nguyên nhân tạo nên mất đi, biến đổi hoặc có nguyên nhân mới tác động vào.

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả? - 1

Lấy góc nhìn này để phân tích, dự báo thị trường BĐS sẽ thấy nhiều điều bổ ích và lý thú. Xin được giới thiệu với bạn đọc: Đó là, ta coi thực trạng thị trường bất động sản hiện nay là một kết quả và xem xét các nguyên nhân tạo nên kết quả này biến động ra sao, sẽ có tác nhân mới nào trong năm 2021 để dự báo được diễn biến của thị trường tới cuối năm nay và đầu năm 2022.

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là đại dịch covid và hậu hoạ của nó.

Bđs là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid, cụ thể: (1) Covid làm suy giảm sức mua của thị trường BĐS do nó tàn phá nhiều mặt KT-XH, tạo tâm lý phòng thủ, hạn chế đầu tư... . (2) Covid làm suy kiệt sức khoẻ của doanh nghiệp BĐS do sức mua suy giảm dẫn tới doanh nghiệp không bán được hàng, không có doanh thu ... kéo theo khó chứng minh dòng tiền để vay vốn ngân hàng...và (3) covid trực tiếp huỷ hoại một số mảng thị trường chính như: BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ cho thuê, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ.

Thực trạng tình hình dịch bệnh sẽ không thể sớm dứt điểm ít nhất là trong năm 2021, như vậy coi như nguyên nhân này không thay đổi.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là chủ trương và chính sách của nhà nước theo hướng thắt chặt dần và đưa thị trường BĐS vào quy củ.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản giai đoạn 2008-2012, Chính Phủ đã rút kinh nghiệm sâu sắc, nhất quán trong điều hành nền kinh tế theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ linh hoạt, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên SXKD,... kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực BĐS.

Chủ trương của Chính phủ được cụ thể hóa bằng các Chính sách tín dụng của NHNN: Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (NHNN) lộ trình khống chế giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn từ 40% đầu 2020 giảm còn 37% vào 30/9/21 tới 1/10/22 là 34% và từ 1/10/23 chỉ còn 30%; không hạ thấp điều kiện tín dụng; yêu cầu các TCTD phải kiểm soát chặt trẽ mức độ tập trung tín dụng vào BĐS; không cấp tín dụng cho hoạt động đầu cư hoặc triển khai các dự án tiềm ẩn rủi ro cao…vv đã làm cho tín dụng vào bất động sản được kiếm chế trong mấy năm vừa qua: năm 2018 là 26,76%; năm 2019 là 21,53% và giảm mạnh năm 2020 chỉ còn 9,97% thấp hơp nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 12,13%. Năm 2021, NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt trẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. (Nguồn: ông Nguyễn Tuấn Anh- Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN).

Trong khi các doanh nghiệp BĐS đối diện với nguồn vốn tín dụng thắt chặt dần thì Trái phiếu doanh nghiệp là cứu cánh, là cửa sinh cho nhiều dự án, doanh nghiệp địa ốc trong giai đoạn 2018-2020. Qui định “thông tiền, thoáng hậu” của nghị định 163/2018 không cần tài sản thế chấp, không cần thẩm định, không ai theo dõi tiền huy động đi đâu, về đâu.. nhiều doanh nghiệp đã vay bằng mọi giá ( lãi suất huy động lên tới 18%) và vay với số lượng gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu (có những doanh nghiệp gấp 50 thậm chí 100 lần) TPDN thực sự đã bùng nổ năm 2018 chiếm 9,01% GDP, 2019 tăng lên 11,26% GDP. Trước sự bùng phát tới mức khó kiểm soát và phớt lờ các cảnh báo của NHNN (NHNN cảnh báo tới 3 lần), Nghị định 81/2020 đã thu hẹp cửa phát hành TPDN, ấy vậy mà giá trị TPDN năm 2020 cũng đã kịp chiếm tới 15,01% GDP. Tuy nhiên, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 có hiệu lực ngay ngày hôm sau quy định điều kiện chào bán trái phiếu: Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có)- (khoản b, Điều 9)đã chấm dứt tình trạng phát hành TPDN để trả nợ đậy các món trái phiếu đến kỳ hoặc đảo nợ.

Rõ ràng là, việc kiểm soát dòng tiền vào thị trường BĐS đã được “lập trình” và chính nó là nguyên nhân chính, nguyên nhân cơ bản chặn đứng và xì hơi quả bóng BĐS đã hình thành và phát triển từ 2014-2018.

Sự thăng trầm của thị trường BĐS luôn gắn liền với dòng tiền, với sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ dòng tiền như trên thì nguyên nhân chính gây nên sự trầm lắng và xì hơi BĐS kéo từ năm 2019 tới nay không chỉ còn mà ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các bộ ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thuế…, Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước….đều đã, đang và sẽ tiếp tục ra quân thực hiện chủ trương chung rà soát, thắt chặt BĐS của Chính phủ bằng các hoạt động cụ thể: Chấm dứt hình thức Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); thanh tra, rà soát tính pháp lý các các dự án BĐS và dự án đối ứng; qui định các điều kiện dự án đủ điều kiện mởi bán; hay chỉ được chuyển giao cho chủ đầu tư khác sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính…vv sẽ ngày càng làm thị trường “bức bối hơn”.

Nhóm nguyên nhân thứ ba là về sức khoẻ của doanh nghiệp BĐS năm nay yếu hơn, kiệt quệ hơn năm 2020

Sau một năm ngủ đông hoặc cầm cự doanh nghiệp địa ốc nào còn sống đều sức cùng, lực kiệt do bị ảnh hưởng từ sự trầm lắng kéo dài của thị trường từ năm 2019, sang năm 2020 cộng thêm cú đấm bồi Covid. Năm 2020, tiền dữ trữ đã hết, hạn mức ngân hàng không còn trong khi các khoản nợ đến kỳ thanh toán hoặc sẽ tới đến kỳ, thanh khoản giảm mạnh, hàng tồn kho chất đống, chi phí tài chính cho dự án tăng theo thời gian .... càng làm cho sức khoẻ nhiều doanh nghiệp quyệt quệ;

Việc tạm hoãn, dãn nợ, khoanh nợ hay không nâng hạng nợ xấu... theo tinh thần của Thông tư 01/2020/TT-NHNN cũng không thể kéo dài mãi được; năm 2021 ngân hàng không được phép hạ chuẩn cho vay và NHNN liệt các dự án lớn thuộc các lĩnh vực BĐS du lịch, BĐS cao cấp được NHNN liệt vào diện BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ đạo các NHTM hạn chế cho vay các dự án loại này.

Doanh nghiệp BĐS, đặc biệt các doanh nghiệp vay tín dụng hoặc huy động TPDN lớn sẽ càng khốn đốn hơn do phải đối mặt với nguy cơ giải chấp tài sản thế chấp đối với các khoản vay quá hạn khi các ưu ái của Thông tư 01/2020/TT-NHNN rồi cũng đến lúc hết hiệu lực. Nghị định 153/2020/NĐ-CP chặn đứng việc phát hành TPDN để trả nợ đây, để đáo hạn...thời gian trung bình của TPDN BĐS là 3,8 năm, thời điểm nợ rộ việc phát hành TPDN là từ giữa 2018, như vậy từ nửa cuối năm 2021 trở ra sẽ là thời điểm nhiều gói TPDN đáo hạn, gây khó cho DN, và không loại trừ có làn sóng xù nợ, phủi tay, vỡ nợ trái phiếu.

Sức khoẻ yếu, thanh khoản thấp.. dẫn đến doanh thu không có, chi phí tài chính tăng dần theo thời gian, khó vay ngân hàng, phát hành trái phiếu bị chặn trong khi nợ đến hạn thúc ép... sẽ đẩy doanh nghiệp đến việc lựa chọn: bán dự án, giảm giá thoát hàng... hoặc phá sản

Nhóm nguyên nhân mới hỗ trợ thị trường gồm:

(1) Lãi suất huy động giảm tác động lên dòng tiền tiết kiệm có xu hướng chảy sang thị trường BĐS. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không còn là vấn đề mới, trong năm 2020 NHNN đã 3 lẩn giảm lãi suất điều hành kéo lãi suất tiết kiệm giảm. Dư địa giảm tiếp lãi suất huy động có nhưng không nhiều, và cũng chỉ giảm được ở các kỳ ngắn hạn, lãi suất kỳ dài hạn vẫn khá cao ở mức 6,5-7%, cá biệt lên tới 8,4% như Eximbank.

Hiện đã xuất hiện lực lượng FO BĐS rút tiền từ tiết kiệm để mua BĐS. Nhưng do mục đích là giữ giá trị tài sản là chính vì vậy FO thường không dùng đòn bảy tài chính và ít có hoạt động mua đi bán lại.... điều đó có nghĩa không xuất hiện “ hệ số nhân tiền” ở đây nên lực kéo của dòng tiền này là rất yếu.

(2) Đầu tư công tăng mạnh sẽ hỗ trợ thị trường BĐS. Đúng, chủ trương này của Chính phủ sẽ tác động mạnh tới thị trường BĐS nói chung, các khu vực có qui hoạch phát triển hạ tầng giao thông từ nguồn vốn đầu tư công như sân bay, đường cao tốc, cầu ... Nhưng người mua cần hết sức cảnh giác vì giá BĐS tại các khu vực có quy hoạch hạ tầng, giao thông, công trình công ích lớn... đều đã rất cao vì giá đó đã phản ảnh đủ thậm chí nhiều hơn sự tác động của công trình công ích... nên hay ngâm vốn lâu có khi tới cả chục năm giá mới lên cao bằng giá mua ( bài học đất ở tp mới Nhơn Trạch, Đồng Nai hay Quang Minh, Vĩnh phúc vẫn còn nguyên giá trị khi đọng vốn tới 20 năm)

Và (3) Kinh tế vĩ mô sẽ ổn định và cải thiện hơn, GDP dự kiến tăng gấp đôi so với năm 2020 ( từ 2,91% lên 6%) hy vọng sẽ là vậy cho dù mục tiêu GDP quốc hội đưa ra 6% cho năm 2021 là vô cùng thách thức. Phân tích động lực chính kéo GDP chủ yếu dựa vào đầu tư công, lĩnh vực dù có tính lan toả, nhưng cũng chỉ tác động trực tiếp tới một số thành phần nhất định, không trực tiếp giải quyết được nỗi lo cơm - áo- gạo - tiền của người dân... vậy nên tâm lý phòng thủ vẫn sẽ còn rất lớn, ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, đầu cơ.

Như vậy, lấy luật Nhân-Quả để nhận định ta thấy các nguyên nhân chính tạo nên “quả” thị trường hiện nay hầu hết vẫn còn thậm trí còn trầm trọng hơn. Năm 2021 đã và sẽ xuất hiện một số nguyên nhân hỗ trợ thị trường. Phân tích và đặt trọng số tác động của chúng tới thị trường cho phép ta nhận định:
Thị trường BĐS năm 2021 sẽ là năm khó khăn và chật vật hơn 2020; giá BĐS không những không tăng mà sẽ giảm, tuy nhiên sẽ không đồng loạt giảm sâu; Dự kiến, hoạt động M&A và giải chấp sẽ diễn ra mạnh hơn từ giữa năm trở ra; sẽ có một số dự án buộc phải giảm sâu tới 20-30% để thoát hàng, tạo dòng tiền tuy nhiên việc giảm giá sẽ không công khai mà được xử lý kỹ thuật tế nhị...Thị trường thuộc về người mua, nên hãy bình tĩnh mà “dĩ dật đãi lao” trong đầu tư BĐS năm nay.

0

Bình luận

Lưu ý khi “bỏ tiền” mua chung cư

Theo các chuyên gia, năm 2024 vẫn là giai đoạn vừa giằng co vừa thăm dò quan sát tình hình (cả thị trường bất động sản và những dấu hiệu chuyển biến của nền kinh tế). Với chung cư, nếu không đáp ứng tốt “nhu cầu sử dụng cuối” thì vẫn chưa có nhiều thanh khoản. Xem thêm
Lưu ý khi “bỏ tiền” mua chung cư - 1

CHIÊU BÀI BƠM THỔI ĐẾN MÙA LẠI LÊN!

Gần đây đất nền tại một số khu vực ở huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thường Tín... (Hà Nội) được môi giới quảng cáo giá liên tục tăng cao. Lý do là người có nhu cầu cũng như các nhà đầu tư không thể tìm mua được các căn hộ chung cư có mức giá phù hợp nên chuyển sang mua đất nền. Xem thêm
CHIÊU BÀI BƠM THỔI ĐẾN MÙA LẠI LÊN! - 1

Các bác nhiều kinh nghiệm cho mình hỏi:

Mình dự định mua 1 căn nhà,các năm trước(2020-2023) đều tính là đường tuyến 2, đóng thuế đất 12,000/m2, Xem thêm

Năm nay 2024, lại tính là đường tuyến 3,đóng thuế đất 9,000/m2.

Hỏi bác đi thu tiền thì chỉ nói là thu theo chỉ đạo của phường,và cũng không trình ra được bảng giá đất có đóng dấu đỏ của chi cục thuế.

Vậy căn nhà trên liệu có dính vào dự án, thay đổi quy hoạch hay chỉnh trang đô thị không ạh?

Cám ơn admin đã duyệt bài!

"Giá nhà tăng cao là do khái niệm nhà ở Việt Nam không chỉ để ở, mà còn là tài sản tích lũy để lại cho con cháu, mua để chờ tăng giá"

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức Tọa đàm triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học: "Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam". Xem thêm
"Giá nhà tăng cao là do khái niệm nhà ở Việt Nam không chỉ để ở, mà còn là tài sản tích lũy để lại cho con cháu, mua để chờ tăng giá" - 1

Kita Invest có khoản nợ gần 14 nghìn tỷ, "ẩn số" liên quan đến Sacombank?

CTCP Kita Invest có khoản nợ trái phiếu khá lớn, trong khi đó những liên quan đến ngân hàng Sacombank vẫn là ẩn số khi nhiều tài sản đang được thanh lý. Xem thêm
Kita Invest có khoản nợ gần 14 nghìn tỷ, "ẩn số" liên quan đến Sacombank? - 1

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn – “Viên kim cương” bất động sản thương cảng

Nổi bật giữa trung tâm thương cảng Vân Đồn, dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc đầy kiêu hãnh bên bờ vịnh Bái Tử Long. Dự án thừa hưởng mọi yếu tố thiên thời, địa lợi để trở thành điểm nhấn biểu tượng của thành phố mới Vân Đồn trong tương lai, là “viên kim cương” vô giá của bất động sản thương cảng Vân Đồn trên hành trình tìm lại lại ánh hào quang rực rỡ năm xưa. Xem thêm
Crystal Holidays Harbour Vân Đồn – “Viên kim cương” bất động sản thương cảng - 1

'Chân lạnh toát' khi chung cư cũ ngừng sốt

Giá chung cư cũ liên tục tăng nóng dù thị trường lạnh ngắt, nhưng nhiều người vẫn bất chấp sự vô lý, bất thường đó, mua vào rồi sụt hố. Xem thêm
'Chân lạnh toát' khi chung cư cũ ngừng sốt - 1

Thanh Hóa: “Bom tấn” đầu tư The Pathway chính thức được kích hoạt

Ngày 18/5, sự kiện giới thiệu dự án The Pathway thuộc đại đô thị Sun Grand Boulevard, thành phố Sầm Sơn với chủ đề “Huyết mạch phồn hoa” đã diễn ra trong không khí tưng bừng, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư đến từ xứ Thanh và các tỉnh miền Bắc. Xem thêm
Thanh Hóa: “Bom tấn” đầu tư The Pathway chính thức được kích hoạt - 1

Giới startup và cộng đồng quốc tế thấy cơ hội thành công ở Vinhomes Grand Park

Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) sở hữu vị trí đắc địa siêu kết nối, cùng với hơn 60.000 cư dân hiện hữu, đang là tâm điểm của du khách đến... Xem thêm
Giới startup và cộng đồng quốc tế thấy cơ hội thành công ở Vinhomes Grand Park - 1

DIFF và loạt show diễn của các nghệ sĩ huyền thoại thế giới khiến du lịch Đà Nẵng “nóng” lên từng ngày

DIFF cùng loạt lễ hội và show diễn đẳng cấp quốc tế diễn ra khắp mọi ngõ ngách của thành phố được cho là điều làm nên sức nóng của Đà Nẵng hè này. Đó cũng là lý do hãng hàng không Vietnam Airlines chọn thành phố sông Hàn để tăng cường 2.000 chuyến bay đêm Xem thêm
DIFF và loạt show diễn của các nghệ sĩ huyền thoại thế giới khiến du lịch Đà Nẵng “nóng” lên từng ngày - 1

Sắp có 2 thay đổi lớn về sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Sổ đỏ cách gọi thông thường dựa theo màu sắc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người dân hay dùng. Tại Luật Đất đai 2024 đã có nhiều sự thay đổi lớn, trong đó có những quy định liên quan đến sổ đỏ. Xem thêm
Sắp có 2 thay đổi lớn về sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024 - 1

Hà Nội thiếu hàng chục ngàn căn hộ, người dân “đỏ mắt” chờ dự án mới ra mắt

Theo các chuyên gia, từ nay đến 2025, Hà Nội dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 50.000 căn hộ, đây là lý do khiến các dự án chung cư mới trở nên sốt xình xịch ngay khi có thông tin ra mắt. Xem thêm
Hà Nội thiếu hàng chục ngàn căn hộ, người dân “đỏ mắt” chờ dự án mới ra mắt - 1

10 câu “thần chú” khi đi săn bất động sản: Muốn mua chuẩn cứ áp dụng

Trong bối cảnh rất nhiều nguồn hàng được bán ra, người mua, nhất là những người mới tham gia thị trường bất động sản rất dễ “mắc bẫy”. Lưu những chi tiết nhỏ trong việc tìm mua bất động sản là không “thừa”. Xem thêm
10 câu “thần chú” khi đi săn bất động sản: Muốn mua chuẩn cứ áp dụng - 1

Giá chung cư Hà Nội thiết lập giá mới sau ‘sốt nóng’

Sau cơn sốt chung cư với lượng giao dịch, mua bán và giá tăng đột biến, đến nay bất chấp lượng tìm mua giảm nhưng giá chung cư vẫn “neo” cao. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội thiết lập giá mới sau ‘sốt nóng’ - 1

Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế

Mỗi ngày, hàng chục người xếp hàng từ 2h trước văn phòng chủ đầu tư để nộp hồ sơ để mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn. Sau đó, họ lại tiếp tục xếp hàng từ 4h sáng để bốc thăm với tỷ lệ 1 chọi 9. Trong khi đó, Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long mở bán lần thứ 26 vẫn ế. Xem thêm
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế - 1

Vì đâu doanh thu và lợi nhuận quý 1 của Khang Điền giảm?

CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) báo cáo về doanh thu thuần chỉ thu về 334 tỷ trong quý đầu năm 2024, kết quả này đã giảm 21,5% so với cùng kỳ. Xem thêm
Vì đâu doanh thu và lợi nhuận quý 1 của Khang Điền giảm? - 1

Nhà Đầu Tư "Mắc Cạn" Vì Lướt Sóng Chung Cư Hà Nội

Đà tăng giá liên tiếp của chung cư trong 3 năm gần đây và đặc biệt các bước nhảy mạnh về giá thời điểm sau Tết Nguyên đán đã hình thành làn sóng lướt sóng chung cư. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn với các căn hộ. Xem thêm
Nhà Đầu Tư "Mắc Cạn" Vì Lướt Sóng Chung Cư Hà Nội - 1

Nhiều người tìm mua nhà trong ngõ Hà Nội tầm giá 3 tỉ đồng

Nhiều căn nhà trong ngõ có diện tích khoảng 30m2 tại TP Hà Nội gần đây đang được chủ nhà rao bán 3 tỉ đồng/căn trên các diễn đàn, mạng xã hội. Xem thêm
Nhiều người tìm mua nhà trong ngõ Hà Nội tầm giá 3 tỉ đồng - 1

Hơn nửa giới trẻ 22-29 tuổi tự tin có thể mua được nhà

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đến 60% người trẻ trong độ tuổi từ 22 đến 29 lại cảm thấy tự tin mua được nhà? Chắc hẳn đây là một câu chuyện khiến nhiều người tò mò. Hãy cùng khám phá bí mật đằng sau sự tự tin này và tìm hiểu xem liệu bạn có thể làm được điều tương tự hay không! Xem thêm
Hơn nửa giới trẻ 22-29 tuổi tự tin có thể mua được nhà - 1

"Ôm" khoản nợ gấp 27,54 lần vốn chủ sở hữu, chủ KĐT Trung Minh (Hòa Bình) tiếp tục huy động 900 tỷ đồng trái phiếu

Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Trung Minh ở mức 156,8 tỷ đồng, trong khi đó nợ phải trả lên tới gần 4.320 tỷ đồng. Xem thêm
"Ôm" khoản nợ gấp 27,54 lần vốn chủ sở hữu, chủ KĐT Trung Minh (Hòa Bình) tiếp tục huy động 900 tỷ đồng trái phiếu - 1

Điểm mặt 10 chung cư có tốc độ tăng giá mạnh nhất hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM

Giá rao bán chung cư Hà Nội tăng mạnh thời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa bằng TP.HCM khi có dự án rao bán tăng giá tới 46% so với hồi đầu năm nay. Xem thêm
Điểm mặt 10 chung cư có tốc độ tăng giá mạnh nhất hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM - 1

Quần thể BĐS đẳng cấp nhất ven sông Hàn Sun Symphony Residence chính thức lộ diện

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như “nốt SOL” trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng). Xem thêm
Quần thể BĐS đẳng cấp nhất ven sông Hàn Sun Symphony Residence chính thức lộ diện - 1

Vịnh Hạ Long và Sa Pa lọt Top 5 điểm đến hàng đầu thế giới của TripAdvisor

Mới đây, TripAdvisor vừa công bố những địa điểm du lịch thịnh hành nhất thế giới, trong đó Vịnh Hạ Long và Sa Pa là hai cái tên của Việt Nam nằm trong Top 5 danh giá. Xem thêm
Vịnh Hạ Long và Sa Pa lọt Top 5 điểm đến hàng đầu thế giới của TripAdvisor - 1

Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái

Được đánh giá là dự án được mong đợi nhất tại TP. Móng Cái, Vinhomes Golden Avenue mang tới cho cư dân tại đây những trải nghiệm lần đầu tiên với một đại đô thị all-in-one thịnh vượng, hội tụ những giá trị sống vượt trội cùng tiềm năng tăng giá không giới hạn. Xem thêm
Những trải nghiệm sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Móng Cái - 1

TỔNG HỢP 15 ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẤT ĐAI 2024

Luật Đất đai số 31/2024/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó, Luật Đất đai 2024 có gì mới? Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật Đất đai 2024. Xem thêm
TỔNG HỢP 15 ĐIỂM MỚI LUẬT ĐẤT ĐAI 2024  - 1

𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝟔𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐚𝐲 𝐦𝐮𝐚 𝐜𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̣̂ 𝐯𝐮̀𝐧𝐠 𝐯𝐞𝐧?

Theo tôi, nếu tìm được căn hộ mới, gói vay lãi suất thấp và thu nhập ổn định, việc vay vốn mua nhà là một lựa chọn phù hợp. Xem thêm
𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝟔𝟎 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐚𝐲 𝐦𝐮𝐚 𝐜𝐚̆𝐧 𝐡𝐨̣̂ 𝐯𝐮̀𝐧𝐠 𝐯𝐞𝐧?  - 1

Góc cần tư vấn: Có 3 tỷ muốn mua nhà

Mình đang có tầm 3tỷ, muốn mua 1 căn nhà đất khu Bình Thạnh/ Phú Nhuận/ Gò Vấp giá khoảng khoảng 5-6 tỷ (vay 2-3tỷ, có thể trả xong trong 2-3 năm), sửa lại đẹp chút để cho dân vp thuê giá 7-8tr/tháng x 2-3 phòng = 14-24tr/ tháng. Mục đích là giữ tài sản. Ko biết kế hoạch này có hợp lý dưới góc nhìn tài chính ko? Khi mua nhà phố cho thuê thì nên để ý những yếu tố nào? Xem thêm

Mình trước giờ trộm vía cũng có duyên buôn bán, bán gì cũng có khách mua, căn hộ cho thuê thì chưa bao giờ trống quá 1 tuần. Trước toàn mua chung cư cho thuê nhưng mua chung cư giá tăng ít quá, ngồi tính toán lại thấy ko lời bao nhiêu so với để tiền trong ngân hàng, so với bạn mình mua đất mua nhà phố toàn x2 x10, nên mình muốn thử nghiệm với nhà phố xem có ok hơn ko.

Cảm ơn mn!

Tiếp câu chuyện lương 5 triệu làm sao mua nhà 3 tỷ

Nếu bạn thấy chưa đủ tin cậy thì giờ tôi sẽ lấy 1 ví dụ thực tế hơn: Ở Sài Gòn, thu nhập 10 triệu/1 tháng thì mua nhà bằng cách nào? Xem thêm

- Hoàn toàn có thể nếu bạn biết cách!

Sau đây, tôi sẽ bày cho bạn cách tiết kiệm để mua căn hộ trong 5 năm:

Mỗi tháng, bạn chia thu nhập ra thành 4 phần:

* Ăn uống: 3 triệu

* Xăng xe, đi chơi, tiệc các loại: 3 triệu

* Tiền nhà: 2 triệu

* Tiết kiệm: 2 triệu.

Như vậy, mỗi tháng bạn để dành được 2 triệu. Một năm 24 triệu, 2 năm 48 triệu, 3 năm 72 triệu, 4 năm 96 triệu.

Gửi ngân hàng lấy lãi thì bạn được thêm vài triệu nữa. Thôi thì cứ làm tròn 100 triệu cho chẵn nhé!

Với 100 triệu đó, đến năm thứ 5, bạn xin thêm bố mẹ 3 tỉ nữa là đủ mua 1 Căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ.

Chúc các bạn thành công!

- sưu tầm

Tiếp câu chuyện lương 5 triệu làm sao mua nhà 3 tỷ - 1

‘Sốt’ giá chung cư Hà Nội: Tăng nhanh và giảm cũng nhanh

Trao đổi tại talkshow "Hạ nhiệt "sốt" giá chung cư" của báo Tiền Phong, các chuyên gia bày tỏ sự choáng váng về tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội sau Tết. Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhận định rằng sự tăng giá vừa qua giống như cơn giông mùa hè, tăng nhanh và đi cũng nhanh. Xem thêm

Nguồn: Tiền Phong

‘Sốt’ giá chung cư Hà Nội: Tăng nhanh và giảm cũng nhanh - 1

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở từ tỉnh Phú Yên ra Hà Nội, báo lỗ gần 120 tỷ đồng trong năm 2023, nợ phải trả gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Xem thêm
Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết